- Biển số
- OF-381186
- Ngày cấp bằng
- 5/9/15
- Số km
- 1,016
- Động cơ
- 253,731 Mã lực
- Tuổi
- 30
- Website
- 0392711734.chatnhanh.com
Khi nói đến xe đạp địa hình, rất nhiều người cứ nghĩ là dòng xe bánh có gai, sườn ngang, dùng để chạy đường đất, leo núi... Nhưng trong thực tế, có rất nhiều loại xe đạp địa hình được chia làm nhiều mục đích sử dụng khác nhau tùy thuộc vào các loại địa hình và mục đích sử dụng của người lái. Trong bài viết này xin được đề cập đến các loại xe địa hình được dùng phổ biến hiện nay trên thế giới, một số loại xe đặc biệt khác như BMX, Trials sẽ không được đề cập đến tuy nó cũng là xe đạp địa hình nhưng lại thuộc trường phái biểu diễn khác.
Kích cỡ của bánh xe (Wheel sizes)
Đầu tiên, xin nói về kích cỡ của bánh xe, kích cỡ này chính là đường kính của bánh xe. Có 3 cỡ phổ biển hiện nay là 26”, 27.5” (650b) và 29”. Ở Việt Nam, 26” là phổ biến nhất, có lẽ nó phù hợp với thể trạng của người Việt.
Bánh 26”: Là kích thước phổ biến nhất trong các dòng xe đạp leo núi. Tiêu chuẩn này được định nghĩa bắt đầu từ các hãng xe đạp của Mỹ. Bánh 26” có cấu tạo đường kính của vành vào khoảng 22” (559mm) và đường kính tính luôn phần lốp bên ngoài vào khoảng 26.2” (665mm). Bánh 26” có độ bền cao, khả năng di chuyển linh hoạt, dễ điều khiển nhưng lại gặp nhược điểm với các địa hình xấu và độ bám không thể hơn các loại bánh có đường kính lớn hơn.
Bánh 29”: Có đường kính vành vào khoảng 24.5” (622mm), và đường kính luôn lốp là 28.5” (724mm) là kích thước phổ biến đang sử dụng trong các loại xe đạp đua (road) và xe touring. Trong thực tế các cuộc đua xe đạp địa hình dành cho các dòng xe Cross-country (XC) cho thấy bánh 29” chiếm ưu thế hơn bánh 26” do khả năng vượt địa hình gồ ghề tốt hơn, khả năng bám cao hơn, tốc độ cao hơn nhưng nhược điểm của nó là do có kích thước lớn nên vành không thể cứng hơn, khả năng điều khiển cũng không linh hoạt hơn các loại bánh nhỏ hơn. Hiện nay, các giải đua XC, Enduro vượt địa hình trên thế giới đều hầu hết sử dụng bánh 29” để tăng hiệu suất của xe.
Bánh 27.5” (650b): Có đường kính vành vào khoảng 23” (584mm), có thể nói bánh 27.5” là sự giao thoa giữa bánh 26” và bánh 29”, tận dụng khả năng linh hoạt của bánh 26” kết hợp với khả năng vượt địa hình của bánh 29”. Tuy nhiên, các linh kiện như sườn, phuộc nhún sản xuất cho loại bánh 27.5” vẫn còn ít hơn nhiều so với bánh 29” và 26”.
So sánh khả năng vượt chướng ngại vật
So sánh khả năng tăng tốc
So sánh kích thước, diện tích bề mặt tiếp xúc
Xe 1 phuộc (Hardtail)
Men's S-Works Epic Hardtail XTR Di2 (2018)
Ý chỉ tất cả những dòng xe đạp địa hình chỉ có phuộc nhún trước hay còn là xe đuôi cứng (hardtail). Dòng xe này có trọng lượng nhẹ, phù hợp với các cung đường địa hình đất, đá sỏi nhỏ và đường trường cũng được. Vì có trọng lượng nhẹ nên rất dễ leo. Phuộc nhún trước có hành trình vào khoảng 80mm – 120mm. Ở VN, dòng xe này rất phổ biến vì vừa có thể đua vừa đạp du lịch đây đó. Dòng xe này sử dụng tốt ở đường bằng, đường dốc và đường mòn.
Xe 2 phuộc (Full suspension)
Dòng xe này vận hành êm ái hơn vì có đến 2 phuộc trước và sau, vì thế nó sẽ có trọng lượng nặng hơn các dòng xe 1 phuộc. Các dòng xe 2 phuộc được chia thành nhiều loại cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
1. Cross-Country
BMC Fourstroke 01 TEAM (2018)
Có thiết kế và cấu tạo gần giống như xe 1 phuộc nhưng được tích hợp thêm phuộc nhún sau. Nên trọng lượng của dòng xe này cũng nhẹ và không nặng hơn xe một phuộc là mấy. Phuộc sau giúp giảm bớt chấn động lên Pedal và giúp người lái vận hành êm ái hơn khi vào địa hình đổ dốc. Phuộc nhún có hành trình vào khoảng 100mm cho cả phuộc trước và sau.
