Muốn phân loại rác được như các nước tiên tiến thì cần phải có quyết tâm thực hiện của lãnh đạo và toàn dân, cần có nguồn lực ( kinh phí, hạ tầng, nhân lực thực hiện...) và các chế tài pháp lý xử lý song song với ý thức người dân. Yêu cầu như sau. Mỗi khu dân cư 30-50K dân phải có một khu vực tập kết, phân loại và thu gom rác các loại (ngoại trừ rác thải sinh hoạt và rác giấy) trong vòng bán kính 1-3 km để người dân đem rác đến bỏ theo giờ cụ thể. Mỗi 10-15 căn hộ có một thùng rác giấy / nilon khoảng 1-2 m3 đặt gần đường để xe gom chuyên dụng mang đi mỗi 3-5 ngày , Mỗi 3-5 hộ gia đình có một thùng rác thải sinh hoạt chung 120 lít , thu gom theo lịch mỗi 2-3 ngày. Rác thải sinh hoạt sau khi thu gom sẽ được đem đến nhà máy nhiệt điện đốt trực tiếp không đưa về nơi tập kết trung gian. Các loại chai nhựa /thủy tinh phải là loại tái sử dụng (80% tất cả chai/ lọ trên thị trường) (tính phí lúc mua và lúc mang trả 2-3K VNĐ mỗi chai/ lọ ) và người tiêu dùng có thể đem trả ở máy hoặc các siêu thị / cửa hàng tiện ích. Điều kiện cần (xe chuyên dụng thu gom rác cùng nhân công) và điều kiện đủ ( hạ tầng đường đủ rộng, có chỗ để thùng rác gần đường tiện xe chuyên dụng thu gom), thiếu một trong hai đều không thể làm được. Việt Nam mình thì em thấy ở các thành phố và tỉnh lớn thiếu đặc biệt điều kiện đủ hoặc cả hai điều kiện cần và đủ đều thiếu, nên việc thu gom và phân loại rác hiện tại không thể thực hiện.
Em may mắn được đi lại, làm việc và sống ở nơi mà việc phân loại rác là bắt buộc và họ đã phát triển đến mức rất cao. Việc đầu tiên mỗi gia đình chuyển đến nơi ở mới đều nhận được 1 tờ thông tin về cách thức phân loại rác, ứng dụng phải tải về để biết khi nào, loại rác nào sẽ được thu gom.