- Biển số
- OF-14406
- Ngày cấp bằng
- 31/3/08
- Số km
- 5,023
- Động cơ
- 566,260 Mã lực
Việc tách ô tô - xe máy đi theo luồng riêng (Tạm gọi là phân làn) có rất nhiều bất cập, mặc dù mục đích có thể là tốt. Điều này chắc không cần bàn thêm nữa.
Tôi muốn bàn đến một khía cạnh khác, đó là mục tiêu làm giảm ùn tắc liệu có đạt được, ngay cả khi người dân tuân thủ mấy cái biển phân làn do Sở GTVT Hà Nội bịa ra? Tôi có một số ý kiến sau:
1. Nguyên nhân gây ra ùn tắc: Nguyên nhân chính gây ra ùn tắc là do ý thức giao thông của người dân quá kém, luôn tranh cướp đường của nhau, vượt đèn đỏ, tự cản trở nhau di chuyển, làm giảm tốc độ giao thông chung, giảm dần đến mức không di chuyển được nữa thì gây ra tắc đường.
2. Vị trí thường xảy ra ùn tắc: Vị trí thường xảy ra ùn tắc là các ngã ba, ngã tư (Giao lộ):
- Tại các giao lộ không có đèn giao thông, hiện tượng tranh cướp đường của nhau mặc sức diễn ra, đến lúc mà mật độ giao thông tăng cao sẽ xảy ra tắc đường.
- Tại các giao lộ có đèn giao thông, rất nhiều người cố tình vượt đèn đỏ, rất nhiều người khác cố tình đi khi đèn của luồng mình chưa xanh. Tắc đường tất yếu sẽ xảy ra.
- Xe đi thẳng dừng đèn đỏ trên phần đường của xe rẽ trái. Xe rẽ trái dừng đợi đèn xanh trên phần đường của xe rẽ phải...tất yếu sẽ xảy ra tắc đường.
- Lượng xe lớn đổ về giao lộ, không giải tỏa kịp gây ra tắc đường.
3. Khoảng đường giữa 2 giao lộ là nơi ít có khả năng gây ra tắc đường nhất (Trừ trường hợp có tai nạn chiếm mất một phần đường). Xe cộ lưu thông trên đoạn đường giữa hai giao lộ có thể phải di chuyển chậm nếu lưu lượng lớn, chứ khó có thể xảy ra ùn tắc ở giữa đoạn đường cách xa các giao lộ.
Liên quan đến ý 2 và 3, tôi có nhận xét sau:
- Sở GTVT Hà Nội mới chỉ đưa ra được giải pháp (Tách ô tô - xe máy) liên quan đến "khúc giữa", là nơi khó có khả năng xảy ra tắc đường nhất.
- Tại vị trí dễ xảy ra ùn tắc nhất thì chưa có giải pháp. Hơn thế nữa, giải pháp tách phương tiện ở "Khúc giữa" có thể làm gia tăng số lượng phương tiện phải trộn vào nhau ở trước giao lộ, trong một không gian hạn chế hơn trước (Trước đó, các phương tiện có thể chuyển làn để rẽ trái, rẽ phải từ xa). Điều này có thể làm cho ùn tắc thêm trầm trọng.
* Theo tôi, trước mắt cần phải tổ chức giao thông thật tốt tại các giao lộ, phạt thật nghiêm hiện tượng vượt đèn đỏ và đứng sai làn (Rẽ trái, rẽ phải, đi thẳng) tại các giao lộ, bố trí các luồng và thời gian chờ đợi hợp lý tùy theo lưu lượng giao thông, tùy theo giờ trong ngày...
* Một giải pháp nữa cũng rất hiệu quả, nhưng có thể mất thời gian, đó là cầu vượt loại nhẹ, có thể dễ dàng tháo lắp, như ý kiến của Thủ tướng Dũng đã đưa ra mới đây.
Tôi muốn bàn đến một khía cạnh khác, đó là mục tiêu làm giảm ùn tắc liệu có đạt được, ngay cả khi người dân tuân thủ mấy cái biển phân làn do Sở GTVT Hà Nội bịa ra? Tôi có một số ý kiến sau:
1. Nguyên nhân gây ra ùn tắc: Nguyên nhân chính gây ra ùn tắc là do ý thức giao thông của người dân quá kém, luôn tranh cướp đường của nhau, vượt đèn đỏ, tự cản trở nhau di chuyển, làm giảm tốc độ giao thông chung, giảm dần đến mức không di chuyển được nữa thì gây ra tắc đường.
2. Vị trí thường xảy ra ùn tắc: Vị trí thường xảy ra ùn tắc là các ngã ba, ngã tư (Giao lộ):
- Tại các giao lộ không có đèn giao thông, hiện tượng tranh cướp đường của nhau mặc sức diễn ra, đến lúc mà mật độ giao thông tăng cao sẽ xảy ra tắc đường.
- Tại các giao lộ có đèn giao thông, rất nhiều người cố tình vượt đèn đỏ, rất nhiều người khác cố tình đi khi đèn của luồng mình chưa xanh. Tắc đường tất yếu sẽ xảy ra.
- Xe đi thẳng dừng đèn đỏ trên phần đường của xe rẽ trái. Xe rẽ trái dừng đợi đèn xanh trên phần đường của xe rẽ phải...tất yếu sẽ xảy ra tắc đường.
- Lượng xe lớn đổ về giao lộ, không giải tỏa kịp gây ra tắc đường.
3. Khoảng đường giữa 2 giao lộ là nơi ít có khả năng gây ra tắc đường nhất (Trừ trường hợp có tai nạn chiếm mất một phần đường). Xe cộ lưu thông trên đoạn đường giữa hai giao lộ có thể phải di chuyển chậm nếu lưu lượng lớn, chứ khó có thể xảy ra ùn tắc ở giữa đoạn đường cách xa các giao lộ.
Liên quan đến ý 2 và 3, tôi có nhận xét sau:
- Sở GTVT Hà Nội mới chỉ đưa ra được giải pháp (Tách ô tô - xe máy) liên quan đến "khúc giữa", là nơi khó có khả năng xảy ra tắc đường nhất.
- Tại vị trí dễ xảy ra ùn tắc nhất thì chưa có giải pháp. Hơn thế nữa, giải pháp tách phương tiện ở "Khúc giữa" có thể làm gia tăng số lượng phương tiện phải trộn vào nhau ở trước giao lộ, trong một không gian hạn chế hơn trước (Trước đó, các phương tiện có thể chuyển làn để rẽ trái, rẽ phải từ xa). Điều này có thể làm cho ùn tắc thêm trầm trọng.
* Theo tôi, trước mắt cần phải tổ chức giao thông thật tốt tại các giao lộ, phạt thật nghiêm hiện tượng vượt đèn đỏ và đứng sai làn (Rẽ trái, rẽ phải, đi thẳng) tại các giao lộ, bố trí các luồng và thời gian chờ đợi hợp lý tùy theo lưu lượng giao thông, tùy theo giờ trong ngày...
* Một giải pháp nữa cũng rất hiệu quả, nhưng có thể mất thời gian, đó là cầu vượt loại nhẹ, có thể dễ dàng tháo lắp, như ý kiến của Thủ tướng Dũng đã đưa ra mới đây.