2. Trail
Yeti SB4.5 SRAM X01 Eagle (2018)
Dòng xe này dùng cho các địa hình đường mòn và đồi núi thoai thoải. Vị trí lái được thiết kế tạo sự thoải mái giúp người lái dễ điểu khiển, trọng lượng nặng hơn Cross-Country khoảng 1-2kg. Hành trình của phuộc vào khoảng 120mm-140mm.
3. All-Mountain (AM) – Enduro
S-Works Enduro 29/6Fattie (2018)
Dòng xe này là kết hợp của DH/FR và Trail, được thiết kế với khung chịu lực cứng và chắc chắn, phuộc nhún có hành trình dài vào khoảng 140 – 170mm và có trọng lượng bằng hoặc nặng hơn Trail một chút, người lái vẫn có thể leo dốc nhưng mặt khác lại có thể bay nhảy và đổ dốc.
4. Freeride
Santa Cruz Nomad Carbon CC XX1 (2018)
Có thiết kế khung cực kỳ chắn chắn, một số dòng xe Freeride có thể có 1-2 đĩa trước (chain rings) giúp leo lên những con dốc thoai thoải, nhưng thiết kế chính của Freeride chính là để đổ dốc, bay nhảy và thực hiện các động tác kỹ thuật nhào lộn trên không. Hành trình phuộc nhún của dòng xe này vào khoảng 170-180mm
5. Downhill
Intense M16C Pro Build (2016)
Như tên gọi của nó, bạn không thể ngồi trên 1 chiếc xe downhill mà hi vọng đạp lên dốc, thiết kế của dòng xe này cũng gần như Freeride, và có trọng lượng rất nặng 18-20kg (khung nhôm). Downhill chỉ dùng với 1 mục đích duy nhất là đổ xuống và càng đổ càng nhanh thì càng tốt, vì thế phuộc của downhill phải hấp thụ lực lớn và liên tục với thiết kế phuộc dài hơn Freeride 1 chút là 200-203 mm, điểm dễ nhận biết xe downhill là sử dụng phuộc 2 tầng (double crown) giúp tăng cường khả năng chịu lực và kéo dành hành trình.
Xem thêm:
- Tên gọi (tiếng Anh) và cấu tạo của xe MTB
- Nói về Shimano MTB Groupset
- Chọn xe MTB phù hợp cho người mới
Kích cỡ của bánh xe (Wheel sizes)
Đầu tiên, xin nói về kích cỡ của bánh xe, kích cỡ này chính là đường kính của bánh xe. Có 3 cỡ phổ biển hiện nay là 26”, 27.5” (650b) và 29”. Ở Việt Nam, 26” là phổ biến nhất, có lẽ nó phù hợp với thể trạng của người Việt.
Bánh 26”: Là kích thước phổ biến nhất trong các dòng xe đạp leo núi. Tiêu chuẩn này được định nghĩa bắt đầu từ các hãng xe đạp của Mỹ. Bánh 26” có cấu tạo đường kính của vành vào khoảng 22” (559mm) và đường kính tính luôn phần lốp bên ngoài vào khoảng 26.2” (665mm). Bánh 26” có độ bền cao, khả năng di chuyển linh hoạt, dễ điều khiển nhưng lại gặp nhược điểm với các địa hình xấu và độ bám không thể hơn các loại bánh có đường kính lớn hơn.
Bánh 29”: Có đường kính vành vào khoảng 24.5” (622mm), và đường kính luôn lốp là 28.5” (724mm) là kích thước phổ biến đang sử dụng trong các loại xe đạp đua (road) và xe touring. Trong thực tế các cuộc đua xe đạp địa hình dành cho các dòng xe Cross-country (XC) cho thấy bánh 29” chiếm ưu thế hơn bánh 26” do khả năng vượt địa hình gồ ghề tốt hơn, khả năng bám cao hơn, tốc độ cao hơn nhưng nhược điểm của nó là do có kích thước lớn nên vành không thể cứng hơn, khả năng điều khiển cũng không linh hoạt hơn các loại bánh nhỏ hơn. Hiện nay, các giải đua XC, Enduro vượt địa hình trên thế giới đều hầu hết sử dụng bánh 29” để tăng hiệu suất của xe.
