- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,221
- Động cơ
- 1,131,827 Mã lực
Những hình ảnh này em đã post ở
www.otofun.net/threads/viet-nam-xua-nay-3-nguoi-viet-tren-dat-phap.1178039/page-6
https://www.otofun.net/threads/viet-nam-xua-nay-3-nguoi-viet-tren-dat-phap.1178039/page-7
Em post lại ở đây cho liền mạch với cuộc đời vua Khải Định
Đôi dòng lịch sử
Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 tại Huế, là người con trai duy nhất của vua Khải Định, mẹ là Hoàng Thị Cúc (bà Từ Dũ)
Đôi dòng lịch sử
Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 tại Huế, là người con trai duy nhất của vua Khải Định, mẹ là Hoàng Thị Cúc, tức Từ Cung Hoàng thái hậu, tức Từ Dũ. Ở Sài gòn có một bệnh viện mang tên bà
Ngày 28-4-1922, khi được 9 tuổi, Vĩnh Thuỵ được xác lập làm Đông cung Hoàng Thái tử.
Ngày 15-6-1922, Vĩnh Thuỵ cùng cha là vua Khải Định lần đầu sang Pháp để thăm Triển lãm thuộc địa tại Marseille, Pháp.
Đi cùng với Vĩnh Thuỵ là Hoàng thân Vĩnh Cẩn (sinh 1914), người mà Vĩnh Thuỵ tin cẩn và thân thiết. Cả hai học cùng nhau ở Pháp.
Tháng 6-1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ là Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques), Paris. Tháng 2-1924, Hoàng tử Vĩnh Thuỵ về nước để dự Lễ tứ tuần đại khánh của Khải Định, đến tháng 11-1924, ông trở lại nước Pháp để tiếp tục học.
Một năm sau, ngày 6-11-1925, vua Khải Định mất. Hoàng tử Vĩnh Thụy về nước thọ tang.
Ngày 8-1-1926, khi mới 12 tuổi, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm Hoàng đế kế nhiệm, ông lấy niên hiệu Bảo Đại.
Hai tháng sau, tháng 3-1926, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học tập. Từ niên khóa 1930, Bảo Đại theo học trường Khoa học Chính trị (École libre des sciences politiques), Paris.
Sau 10 năm học hành ở Pháp, ngày 16-8-1932, Bảo Đại xuống tàu D Artagnan về nước.
Ngày 19-9-1932, Bảo Đại ra đạo dụ số một tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam hoàng triều. Văn bản này hủy bỏ "Quy ước" ngày 16-11-1925 lập ra sau khi Khải Định mất không lâu.