[Thảo luận] Phân làn ở Hà Nội - Thuốc không đúng bệnh, liệu có làm bệnh nặng thêm?

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Việc tách ô tô - xe máy đi theo luồng riêng (Tạm gọi là phân làn) có rất nhiều bất cập, mặc dù mục đích có thể là tốt. Điều này chắc không cần bàn thêm nữa.
Tôi muốn bàn đến một khía cạnh khác, đó là mục tiêu làm giảm ùn tắc liệu có đạt được, ngay cả khi người dân tuân thủ mấy cái biển phân làn do Sở GTVT Hà Nội bịa ra? Tôi có một số ý kiến sau:
1. Nguyên nhân gây ra ùn tắc: Nguyên nhân chính gây ra ùn tắc là do ý thức giao thông của người dân quá kém, luôn tranh cướp đường của nhau, vượt đèn đỏ, tự cản trở nhau di chuyển, làm giảm tốc độ giao thông chung, giảm dần đến mức không di chuyển được nữa thì gây ra tắc đường.
2. Vị trí thường xảy ra ùn tắc: Vị trí thường xảy ra ùn tắc là các ngã ba, ngã tư (Giao lộ):
- Tại các giao lộ không có đèn giao thông, hiện tượng tranh cướp đường của nhau mặc sức diễn ra, đến lúc mà mật độ giao thông tăng cao sẽ xảy ra tắc đường.
- Tại các giao lộ có đèn giao thông, rất nhiều người cố tình vượt đèn đỏ, rất nhiều người khác cố tình đi khi đèn của luồng mình chưa xanh. Tắc đường tất yếu sẽ xảy ra.
- Xe đi thẳng dừng đèn đỏ trên phần đường của xe rẽ trái. Xe rẽ trái dừng đợi đèn xanh trên phần đường của xe rẽ phải...tất yếu sẽ xảy ra tắc đường.
- Lượng xe lớn đổ về giao lộ, không giải tỏa kịp gây ra tắc đường.
3. Khoảng đường giữa 2 giao lộ là nơi ít có khả năng gây ra tắc đường nhất (Trừ trường hợp có tai nạn chiếm mất một phần đường). Xe cộ lưu thông trên đoạn đường giữa hai giao lộ có thể phải di chuyển chậm nếu lưu lượng lớn, chứ khó có thể xảy ra ùn tắc ở giữa đoạn đường cách xa các giao lộ.

Liên quan đến ý 2 và 3, tôi có nhận xét sau:
- Sở GTVT Hà Nội mới chỉ đưa ra được giải pháp (Tách ô tô - xe máy) liên quan đến "khúc giữa", là nơi khó có khả năng xảy ra tắc đường nhất.
- Tại vị trí dễ xảy ra ùn tắc nhất thì chưa có giải pháp. Hơn thế nữa, giải pháp tách phương tiện ở "Khúc giữa" có thể làm gia tăng số lượng phương tiện phải trộn vào nhau ở trước giao lộ, trong một không gian hạn chế hơn trước (Trước đó, các phương tiện có thể chuyển làn để rẽ trái, rẽ phải từ xa). Điều này có thể làm cho ùn tắc thêm trầm trọng.

* Theo tôi, trước mắt cần phải tổ chức giao thông thật tốt tại các giao lộ, phạt thật nghiêm hiện tượng vượt đèn đỏ và đứng sai làn (Rẽ trái, rẽ phải, đi thẳng) tại các giao lộ, bố trí các luồng và thời gian chờ đợi hợp lý tùy theo lưu lượng giao thông, tùy theo giờ trong ngày...
* Một giải pháp nữa cũng rất hiệu quả, nhưng có thể mất thời gian, đó là cầu vượt loại nhẹ, có thể dễ dàng tháo lắp, như ý kiến của Thủ tướng Dũng đã đưa ra mới đây.
 

starlv

Xe buýt
Biển số
OF-95460
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
913
Động cơ
409,660 Mã lực
Nơi ở
hà đông- hà nội
em thấy trên đường phân làn h nó để cái chắn ở đầu = nhựa chắc để người đâm vào hok bị thương nặng
 

vietran

Xe ba gác
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
24,635
Động cơ
723,036 Mã lực
Thử nghiệm tốn mớ tiền ở Đại Cồ việt Trần khát chân rồi còn cố đâm đầu làm
Đúng là ngu dốt + tự tin
 

November Man

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-51388
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
2,076
Động cơ
474,086 Mã lực
Nơi ở
NƠI NÀO CÓ EM
Website
www.chelseafc.com.vn
Phân là theo hướng rẽ là hợp lý nhất.