Bánh 27.5” (650b): Có đường kính vành vào khoảng 23” (584mm), có thể nói bánh 27.5” là sự giao thoa giữa bánh 26” và bánh 29”, tận dụng khả năng linh hoạt của bánh 26” kết hợp với khả năng vượt địa hình của bánh 29”. Tuy nhiên, các linh kiện như sườn, phuộc nhún sản xuất cho loại bánh 27.5” vẫn còn ít hơn nhiều so với bánh 29” và 26”.
So sánh khả năng vượt chướng ngại vật
So sánh khả năng tăng tốc
So sánh kích thước, diện tích bề mặt tiếp xúc
Xe 1 phuộc (Hardtail)
Men's S-Works Epic Hardtail XTR Di2 (2018)
Ý chỉ tất cả những dòng xe đạp địa hình chỉ có phuộc nhún trước hay còn là xe đuôi cứng (hardtail). Dòng xe này có trọng lượng nhẹ, phù hợp với các cung đường địa hình đất, đá sỏi nhỏ và đường trường cũng được. Vì có trọng lượng nhẹ nên rất dễ leo. Phuộc nhún trước có hành trình vào khoảng 80mm – 120mm. Ở VN, dòng xe này rất phổ biến vì vừa có thể đua vừa đạp du lịch đây đó. Dòng xe này sử dụng tốt ở đường bằng, đường dốc và đường mòn.
Xe 2 phuộc (Full suspension)
Dòng xe này vận hành êm ái hơn vì có đến 2 phuộc trước và sau, vì thế nó sẽ có trọng lượng nặng hơn các dòng xe 1 phuộc. Các dòng xe 2 phuộc được chia thành nhiều loại cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
1. Cross-Country
BMC Fourstroke 01 TEAM (2018)
Có thiết kế và cấu tạo gần giống như xe 1 phuộc nhưng được tích hợp thêm phuộc nhún sau. Nên trọng lượng của dòng xe này cũng nhẹ và không nặng hơn xe một phuộc là mấy. Phuộc sau giúp giảm bớt chấn động lên Pedal và giúp người lái vận hành êm ái hơn khi vào địa hình đổ dốc. Phuộc nhún có hành trình vào khoảng 100mm cho cả phuộc trước và sau.
2. Trail
Yeti SB4.5 SRAM X01 Eagle (2018)
Dòng xe này dùng cho các địa hình đường mòn và đồi núi thoai thoải. Vị trí lái được thiết kế tạo sự thoải mái giúp người lái dễ điểu khiển, trọng lượng nặng hơn Cross-Country khoảng 1-2kg. Hành trình của phuộc vào khoảng 120mm-140mm.
3. All-Mountain (AM) – Enduro
S-Works Enduro 29/6Fattie (2018)
Dòng xe này là kết hợp của DH/FR và Trail, được thiết kế với khung chịu lực cứng và chắc chắn, phuộc nhún có hành trình dài vào khoảng 140 – 170mm và có trọng lượng bằng hoặc nặng hơn Trail một chút, người lái vẫn có thể leo dốc nhưng mặt khác lại có thể bay nhảy và đổ dốc.
4. Freeride
Santa Cruz Nomad Carbon CC XX1 (2018)
Có thiết kế khung cực kỳ chắn chắn, một số dòng xe Freeride có thể có 1-2 đĩa trước (chain rings) giúp leo lên những con dốc thoai thoải, nhưng thiết kế chính của Freeride chính là để đổ dốc, bay nhảy và thực hiện các động tác kỹ thuật nhào lộn trên không. Hành trình phuộc nhún của dòng xe này vào khoảng 170-180mm
5. Downhill
Intense M16C Pro Build (2016)
Như tên gọi của nó, bạn không thể ngồi trên 1 chiếc xe downhill mà hi vọng đạp lên dốc, thiết kế của dòng xe này cũng gần như Freeride, và có trọng lượng rất nặng 18-20kg (khung nhôm). Downhill chỉ dùng với 1 mục đích duy nhất là đổ xuống và càng đổ càng nhanh thì càng tốt, vì thế phuộc của downhill phải hấp thụ lực lớn và liên tục với thiết kế phuộc dài hơn Freeride 1 chút là 200-203 mm, điểm dễ nhận biết xe downhill là sử dụng phuộc 2 tầng (double crown) giúp tăng cường khả năng chịu lực và kéo dành hành trình.
Xem thêm:
- Tên gọi (tiếng Anh) và cấu tạo của xe MTB
- Nói về Shimano MTB Groupset
- Chọn xe MTB phù hợp cho người mới
Tham khảo: vietriders.vn
Chỉnh sửa cuối: