Đối với em máy đo tốc độ dù chính xác và file hình ảnh gốc cũng chả nghĩa lý gì... vì đa số các nạn nhân hay bị sập vào cái “bẫy” người này cơ:
Trích khoản 20.6 Điều 20 QC41/2016: “Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên,
biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể
lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy”.
Qua trạm thu phí Long Phước đi lên cầu Long Thành hướng QL51 - Dầu Giây, trên cầu nhìn thấy cái biển tốc độ tối đa cho phép 100km/h treo rất cao hoành tráng trên giá long môn, yên tâm đúng quy chuẩn rồi nhé:
Bất ngờ, đang đà xuống dốc dưới chân cầu bỗng xuất hiện ngay 3 cái bóng lờ mờ bên phải, 2 cái là giả để nghi binh đánh lạc hướng làm phân tán sự quan sát, 1 cái là biển 80km/h sơn đã bong tróc có vẻ rất cũ (chắc không chôn chân cố định để dễ di chuyển bài binh bố trận nên được buộc tạm vào rào chắn):
Link cầu Long Thành gốc đây:
(ở đoạn 12 phút 40)
Biển không được đặt 2 bên theo quy chuẩn, nếu xe khách đi bên phải thì nhìn biển kiểu gì? Cao tốc mà “tầm nhìn” thế này chỉ để giết người... Đi thêm 1 đoạn ngắn lại xuất hiện 2 cái hình tròn thấp tè, chỉ cần 1 xe 12 chỗ là khỏi nhìn thấy biển... cần gì đến nguyên con côngtenơ:
Có cụ chiến loại biển thấp tẹt này rồi:
Chuyện chiến đấu trên đường (rất dài...)
Trích điểm (d), B.27, Phụ lục B QC41/2016: “Không nên quy định tốc độ tối đa cho phép nhỏ hơn 40 km/h và lớn hơn 120 km/h.
Ở những đoạn ngắn, có thể không hạn chế tốc độ mà chỉ nên
sử dụng biển cảnh báo đi chậm.
Không sử dụng biển số P.127 một cách tràn lan khi không có nghiên cứu cụ thể;”
Lý do đặt biển là để phục vụ cho đoạn phá rào cao tốc, chưa biết đoạn phá rào này có được phép và đúng quy định hay không, nhưng đối với đoạn ngắn như thế này thì quy định sử dụng biển phù hợp với đường cao tốc là “giảm tốc độ” (slow down) hoặc “công trường”:
Còn đây là cột mốc “QL51 9km” có mặt phía sau là “An Phú 14km”:
Đoạn cầu Long Thành nằm đúng trục hướng Đông - Tây, nghĩa là chính diện hướng nắng mặt trời (bị chói mắt và không nhìn thấy biển), theo hướng Long Thành - Dầu giây là đi hướng Đông thì có lẽ các nạn nhân đa phần là bị săn vào buổi sáng:
Như vậy, đoạn chân cầu Long Thành có đầy đủ 3 yếu tố: Thiên thời (thời điểm nắng buổi sáng), địa lợi (vị trí xuống dốc chân cầu và đoạn phá rào), nhân hòa (báo hiệu bất cập và rởm) để thành cái “bẫy” hoàn hảo về tầm nhìn. Trường hợp này là “bất ngờ”, “bất khả kháng”... nếu có vi phạm thì người tham gia giao thông cũng không bị xử phạt theo Luật xử lý vi phạm hành chính.
Mình đóng thuế để nuôi cái loại báo hiệu biết ăn, biết ị, thế mà ra đường chẳng chịu mặc trang phục đàng hoàng đứng công khai hướng dẫn cho mình nhìn thấy để tránh “bẫy” giao thông nguy hiểm... toàn ngụy trang rình núp sau “bẫy”, phục các đồng chí thế đ*** nào được.
Cuối tuần rồi, chúc cụ chắc tay lái vượt qua các loại “bẫy” để có kỳ nghỉ vui vẻ.