Phân làn theo phương tiện chỉ nên áp dụng khi trên đoạn đường đó có một phương tiện chiếm đa số, hoặc chiếm ưu thế khi vận hành.

Ví dụ: ở quốc lộ, phải phân làn cho xe máy vì ô tô chạy quá nhiều, quá nhanh. Nếu có va chạm thì hậu quả vô cùng thảm khốc. (em nói quốc lộ đúng nghĩa High way, không phải là đường 5 đâu ạ :P

Ở Hà Nội, có thể xe máy chiếm đa số, nhưng do đường quá bé, nên thành ra không gian của xe máy và ô tô là gần như nhau. Chưa kể là các nút giao cắt liên tục xuất hiện. Như thế thì xung đột liên tục diễn ra.

Phân làn theo hướng rẽ vào thời điểm hiện tại có những ưu - nhược điểm sau đây:

- Vì xung đột giữa ô tô - xe máy, xe cá nhân - xe công cộng không thể giải quyết được bằng phân làn theo phương tiện, nên ta cho sự hỗn độn đó vào cùng một hướng di chuyển. Như thế tạm thời triệt tiêu xung đột.

Ví dụ: Làn trái chỉ là xe rẽ trái và đi thẳng. Tương tự với làn phải. Như vậy thì khi đèn xanh cho làn trái, cả 4 hướng của ngã tư đều không có xung đột. Với làn phải cũng như thế. Như vậy đèn đỏ - xanh chỉ cần 2 nhịp là điều tiết được ngã tư. Thay vì 3-4 thậm chí 5 nhịp cho các phía như hiện nay.

- Nếu phân làn theo phương tiện như hiện nay, xe ô tô (trong cùng bên trái) mà muốn táp vào lề phải thì rất khó khăn. Xe máy (bên phải) muốn sang bên trái cũng vậy. Điều này sẽ giảm đáng kể, thậm chí giảm hoàn toàn nếu phân làn theo hướng đi.

Cháu có chút ý kiến. Mời các cụ phê và bình ạ.
 

Speeder

Xe tăng
Biển số
OF-21013
Ngày cấp bằng
10/9/08
Số km
1,641
Động cơ
514,819 Mã lực
Nơi ở
Em quanh đây thôi, cần gì bác alo cho em nhá!
Website
www.tbcnsv.com
Lỗi là do anh Ý con bà Thức cụ ợ.:(
Hai mẹ con nhà ý cơ bản là tốt, nhưng từ khi ông bố nó về, cái ông VÔ đấy. Về một phát là hỏng luôn ráo [-(Vô Ý cũng chết , mà Vô Thức cũng dở!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

convoi

Xe buýt
Biển số
OF-17346
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
668
Động cơ
514,020 Mã lực
Nhất trí với cụ chủ
Một số cột-dải phân làn cưỡng bức vô lý, phản tác dụng đã phải dỡ bỏ rồi. Ví dụ: chân cầu vượt đường Giải Phóng, chiều Bạch Mai đi Giáp Bat; hoặc đầu phố Huế gần Đại Cồ Việt-Trần Khát Chân (đã có ảnh người đi xe đâm phải).
 

thangktvta

Xe tăng
Biển số
OF-42628
Ngày cấp bằng
7/8/09
Số km
1,276
Động cơ
478,080 Mã lực
Em xin nói thẳng là phân làn kiểu vậy rất...ngu và coi thường mạng sống của người đi đường. Nếu các cụ để ý thì khi đi qua giao lộ, ngã rẽ...thì có 1 đoạn k có vạch vôi phản quang --> Buổi tối đi k để ý nhìn xa + lo tránh đường, lo tránh oto + Tầm nhìn hạn chế...--> Rất dễ đâm phải. Ông nào ở bên GTVT HN nói là: "phân làn cứng nên cắm biển đầu đường là đúng", nhưng chỉ cứng được có 1 đoạn rồi hết cứng, chuyển sang vạch nét đứt --> Vạch đứt theo luật là được dẫm lên --> Mâu thuẫn.
Và em nghĩ là chẳng có cái nước nào tiến bộ trên thế giới mà cắm cái biển ở giữa đường như Việt Nam cả, đường thì đã nhỏ rồi lại 2 làn xe lại phải mất thêm 1 khoảng diện tích để tránh cái cọc.
Em quan sát thì thấy rằng nếu oto và xe máy đi trên 1 đường thẳng thì gần như k bao giờ tắc đường, chỉ gây khó chịu và nguy hiểm khi va chạm thôi, còn tắc đường chỉ xảy ra khi đến ngã rẽ, giao lộ, khi đó xe máy toàn lấn làn sang làn oto, sang làn ngược chiều --> Chiếm chiều xe ngược lại --> Tắc đường.
Rút cục thì chỉ cần phân làn ở đoạn cuối trước khi vào giao lộ, sẵn sàng tạm giữ phương tiện khi đi/đứng sai lài ở đó là 1 năm sau Hà nội hết tắc đường.
 

