- Biển số
- OF-158415
- Ngày cấp bằng
- 27/9/12
- Số km
- 1,435
- Động cơ
- 364,840 Mã lực
Xin phép MIN, MOD cho phép được đưa bài từ bên VNexpress sang đây.
Đi Tây thì nhiều cụ được đi rồi. Cũng thấy các xứ văn minh nó đi kiểu gì rồi. Mời các cụ vào đóng góp ý kiến, cũng như học được phần nào đó về cách tham gia giao thông.
link đây:http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/tu-van/2013/02/phan-lan-theo-phuong-tien-nhu-viet-nam-la-qua-co-hu/
Chúng ta phân làn theo phương tiện rồi bịt ngã tư mới chỉ là bề nổi chứ không giải quyết vấn đề gốc rễ "ý thức của người lái".
Tôi không đồng tình với bác Tâm ở bài viết "Còn lâu Việt Nam mới phân làn xe được như Tây". Tôi luôn tâm đắc câu "người ta chỉ thực sự thay đổi khi suy nghĩ thay đổi". Khi ai đó nghĩ không thể (làm được) thì họ chắc chắn sẽ không thể thay đổi.
Nói rộng ra, rất nhiều giải pháp khắc phục tình trạng giao thông của chúng ta hiện nay (bỏ đèn đỏ bịt ngã tư, phân làn theo phương tiện) đều xử lý bể nổi của vấn đề, không giải quyết triệt để gốc rễ. Ngoài lý do nhãn tiền là dân số cơ học của HN, TP HCM quá cao gây quá tải cho đường xá thì lý do thứ hai ai cũng dễ thấy là ý thức của người tham gia giao thông.
Tại sao nước ngoài làm được mà Việt Nam không làm được? Không thể nói Việt Nam nghèo nên trí tuệ cũng nghèo được.
Còn với những lý lẽ bác Tâm đưa ra là không thuyết phục. Bác cho rằng đặc thù giao thông không thể áp dụng phân làn theo tốc độ là không đúng. Tôi tin chắc là làm được, nhưng cần thời gian, có thể mất cả chục năm, quan trọng phải giải quyết được cái gốc rễ: Nâng cao kiến thức (hiểu biết) và ý thức của từng cá nhân tham gia giao thông, cả ôtô và xe máy.
Tôi đã từng có thời gian sống và công tác ở châu Âu, trong thời gian đó tôi cũng để ý xem giao thông của họ khác gì so với chúng ta và tại sao ở Anh mỗi năm chỉ... vài nghìn vụ tai nạn giao thông (trong đó bao gồm cả những vụ va quệt nhỏ), con số cực kỳ lý tưởng nếu so với chúng ta, mỗi năm mất cỡ một sư đoàn vì tai nạn.
Ở đó cũng đào đường, cũng đường ngang cùng cấp chứ không phải ở đâu cũng có cầu vượt, đường cũng hẹp và không rộng như Mỹ. Điều bất ngờ là họ chạy rất rất nhanh, kể cả khi qua những nơi có đường ngang giao nhau đồng cấp.
Lúc đầu tôi không quen nên cảm thấy sợ, nhưng sau này mới thấy người dân họ đã được giáo dục về giao thông từ mẫu giáo. Từ một đứa trẻ 5 tuổi cho đến ông già 90, dù khi đi bộ, xe đạp hay lái ôtô đều tuân thủ tuyệt đối luật và các quy tắc nhường đường.
Tôi đi làm hàng ngày và thấy tuyệt đối 100% xe ở đường nhánh nhường xe đường chính. Và xe đường chính không bao giờ giảm tốc độ khi qua các ngã tư đó (không có đèn đỏ đâu, họ hay dùng vòng xuyến theo quy tắc xe trong vòng xuyến ưu tiên cao nhất). Họ tin vào ý thức của các xe đường nhánh.
Còn xe ở đường nhánh, bò ra đến mép đường, quan sát trái phải, khi thấy có xe cách đó thậm chí 200 m cũng không qua. Có lần tôi thấy họ chờ cả một đoàn xe dài một cách cực kỳ kiên nhẫn, không mớm ra ngoài, không còi không lẩm bẩm. Ai cũng như ai tuân thủ tuyệt đối. Nhưng ngay sau khi có lượt đi là lại phóng như ma đuổi.
