- Biển số
- OF-603
- Ngày cấp bằng
- 3/7/06
- Số km
- 108
- Động cơ
- 579,680 Mã lực
Tiếp theo loạt bài liên quan đã được đăng trên Vnexpress,
em xin phép được bày tỏ ý kiến của mình ở đây và rất mong nhận được sự đồng cảm của nhiều anh em!
Thà mua xe nhập khẩu và nộp thuế cho Chính phủ còn hơn làm giàu cho Liên doanh
Những thông tin của tác giả bài viết trên đã cung cấp một phần thông tin về thực tế lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của các Liên doanh sản xuất ô tô đã rõ ràng. Đại diện của họ là VAMA đã và đang lợi dụng các chính sách thuế của Việt nam để làm giàu cho bản thân họ và những cá nhân liên quan mà không đếm xỉa gì đến quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam. Một trong những chiêu thức kinh điển các Liên doanh nước ngoài vẫn hay dùng là chiến thuật chuyển giá, chuyển lợi nhuận về chính quốc (nơi sản xuất ra các linh kiện chính). Với cách này họ lợi dụng ưu đãi thuế suất nhập khẩu linh kiện thấp mà nâng khống chi phí linh kiện đầu vào nhằm giảm thiểu lợi nhuận thực tế để Liên doanh tại Việt Nam có thể nộp thuế thu nhập ít đi. Cũng bằng chiêu thức này các Liên doanh sản xuất ô tô trong nước đồng thời đạt “một mũi tên trúng nhiều đích” bằng cách: không phải đầu tư nhà máy, thiết bị công nghệ tiên tiến đắt tiền mà vẫn tối đa được lợi nhuận chính hãng, giảm thiểu thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ở nước sở tại, đồng thời vẫn có lý do để tăng giá bán sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng mà không bị áp lực nào từ phía các Cơ quan chủ quản của nhà nước.
Hậu quả thế nào thì đã rõ: sau hơn chục năm Chính phủ mở cửa kích thích nền sản xuất ô tô trong nước, thì mọi thứ vẫn chỉ dừng lại ở công nghệ “mỏ hàn và tuốc lơ vít” với thành tích giải quyết việc làm cho vài nghìn công nhân có trình độ kỹ thuật trung bình và thấp, một đội ngũ bán hàng đảm trách công việc giản đơn, có kỹ năng mồi chài khách để ăn chênh lệch còn thành thạo hơn kỹ năng bán hàng. Cũng bởi lẽ vậy mà các ngành công nghiệp phụ trợ khác cũng khó có thể sống bám vào “con hổ giấy” này được.
Người dân và Chính phủ thì vẫn cứ hy vọng vào một ngày sẽ được ngồi trên chiếc xe bốn bánh giá rẻ như Tata Nano, đạt tiêu chuẩn Châu Âu và được sản xuất tại Việt Nam. Nhưng ước mơ đó không những không thể trở thành hiện thực mà đang trở thành nỗi ác mộng bởi nó vẫn luôn bị giày xéo trước sự thao túng của các Liên doanh sản xuất ôtô trong nước. Không dừng lại ở việc tối đa hoá lợi nhuận bằng lách luật, các Liên doanh nước ngoài còn vi phạm đạo đức kinh doanh khi đưa ra thị trường cho người tiêu dùng nội địa những sản phẩm chất lượng thấp, lỗi thời hoặc thậm chí đã bị thải loại ở các nước khác với giá bán không tương xứng với chất lượng sản phẩm cùng loại ở nước ngoài. Ví dụ: Cùng một mẫu xe thì loại lắp ráp ở Việt Nam thường có vỏ xe mỏng hơn, tự trọng xe thấp hơn, các thiết bị an toàn tối thiểu như túi khí, hệ thống chống trượt ABS thường bị cắt bỏ, thậm chí động cơ lắp ráp cũng là loại tồn kho, hiệu suất thấp và chỉ đạt tiêu chuẩn khí thải ở mức thấp). Mặc dù có nhiều điểm hạn chế như vậy nhưng giá xe liên doanh lắp ráp vẫn luôn đòi hỏi, yêu sách và tìm mọi cách để đứng ngang hàng với xe nhập khẩu nguyên chiếc. Đây là một sự thao túng không hơn không kém.
Là một một người tiêu dùng yêu nước, thử hỏi bạn có muốn dùng hàng Việt Nam không? Tôi đoán phần lớn câu trả lời sẽ là có, nhưng đối với mặt hàng ô tô liên doanh lắp ráp trong nước thì tôi cho rằng nó sẽ luôn có một sự cân nhắc, và sự cân nhắc này không những đáng giá bằng tiền mà còn bằng cả sự an toàn của bạn. Dưới góc độ của một người tiêu dùng, một công dân Việt Nam, tôi chắc chắn một điều rằng tôi sẽ chọn việc mua một chiếc xe nhập khẩu, chất lượng ổn định và đóng thuế cho Nhà nước còn hơn mua một chiếc xe của Liên doanh và bị đối xử như những khách hàng hạng hai.