Full House

Xe hơi
Biển số
OF-85744
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
150
Động cơ
410,900 Mã lực
Thực ra ý thức thì cả ông lái ô tô và xe máy đều tương đương như nhau cả. Tuy nhiên, tôi thấy thường là xe máy đi lộn xộn, hay chen lấn, len lỏi và gây nên ùn tắc. Còn Ô tô thì ko làm thế được bởi cồng kềnh hơn. Bởi vậy ông Thăng cũng có lý khi muốn hạn chế xe máy và dần dần cấm hẳn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-111154
Ngày cấp bằng
31/8/11
Số km
284
Động cơ
392,680 Mã lực
Website
www.facebook
Em thấy phân làn oài dân tình vẫn lao ầm ầm lẫn lộn 2 làn mờ. Đã ko có tác dụng gì thì chớ lại còn dễ gây thêm tai nạn :(
 

niceshot

Xe container
Biển số
OF-91552
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
7,722
Động cơ
-61,464 Mã lực
Chắc phải phân làn như anh đầu trọc làm thì mới được các cụ hí!?
 

funyfull

Xe hơi
Biển số
OF-104805
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
118
Động cơ
397,080 Mã lực
2. Vị trí thường xảy ra ùn tắc: Vị trí thường xảy ra ùn tắc là các ngã ba, ngã tư (Giao lộ):
3. Khoảng đường giữa 2 giao lộ là nơi ít có khả năng gây ra tắc đường nhất (Trừ trường hợp có tai nạn chiếm mất một phần đường). Xe cộ lưu thông trên đoạn đường giữa hai giao lộ có thể phải di chuyển chậm nếu lưu lượng lớn, chứ khó có thể xảy ra ùn tắc ở giữa đoạn đường cách xa các giao lộ.

Liên quan đến ý 2 và 3, tôi có nhận xét sau:
- Sở GTVT Hà Nội mới chỉ đưa ra được giải pháp (Tách ô tô - xe máy) liên quan đến "khúc giữa", là nơi khó có khả năng xảy ra tắc đường nhất.
- Tại vị trí dễ xảy ra ùn tắc nhất thì chưa có giải pháp. Hơn thế nữa, giải pháp tách phương tiện ở "Khúc giữa" có thể làm gia tăng số lượng phương tiện phải trộn vào nhau ở trước giao lộ, trong một không gian hạn chế hơn trước (Trước đó, các phương tiện có thể chuyển làn để rẽ trái, rẽ phải từ xa). Điều này có thể làm cho ùn tắc thêm trầm trọng.

Phân làn chỉ đuổ 2B khỏi làn 4B trong chốc lát, đằng nào cũng "chộn làn'' tại giao lộ. Vậy thì tốn kém cho "phân" làm gì nhỉ?
 

albertnguyen

Xe đạp
Biển số
OF-73995
Ngày cấp bằng
27/9/10
Số km
19
Động cơ
423,990 Mã lực
Em cũng nghĩ tách ra thì sẽ chẳng bớt được ùn tắc. Diện tích thì đã thiếu, xe máy "len lỏi" giữa ô tô chính là hình thức tận dụng triệt để diện tích mặt đường, giống như là bỏ sỏi vào đầy xô rồi, tưởng không thêm được nữa nhưng mà đổ thêm cát vào thì vẫn được (Đây là nói tách làn đi cùng chiều chứ không phải lấn làn đối đầu nhau). Nhược điểm của việc tận dụng này là mất an toàn, dễ va quệt, nguy hiểm cho người đi xe máy. Giờ nếu tách ra thì em công nhận là giúp lưu thông an toàn hơn chứ nói là giảm ùn tắc thì khi chưa tận mắt thấy em chưa tin được.
 
Chỉnh sửa cuối:

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
12,591
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Phân là theo hướng rẽ là hợp lý nhất.

Phân làn theo phương tiện chỉ nên áp dụng khi trên đoạn đường đó có một phương tiện chiếm đa số, hoặc chiếm ưu thế khi vận hành.

Ví dụ: ở quốc lộ, phải phân làn cho xe máy vì ô tô chạy quá nhiều, quá nhanh. Nếu có va chạm thì hậu quả vô cùng thảm khốc. (em nói quốc lộ đúng nghĩa High way, không phải là đường 5 đâu ạ :P

Ở Hà Nội, có thể xe máy chiếm đa số, nhưng do đường quá bé, nên thành ra không gian của xe máy và ô tô là gần như nhau. Chưa kể là các nút giao cắt liên tục xuất hiện. Như thế thì xung đột liên tục diễn ra.

Phân làn theo hướng rẽ vào thời điểm hiện tại có những ưu - nhược điểm sau đây:

- Vì xung đột giữa ô tô - xe máy, xe cá nhân - xe công cộng không thể giải quyết được bằng phân làn theo phương tiện, nên ta cho sự hỗn độn đó vào cùng một hướng di chuyển. Như thế tạm thời triệt tiêu xung đột.

Ví dụ: Làn trái chỉ là xe rẽ trái và đi thẳng. Tương tự với làn phải. Như vậy thì khi đèn xanh cho làn trái, cả 4 hướng của ngã tư đều không có xung đột. Với làn phải cũng như thế. Như vậy đèn đỏ - xanh chỉ cần 2 nhịp là điều tiết được ngã tư. Thay vì 3-4 thậm chí 5 nhịp cho các phía như hiện nay.

- Nếu phân làn theo phương tiện như hiện nay, xe ô tô (trong cùng bên trái) mà muốn táp vào lề phải thì rất khó khăn. Xe máy (bên phải) muốn sang bên trái cũng vậy. Điều này sẽ giảm đáng kể, thậm chí giảm hoàn toàn nếu phân làn theo hướng đi.

Cháu có chút ý kiến. Mời các cụ phê và bình ạ.
Phân làn theo hướng rẽ rất văn mình nhưng ý thức dân mình như con cù cẹc ( xlỗi em chửi bậy vì rất điên tiết mấy vụ lấn làn này) đi thẳng cứ chen vào làn rẽ trái hay rẽ phải ko cho xe đúng là dịch chuyển, xe rẽ trái hay phải lại chen vào làn đi thẳng... Không thể tưởng tượng được ý thức con người mà éo bằng con nhợn
 

AwakeTài khoản đã xác minh

Thành viên sáng lập
Biển số
OF-5
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
2,491
Động cơ
605,879 Mã lực
Nơi ở
cách TTHNQG 1km, TL, HN
Website
facebook.com
Phân là theo hướng rẽ là hợp lý nhất.
Em nhất trí với cụ. Em cũng đã nêu ý kiến như vậy 1 lần trong 1 thớt khác, thuỳ link đây ạ
http://www.otofun.net/threads/282673-phan-lan-o-to-xe-may-cua-so-gtvt-ha-noi-chinh-sach-ngu-dan/page2

Em đã viết như sau:
Do đặc thù VN nên mới có sự phân biệt đối xử giữa ô tô và xe máy trên đường. Ở nước ngoài thì ô tô và xe máy đều có quyền sử dụng đường sá như nhau. Việc phân làn chỉ thực hiện vì 2 lý do chính: hoặc là phân làn theo tốc độ, hoặc là phân làn theo hướng xe chạy.

Ở HN, nếu tách làn ô tô riêng, xe máy riêng sẽ dẫn đến xung đột chủ yếu về hướng xe chạy nên các ngã 3 ngã 4 loạn hơn lúc chưa phân làn, và điều này nhiều cụ đã chỉ ra và phân tích rồi. Bên cạnh đó, giả định là việc tách làn sẽ thành công, ô tô đi riêng, xe máy đi riêng, thì sẽ có 1 vấn đề là xung đột về tốc độ. Trong trường hợp này sẽ có những lái xe do khả năng lái xe hoặc vì lý do khác phải đi chậm sẽ làm chậm cả dòng xe phía sau (nhất là đối với làn ô tô), gây ra sự kém hiệu quả lưu thông nói chung của dòng xe.

Với điều kiên phố xá HN như hiện nay, em thấy là ko thể - chứ ko phải "ko nên" - tách làn ô tô >< xe máy. Tốt nhất là chỉ phân làn theo hướng xe chạy. VD với Phố Huế và Bà Triệu có thể phân thành 3 làn: 1 làn rẽ trái - 1 làn đi thẳng ở giữa - 1 làn rẽ phải, làn đi thẳng sẽ duy trì được tốc độ cao hơn 1 chút so với các làn khác.
 