Tôi cũng không tin rằng người dần ở "văn minh" hơn ta đâu, cùng là con người cả, ai sinh ra cũng không thể "tự nhiên" mà có ý thức. Tất cả đều do giáo dục và hệ thống luật pháp mà nên. Tại sao ư? Vì họ sống trong cái nền "văn minh" đó từ bé tới lớn, nhìn và học theo. Ở đó khi tai nạn xảy ra thì xe sai luật đền bù xe đi đúng luật, dù xe sai luật bị thiệt mạng hoặc hư hại nặng nề. Không những phạt tiền rất nặng, mà thậm chí là ngồi tù và tước bằng vĩnh viễn nếu lỗi nghiêm trọng. Không có ngoại lệ, không xe lớn đền xe bé, không có chuyện con ông cháu cha.
Vậy nên chẳng có đứa trẻ nào chạy qua đường mà không quan sát, không có chuyện cứ lao ra từ đường nhánh và "bọn nó sẽ phải phanh" (ở Việt Nam xe máy chạy từ đường nhánh bó vỉa ôm cua tốc độ cao nhập vào đường chính như cơm bữa, cực kỳ thiếu hiểu biết).
Để kết thúc bài viết tôi kể thêm hình ảnh rất ấn tượng trong mắt tôi: khi đi vào đường cao tốc họ đi trên làn phù hợp với tốc độ của mình, nhưng thường xuyên không đi trên làn ngoài cùng sát dải phân cách cứng. Họ chỉ đi vào đó khi vượt, vượt xong tự động chuyển về làn thứ 2 dù đằng sau không có xe nào xin vượt. Vậy nên ít khi họ cần xin vượt nhau vì các xe khác đều chạy ổn định ở vận tốc mong muốn ở làn trong rồi. Nói ngắn gọn là quy tắc "Keep left clear".
Và nếu ai đi thang máy cuốn ở các sân bay quốc tế, bạn sẽ thấy họ lên thang sẽ đứng sang bên phải (Pháp) hoặc trái (Anh) để những ai vội có thể đi bộ "vượt" bạn. Sự văn minh ngấm vào những đứa trẻ từ bé khi chúng theo bố mẹ đi siêu thị, và lớn lên ta sẽ thấy cách chúng đi làn thứ 2 trên đường cao tốc.
Vẫn hy vọng vào một thế hệ trẻ của Việt Nam, những người có trí tuệ và dám nghĩ dám làm. Không có gì là không thể, khi thế giới đã có thể.
Trích nguyên văn.Các cụ để ý những chỗ đánh dấu đỏ. Cái này e cũng chứng kiến là chuẩn.
Đi Tây thì nhiều cụ được đi rồi. Cũng thấy các xứ văn minh nó đi kiểu gì rồi. Mời các cụ vào đóng góp ý kiến, cũng như học được phần nào đó về cách tham gia giao thông.
link đây:http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/tu-van/2013/02/phan-lan-theo-phuong-tien-nhu-viet-nam-la-qua-co-hu/
Chúng ta phân làn theo phương tiện rồi bịt ngã tư mới chỉ là bề nổi chứ không giải quyết vấn đề gốc rễ "ý thức của người lái".
Tôi không đồng tình với bác Tâm ở bài viết "Còn lâu Việt Nam mới phân làn xe được như Tây". Tôi luôn tâm đắc câu "người ta chỉ thực sự thay đổi khi suy nghĩ thay đổi". Khi ai đó nghĩ không thể (làm được) thì họ chắc chắn sẽ không thể thay đổi.
Nói rộng ra, rất nhiều giải pháp khắc phục tình trạng giao thông của chúng ta hiện nay (bỏ đèn đỏ bịt ngã tư, phân làn theo phương tiện) đều xử lý bể nổi của vấn đề, không giải quyết triệt để gốc rễ. Ngoài lý do nhãn tiền là dân số cơ học của HN, TP HCM quá cao gây quá tải cho đường xá thì lý do thứ hai ai cũng dễ thấy là ý thức của người tham gia giao thông.
Tại sao nước ngoài làm được mà Việt Nam không làm được? Không thể nói Việt Nam nghèo nên trí tuệ cũng nghèo được.
Còn với những lý lẽ bác Tâm đưa ra là không thuyết phục. Bác cho rằng đặc thù giao thông không thể áp dụng phân làn theo tốc độ là không đúng. Tôi tin chắc là làm được, nhưng cần thời gian, có thể mất cả chục năm, quan trọng phải giải quyết được cái gốc rễ: Nâng cao kiến thức (hiểu biết) và ý thức của từng cá nhân tham gia giao thông, cả ôtô và xe máy.
