Kẻ thù của kẻ thù thì mình có thể làm bạn và ủng hộ. Mong các cụ cũng nghĩ vậy.
Giả sử Mỹ sụp đổ thì điều gì sẽ xảy ra ở Biển Đông, chắc các cụ cũng có thể đoán.
Biển Đông không có ý nghĩa gì hết trong tranh chấp nước lớn, ít nhất là không có ý nghĩa quyết định
Nếu các cụ muốn xem 1 nợi mà cạnh tranh nước lớn kinh khủng nhất, các cụ phải nhìn vào Trung Á và xa hơn là khối lục địa Á Âu.
2013, Bình nêu ra vành đai con đường, mục tiêu là kết nối hạ tầng đường bộ cho Trung Á, nối đường từ Trung Á đến Châu Âu. Thời điểm này Nga vẫn còn khá tốt với phương Tây và đang e dè TQ, vành đai con đường chẳng có nhiều ý nghĩa vì không qua Nga thì không nối vào Châu Âu được.
Hiện nay, con đường này đã hoàn thành, tàu hỏa chở hàng chạy đều đặn từ TQ sang Âu năm sau cao hơn năm trước.
2014 Maidan Ukraine nổ ra, ai cũng hiểu là từ nay Nga sẽ không bao giờ quan hệ tốt đẹp hay thậm chí bình thường với phương Tây được nữa. Gần như ngay sau đó, Nga ngả sang TQ. Từ nay, mạn Bắc của TQ ổn định, TQ có nguồn cung dồi dào nguyên liệu thô lẫn nguyên liệu chiến lược (dầu - khí) từ Nga. Vành đai con đường sẽ thành công.
Vành đai con đường là một lá bài rất đắt của TQ, vì Mỹ không thể cạnh tranh. Mỹ, một cường quốc đại dương nếu tham gia xây hạ tầng đường bộ Trung Á thì người hường lợi luôn là TQ. Tránh chỗ địch mạnh, đánh chỗ địch yếu.
Obama và nước Mỹ nhận thấy ngay điều đó, họ còn Afganistan, họ có thể phá chiến lược của TQ tại Trung Á. Để làm điều đó, họ có 2 chọn lựa: Pakistan hoặc Iran.
Họ không muốn chọn Pakistan vì làm thế sẽ đẩy Ấn về TQ và Nga, họ phải chọn Ấn. Ngay tức thì, Obama đồng ý hòa đàm Iran và Ấn Độ can dự vào Afganistan - Trung Á. Pakistan cực kỳ căm phẫn vì bị phản bội. Ấn xây cảng Chabahar tại Iran cạnh tranh với Gwadar của TQ tại Pakistan. Obama sau đó ký hòa đàm Iran, ổn định Afganistan và manh nha phá Tân Cương.
Ấn bắt đầu dùng Afgan kẹp Pak - kẻ thù không đội trời chung -
Hết thời kỳ Obama
Trump lên, anh này ghét Obama, anh phá thỏa thuận Iran. Cũng trong thời kỳ này, nhờ CPEC, Pakistan được TQ xây rất nhiều nhà máy điện và cơ sở hạ tầng, Pak mạnh dần lên, không còn thiếu điện nữa, giao thông thuận lợi. Chính sách phá Pak ko ngừng lại, Pak vào danh sách cảnh báo FATF. Điều này càng khiến Pak căm Mỹ và Ấn.
Khi Trump phá thỏa thuận Iran, Ấn mất toàn bộ công sức đầu tư vào Iran và Afgan, cảng Chabahar coi như dẹo. Pakistan mạnh đến mức bắn rụng 3 máy bay của Ấn, vỗ thẳng mặt Ấn Độ. Pakistan bây giờ xây đến thủy điện, đảm bảo an ninh lâu dài cho nước họ. Pakistan cũng đồng ý dùng nhân dân tệ trong thanh toán.
Vành đai con đường của TQ tại Trung Á và Pakistan thành công.
Chiến lược từ thời Obama tại Trung Á thất bại, Ấn Độ thất bại -bị phản bội-.
Đến đây, Mỹ chỉ còn cách bày trò dân chủ Tân Cương, thứ không 1 nước hồi giáo nào hưởng ứng.
So với Trung Á, trò chơi tại biển Đông không là gì cả.
Trump phá nát hết rồi.