Mờ 9

Xe hơi
Biển số
OF-81045
Ngày cấp bằng
24/12/10
Số km
104
Động cơ
416,020 Mã lực
Cho dù việc phân làn ở Hà Nội- Thuốc đúng bệnh, có nghĩa là một cách phân làn nào đó đúng 100% thì vẫn không chữa được bệnh tắc đường ở Hà Nội. Chỉ chữa được khi dân có ý thức, dân thấy việc đi đúng làn là cần thiết. Cách phân làn hiện tại chưa biết đúng sai, hoặc cứ cho là sai, nhưng dân có đi đúng làn léo đâu mà cứ kêu sai to thế, bản thân mình còn sai cơ mà. Nếu đi đúng làn đường mà vẫn tắc thì hãy kêu.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Cho dù việc phân làn ở Hà Nội- Thuốc đúng bệnh, có nghĩa là một cách phân làn nào đó đúng 100% thì vẫn không chữa được bệnh tắc đường ở Hà Nội. Chỉ chữa được khi dân có ý thức, dân thấy việc đi đúng làn là cần thiết. Cách phân làn hiện tại chưa biết đúng sai, hoặc cứ cho là sai, nhưng dân có đi đúng làn léo đâu mà cứ kêu sai to thế, bản thân mình còn sai cơ mà. Nếu đi đúng làn đường mà vẫn tắc thì hãy kêu.
Bệnh tắc đường ở Hà Nội hoàn toàn có thể chữa được, nếu đúng thuốc. Lượng xe máy và ô tô ở Hà Nội không phải quá lớn. Nếu bác đã đi ra nước ngoài thì sẽ thấy hạ tầng giao thông của Hà Nội cũng không quá kém. Vậy tắc đường do đâu? Tôi cho rằng Sở GTVT Hà Nội không xác định được nguyên nhân nên mới đưa ra biện pháp xử lý ở vị trí khó xảy ra tắc đường nhất (Đoạn đường nằm giữa hai giao lộ).
Theo tôi, Hà Nội chỉ cần giải quyết thật tốt phương án giao thông tại các giao lộ là hết tắc đường:
- Nghiên cứu, bố trí các luồng rẽ trái, rẽ phải và đi thẳng kết hợp với đèn riêng biệt tại các giao lộ thật hợp lý.
- Xử lý thật nghiêm xe đi (Nói đúng hơn là dừng đợi đèn đỏ) sai làn tại các giao lộ.
- Xứ lý thật nghiêm hiện tượng vượt đèn đỏ, chèn vạch tại các giao lộ.
- Xây dựng các cầu vượt nhẹ tại các giao lộ có mật độ giao thông lớn.
...
 

Thd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31747
Ngày cấp bằng
19/3/09
Số km
3,015
Động cơ
509,345 Mã lực
Không phạt thì làm sao nó có hiệu quả,
Ý thức là cái quá xa lạ đối với người Việt
 

ô tô

Xe đạp
Biển số
OF-7903
Ngày cấp bằng
10/8/07
Số km
35
Động cơ
538,550 Mã lực
Lỗi là do anh Ý con bà Thức cụ ợ.:(
Lỗi này phải để anh Chế con nhà bà Tài xử cụ ạ. Tuy nhiên có anh Chế con nhà bà Tài nhưng anh ấy cứ đứng cười cười ngô nghê chả làm gì. Em vẫn giữ quan điểm phải thêm cho anh ấy cái máy ảnh, máy camera để phạt nguội, hoặc thêm cho anh ý quả loa ( như bọn Jica làm hồi ở chùa Bộc) rồi người nọ bảo kẻ kia , anh Ý Thức Kém sẽ nghiêm chỉnh ngay. Các cụ đi qua đường Đại Cồ Việt vào buổi chiều thấy các anh Chế một là đứng cười ngô nghê, hai là quay đi, ba là nhìn ra hướng khác rất chi là hài. Phân làn nhưng làm rất nửa vời, như đùa, mỗi đoạn ngắn tý lại để cái cột + anh Chế áo xanh lúc có lúc không...
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Tuần Việt Nam:


Phân làn giao thông: Tầm "thường", trí "đoản"?

...Liệu những người quản lý giao thông nói chung và của TP Hà Nội nói riêng đã thực sự có đủ tầm và trí? Hay là vẫn quanh quẩn với lối suy nghĩ tiểu nông, ngắn ngủn như chính cái đoạn phân làn ấy? Và quan trọng hơn là họ đã thực sự quan tâm đến lợi ích của người dân hay chưa?

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-10-21-phan-lan-giao-thong-tam-thuong-tri-doan-
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top