Tôi đã từng có thời gian sống và công tác ở châu Âu, trong thời gian đó tôi cũng để ý xem giao thông của họ khác gì so với chúng ta và tại sao ở Anh mỗi năm chỉ... vài nghìn vụ tai nạn giao thông (trong đó bao gồm cả những vụ va quệt nhỏ), con số cực kỳ lý tưởng nếu so với chúng ta, mỗi năm mất cỡ một sư đoàn vì tai nạn.
Ở đó cũng đào đường, cũng đường ngang cùng cấp chứ không phải ở đâu cũng có cầu vượt, đường cũng hẹp và không rộng như Mỹ. Điều bất ngờ là họ chạy rất rất nhanh, kể cả khi qua những nơi có đường ngang giao nhau đồng cấp.
Lúc đầu tôi không quen nên cảm thấy sợ, nhưng sau này mới thấy người dân họ đã được giáo dục về giao thông từ mẫu giáo. Từ một đứa trẻ 5 tuổi cho đến ông già 90, dù khi đi bộ, xe đạp hay lái ôtô đều tuân thủ tuyệt đối luật và các quy tắc nhường đường.
Tôi đi làm hàng ngày và thấy tuyệt đối 100% xe ở đường nhánh nhường xe đường chính. Và xe đường chính không bao giờ giảm tốc độ khi qua các ngã tư đó (không có đèn đỏ đâu, họ hay dùng vòng xuyến theo quy tắc xe trong vòng xuyến ưu tiên cao nhất). Họ tin vào ý thức của các xe đường nhánh.
Còn xe ở đường nhánh, bò ra đến mép đường, quan sát trái phải, khi thấy có xe cách đó thậm chí 200 m cũng không qua. Có lần tôi thấy họ chờ cả một đoàn xe dài một cách cực kỳ kiên nhẫn, không mớm ra ngoài, không còi không lẩm bẩm. Ai cũng như ai tuân thủ tuyệt đối. Nhưng ngay sau khi có lượt đi là lại phóng như ma đuổi.
Tôi cũng không tin rằng người dần ở "văn minh" hơn ta đâu, cùng là con người cả, ai sinh ra cũng không thể "tự nhiên" mà có ý thức. Tất cả đều do giáo dục và hệ thống luật pháp mà nên. Tại sao ư? Vì họ sống trong cái nền "văn minh" đó từ bé tới lớn, nhìn và học theo. Ở đó khi tai nạn xảy ra thì xe sai luật đền bù xe đi đúng luật, dù xe sai luật bị thiệt mạng hoặc hư hại nặng nề. Không những phạt tiền rất nặng, mà thậm chí là ngồi tù và tước bằng vĩnh viễn nếu lỗi nghiêm trọng. Không có ngoại lệ, không xe lớn đền xe bé, không có chuyện con ông cháu cha.
Vậy nên chẳng có đứa trẻ nào chạy qua đường mà không quan sát, không có chuyện cứ lao ra từ đường nhánh và "bọn nó sẽ phải phanh" (ở Việt Nam xe máy chạy từ đường nhánh bó vỉa ôm cua tốc độ cao nhập vào đường chính như cơm bữa, cực kỳ thiếu hiểu biết).
Để kết thúc bài viết tôi kể thêm hình ảnh rất ấn tượng trong mắt tôi: khi đi vào đường cao tốc họ đi trên làn phù hợp với tốc độ của mình, nhưng thường xuyên không đi trên làn ngoài cùng sát dải phân cách cứng. Họ chỉ đi vào đó khi vượt, vượt xong tự động chuyển về làn thứ 2 dù đằng sau không có xe nào xin vượt. Vậy nên ít khi họ cần xin vượt nhau vì các xe khác đều chạy ổn định ở vận tốc mong muốn ở làn trong rồi. Nói ngắn gọn là quy tắc "Keep left clear".
Và nếu ai đi thang máy cuốn ở các sân bay quốc tế, bạn sẽ thấy họ lên thang sẽ đứng sang bên phải (Pháp) hoặc trái (Anh) để những ai vội có thể đi bộ "vượt" bạn. Sự văn minh ngấm vào những đứa trẻ từ bé khi chúng theo bố mẹ đi siêu thị, và lớn lên ta sẽ thấy cách chúng đi làn thứ 2 trên đường cao tốc.
Vẫn hy vọng vào một thế hệ trẻ của Việt Nam, những người có trí tuệ và dám nghĩ dám làm. Không có gì là không thể, khi thế giới đã có thể.
Trích nguyên văn.Các cụ để ý những chỗ đánh dấu đỏ. Cái này e cũng chứng kiến là chuẩn.
Chỉnh sửa cuối: