Điểm lại các thương vụ mua bán sáp nhập gần đây của Thái Lan tại Việt Nam, đa số các thương vụ lớn là mua lại từ các thương hiệu của nước ngoài, việc mua lại một số thương hiệu Việt chủ yếu trong ngành rượu bia và nước giải khát, bán lẻ và nhựa. Ví dụ như sau:
1. Năm 2016, Central Group mua lại chuỗi siêu thị BigC từ Tập đoàn Casino của Pháp với giá 1,05 tỷ USD. Thời gian đầu mới tiếp quản, hàng của Thái đưa vào siêu thị khá nhiều, nhưng hiện nay thì hàng Thái ít hẳn và hàng Việt trở lại tràn ngập các giá kệ của chuỗi siêu thị này. Đợt trước còn mua được Nestcafe sản xuất tại Thái, nhưng giờ tìm mà không thấy, toàn cà phê Việt.
2. TCC Group mua chuỗi siêu thị Metro năm 2016 từ tập đoàn Metro của Đức với giá 0,9 tỷ USD và đổi tên thành MM Mega Market. Thi thoảng ghé thăm vẫn toàn hàng Việt, ít thấy có hàng Thái. Phong cách phục vụ kém hơn thời còn của Đức, ít khách hơn.
3. Năm 2017, ThaiBev mua lại 53,9% cổ phần của Sabeco. Tuy nhiên sau đó, việc cấm rượu bia khi tham gia giao thông ảnh hưởng đáng kể đến tiêu thụ và doanh số của mặt hàng này, các đồ uống khác chưa thể bù đắp lại. Dù vẫn có lãi nhưng sẽ ít hơn trước kia. Ngoài ra, chưa phải là mua đứt bán đoạn, vẫn có cổ phần tương đối của phía Việt Nam.
4. Năm 2017, Siam City Cement mua lại Holcim Việt Nam từ tập đoàn Lafarge Holcim của Thụy Sĩ và Pháp, đổi tên thành Insee. Thương hiệu xi măng Sao Mai và Holcim trước kia từng quen thuộc với người Việt, khi đổi sang thương hiệu mới lại phải tạo dựng thương hiệu từ đầu.
4. SCG mua lại 70% cổ phần của nhựa Duy Tân, một đơn vị sản xuất bao bì PP, PE.
5. Năm 2018, sau khi nhà nước thoái vốn, SCG mua lại 44,9% cổ phần của nhựa Bình Minh. Tuy nhiên, hoạt động điều hành vẫn do phía Việt Nam kiểm soát. SCG lo đảm bảo nguồn nguyên liệu hạt nhựa, hưởng cổ tức từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh.
6. Gần đây, năm 2024 triển khai thương vụ M&A với Home Credit, thuộc tập đoàn PPF của CH Séc. Cũng là một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
7. Còn một số vụ khác với các doanh nghiệp Việt nhỏ ít tên tuổi như nhựa Ngọc Nghĩa, bao bì Biên Hòa, chuỗi siêu thị nông thôn Thái An...
Như vậy, chủ yếu việc thâu tóm, mua đứt bán đoạn lớn của các tập đoàn Thái vẫn là mua từ các tập đoàn nước ngoài. Còn đối với một số doanh nghiệp Việt nêu trên chủ yếu là hình thức mua lại một phần cổ phần để cùng hợp tác kinh doanh, trừ một số doanh nghiệp ít tên tuổi và thương hiệu cũng xoàng xoàng nêu ở mục 7.