Tôi biết bài viết này chắc chắn sẽ nhận được những sự phản đối hay đồng tình, nhưng tôi nghĩ tôi phải có trách nhiệm lên tiếng về chuyện này, còn bạn thì sao?
em xin phép được bày tỏ ý kiến của mình ở đây và rất mong nhận được sự đồng cảm của nhiều anh em!
Thà mua xe nhập khẩu và nộp thuế cho Chính phủ còn hơn làm giàu cho Liên doanh
Những thông tin của tác giả bài viết trên đã cung cấp một phần thông tin về thực tế lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của các Liên doanh sản xuất ô tô đã rõ ràng. Đại diện của họ là VAMA đã và đang lợi dụng các chính sách thuế của Việt nam để làm giàu cho bản thân họ và những cá nhân liên quan mà không đếm xỉa gì đến quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam. Một trong những chiêu thức kinh điển các Liên doanh nước ngoài vẫn hay dùng là chiến thuật chuyển giá, chuyển lợi nhuận về chính quốc (nơi sản xuất ra các linh kiện chính). Với cách này họ lợi dụng ưu đãi thuế suất nhập khẩu linh kiện thấp mà nâng khống chi phí linh kiện đầu vào nhằm giảm thiểu lợi nhuận thực tế để Liên doanh tại Việt Nam có thể nộp thuế thu nhập ít đi. Cũng bằng chiêu thức này các Liên doanh sản xuất ô tô trong nước đồng thời đạt “một mũi tên trúng nhiều đích” bằng cách: không phải đầu tư nhà máy, thiết bị công nghệ tiên tiến đắt tiền mà vẫn tối đa được lợi nhuận chính hãng, giảm thiểu thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ở nước sở tại, đồng thời vẫn có lý do để tăng giá bán sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng mà không bị áp lực nào từ phía các Cơ quan chủ quản của nhà nước.
Hậu quả thế nào thì đã rõ: sau hơn chục năm Chính phủ mở cửa kích thích nền sản xuất ô tô trong nước, thì mọi thứ vẫn chỉ dừng lại ở công nghệ “mỏ hàn và tuốc lơ vít” với thành tích giải quyết việc làm cho vài nghìn công nhân có trình độ kỹ thuật trung bình và thấp, một đội ngũ bán hàng đảm trách công việc giản đơn, có kỹ năng mồi chài khách để ăn chênh lệch còn thành thạo hơn kỹ năng bán hàng. Cũng bởi lẽ vậy mà các ngành công nghiệp phụ trợ khác cũng khó có thể sống bám vào “con hổ giấy” này được.
Người dân và Chính phủ thì vẫn cứ hy vọng vào một ngày sẽ được ngồi trên chiếc xe bốn bánh giá rẻ như Tata Nano, đạt tiêu chuẩn Châu Âu và được sản xuất tại Việt Nam. Nhưng ước mơ đó không những không thể trở thành hiện thực mà đang trở thành nỗi ác mộng bởi nó vẫn luôn bị giày xéo trước sự thao túng của các Liên doanh sản xuất ôtô trong nước. Không dừng lại ở việc tối đa hoá lợi nhuận bằng lách luật, các Liên doanh nước ngoài còn vi phạm đạo đức kinh doanh khi đưa ra thị trường cho người tiêu dùng nội địa những sản phẩm chất lượng thấp, lỗi thời hoặc thậm chí đã bị thải loại ở các nước khác với giá bán không tương xứng với chất lượng sản phẩm cùng loại ở nước ngoài. Ví dụ: Cùng một mẫu xe thì loại lắp ráp ở Việt Nam thường có vỏ xe mỏng hơn, tự trọng xe thấp hơn, các thiết bị an toàn tối thiểu như túi khí, hệ thống chống trượt ABS thường bị cắt bỏ, thậm chí động cơ lắp ráp cũng là loại tồn kho, hiệu suất thấp và chỉ đạt tiêu chuẩn khí thải ở mức thấp). Mặc dù có nhiều điểm hạn chế như vậy nhưng giá xe liên doanh lắp ráp vẫn luôn đòi hỏi, yêu sách và tìm mọi cách để đứng ngang hàng với xe nhập khẩu nguyên chiếc. Đây là một sự thao túng không hơn không kém.
Là một một người tiêu dùng yêu nước, thử hỏi bạn có muốn dùng hàng Việt Nam không? Tôi đoán phần lớn câu trả lời sẽ là có, nhưng đối với mặt hàng ô tô liên doanh lắp ráp trong nước thì tôi cho rằng nó sẽ luôn có một sự cân nhắc, và sự cân nhắc này không những đáng giá bằng tiền mà còn bằng cả sự an toàn của bạn. Dưới góc độ của một người tiêu dùng, một công dân Việt Nam, tôi chắc chắn một điều rằng tôi sẽ chọn việc mua một chiếc xe nhập khẩu, chất lượng ổn định và đóng thuế cho Nhà nước còn hơn mua một chiếc xe của Liên doanh và bị đối xử như những khách hàng hạng hai.
Tôi biết bài viết này chắc chắn sẽ nhận được những sự phản đối hay đồng tình, nhưng tôi nghĩ tôi phải có trách nhiệm lên tiếng về chuyện này, còn bạn thì sao?