Các cụ quá nhầm. Thằng lều báo lại tay nhanh hơn não. GV phổ thông ngoài lương theo bảng lương của NĐ 204 ra chỉ có thêm 30% phụ cấp đứng lớp (kiểu bù giá ngày xưa- và không được đóng bảo hiểm phần này) và phụ cấp thâm niên ngành (chỉ áp dụng với những GV có từ 5 năm hưởng lương chính thức trở lên-không tính thời gian tập sự) không có một khoản nào khác như công tác phí, tiền ăn ca, phí điện thoại,.....mà các ngành khác thường được hưởng (mỗi GV tháng nào trong năm cũng bị trừ ít nhất một khoản ủng hộ-và thường là bắt buộc phải nộp). Các cụ có biết công chức, viên chức thuộc cơ quan công quyền ngoài lương ra họ được hưởng phụ cấp bao nhiêu % không (cao hơn pc của GV) và họ còn được hỗ trợ các khoản chi phí khác và có thưởng vào các dịp lễ Tết (GV chưa bao giờ có khoản này, các cụ nghe lều báo nói GV thưởng Tết này nọ không phải là từ ngân sách đâu mà là từ nguồn phúc lợi). Đấy là chưa nói đến công, viên chức của tổ chức đảng, tổ chức chính trị xã hội khác họ còn được hưởng thêm phụ cấp đặc thù,...(riêng GV các trường chính trị được huởng phụ cấp đứng lớp là 45%).
Em vào đọc không có ý định comet nhưng thấy các cụ phiến diện quá nên có vài ý kiến. Theo tìm hiểu của em nhiều nghề bây giờ cũng chỉ lương cọc và không có thêm khoản nào như các cụ nói là tiền ăn ca, phí điện thoại cả. Em lấy ví dụ như cán bộ nhân viên ở bộ nông nghiệp ngày làm 8 tiếng ( chuẩn vì quẹt vân tay) nhưng lương chỉ 4-5 triệu ( cộng cả làm thêm giờ), đây là đứa em em sau 6 năm làm ở bộ nông nghiệp mà ban quản lý dự án hẳn hoi không chịu được nhiệt đã xin nghỉ ra học thêm bằng gv đi làm giáo viên mầm non và lương bây giờ dc 7-8 triệu/ dù mới thử việc. Nghề thứ 2 là nghề báo, bạn em gần 20% ra trường dù yêu nghề và làm gần 10 năm đã phải chia tay với nghề giờ đứa thì bán hàng trên mạng, đứa mở hàng quần áo thời trang, đứa bán hàng ăn... Nhưng vẫn sống tốt hơn nghề báo vì nghề báo nếu được ký hợp đồng không thời hạn thì lương khoảng 5-6 triệu cộng với 1-2 triệu nhuận bút thì cao nhất cũng khoảng 8-10 triệu. Nhưng để có 1-2 triệu nhuận bút đó pv phải viết tầm 4-5 triệu nb tương đuơng 15-20 tin, bài/ tháng. Để có 1 bài bài báo họ phải đi lấy thông tin chứ không chỉ ngồi 1 chỗ và phải ngồi thức đêm để viết, nếu viết sai thông tin họ không những bị trừ nb bài viết đó mà còn bị kiểm điểm , phê bình lên xuống, còn gv đúng sai như thế nào các cụ đều biết. Chưa kể nghề pv còn là nghề nguy hiểm đến tính mạng và nhiều pv bị hành hung, bị tai nạn mà ra đi vĩnh viễn. Hay pv là nghề phải đối mặt với pháp luật liên tiếp, trừ những pv ăn bẩn thì còn có trường hợp pv bị kiện vì những cái không đáng có như vụ pv về tận quảng NInh để gặp gỡ người khiếu kiện để lấy thông tin viết bài , nhưng sau đó bị chính ng khiếu kiện kiện lại vì đưa ảnh họ lên báo mà chưa xin phép(!), như vậy có thể nói công sức lao động so với giao viên chắc chắn là cao hơn. Còn với trường hợp chỉ là hợp đồng ngắn hạn thì lương chỉ 1,2 - 3 triệu / tháng mà không được đóng bảo hiểm như báo pl và một số báo khác, làm 7-8 năm nhưng chỉ được ký hd ngắn hạn và muốn đóng bảo hiểm thì tự bỏ tiền túi ra nhờ cơ quan đóng hộ. Thế nhưng một bài báo viết ra dù hay dở đều bị nhiều ng ( như các cụ of miệt thị thằng lều báo). Nỗi khổ này có pv nào dám nói ra?
Ngoài ra theo tìm hiểu của em, lương giáo viên thấp nhưng thu nhập không thấp, trừ các trường ở nông thôn, miền núi ra còn như ở hà nội và các thành phố lớn thì ngoài tiền ngân sách được cấp ra, hiệu trưởng và ban lãnh đạo còn có những khoản thu thêm mà phụ huynh không hề biết. Cụ thể, tiền trích % khoảng 15-20% từ các nguồn thu sau: tiền đồng phục, tiền ăn, tiền học thêm, tiền học liên kết ngoại ngữ. Ví dụ tiên f liên kết ngoại ngữ 1 trường khoảng 1500 học sinh, mỗi học sinh 200 / tháng x 20% thì số tiền này không nhỏ, tuy nhiên các khoản này có được chia đều hay chỉ vào túi một số cá nhân thì em vẫn đang tìm hiểu, nhưng hiệu trưởng các trường đều khẳng định các khoản trích lại này gv cả trường đều nắm được. Chính vì thế các cụ đừng so lương giáo viên thấp. Hãy có cái nhìn khách quan hơn.