[TT Hữu ích] Phần 5: Hải Phòng xưa

fromantoan

Xe tăng
Biển số
OF-8767
Ngày cấp bằng
23/8/07
Số km
1,387
Động cơ
542,070 Mã lực
Nơi ở
dưới Phòng ấy mà

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40
Ga Hải Phòng xây dựng đầu thế kỷ 20 cùng với cầu Long Biên để nói Hải Phòng với Côn Minh (Trung Quốc)



1902 kéo lô lăn đường ân ga Hải Phòng

Tòa nhà trong ảnh là Nhà hát Tây chứ không phải là Ga Hải Phòng cụ nhé
 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40
Ngân hàng Đông Dương tại Hải Phòng
Banque de L'Indochine Haiphong
Xưa và Nay










































 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40
Tòa Đô chánh Hải Phòng (còn gọi là Tòa Đốc Lý), nay là trụ sở Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Còn gần như nguyên vẹn và rất Pháp





 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40
Sau khi nhà Nguyễn chính thức được thành lập năm 1802 và kiểm soát gần như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam như ngày nay nhưng ảnh hưởng về chính trị và kinh tế của xứ Đàng Ngoài bao gồm phần lớn miền Bắc Việt Nam đã không còn như thời trước. Hệ quả của chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình Huế cùng sự buông lỏng cai trị đối với phần Đông Bắc đất nước đã khiến nhiều vùng đất thuộc địa bàn Hải Phòng khi đó thường xuyên ở vào tình trạng bất ổn chính trị, đời sống nhân dân bấp bênh do thiên tai và nạn hải tặc từ miền nam Trung Hoa.

Năm 1871 - 1873, Bùi Viện, được sự tiến cử với vua Tự Đức của Doanh điền sứ Doãn Khuê, đã thực hiện việc xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hảivà một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế bên, gọi là nha Hải phòng sứ.

Khi Pháp đánh chiến Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873-1874, nhà Nguyễn phải ký Hòa ước Giáp Tuất, trong đó quy định nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương các cảng Ninh Hải (Hải Phòng) thuộc tỉnh Hải Dương và Thị Nại tỉnh Bình Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Sau đó tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là Hải Dương thương chính quan phòng. Từ đây tên gọi Hải Phòng chính thức được nhắc đến về mặt địa lý.

Năm 1887, thực dân Pháp tách một số huyện ven biển của tỉnh Hải Dương nằm lân cận cảng Ninh Hải ra để thành lập tỉnh Hải Phòng. Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng - thành phố Hải Phòng chính thức có tên trên bản đồ Liên bang Đông Dương. Theo sắc lệnh thành phố Hải Phòng được tách ra từ tỉnh Hải Phòng, phần còn lại của tỉnh Hải Phòng lập thành tỉnh Kiến An.

Về mặt hành chính, thành phố Hải Phòng là một nhượng địa nên thời kỳ này thuộc quyền trực trị của Pháp thay vì dưới thể chế bảo hộ của xứ Bắc Kì. Vào cuối thời Pháp thuộc khoảng thập niên 1940, dân số Hải Phòng tính được 73.000 người, chiếm địa vị thành phố lớn thứ 4 sau Sài Gòn, Chợ Lớn, và Hà Nội.
Dưới thời Pháp thuộc, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Hải Phòng đứng ngang hàng với Hà Nội, Sài Gòn, là thành phố cấp I. Là hải cảng lớn nhất của xứ Bắc Kỳ, đầu mối giao thông quan trọng trên đường hàng hải quốc tế và là một trung tâm công nghiệp, Hải Phòng đã trở thành một trong những cái nôi đánh dấu sự ra đời của giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Hải Phòng là một trong những trung tâm của phong trào cách mạng cả nước trong các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945.























 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40
Những ngày gần đây, dư luận TP Hải Phòng quan tâm đến việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) Chi nhánh Hải Phòng cải tạo, sửa chữa trụ sở. Trong đó, đơn vị thi công “lột” lớp bậc thềm tại khu vực tiền sảnh trụ sở, ảnh hưởng đến kiến trúc của công trình.

Ngày 22/8, trao đổi với PV Báo CAND, bà Trần Thu Hằng, Phó giám đốc NHNNVN Chi nhánh Hải Phòng cho biết: Trụ sở số 4 Nguyễn Tri Phương, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng là công trình có ý nghĩa văn hóa, lịch sử, kiến trúc của TP Cảng. Sau hơn 100 năm tồn tại, do không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên, công trình đang xuống cấp.
Trước tình hình trên, năm 2013, NHNNVN Chi nhánh Hải Phòng báo cáo và được NHNNVN đồng ý cho thực hiện sửa chữa. Ngày 5/5, NHNNVN có Quyết định số 622 về phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình “Sửa chữa nhà làm việc kiêm kho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hải Phòng”.

Theo quyết định này, thực hiện sửa chữa các hạng mục chính tại tầng 1, tầng 2, tầng 3 và cải tạo đường dốc và sảnh trước công trình. Trong đó, cải tạo đường dốc và sảnh trước công trình: phá dỡ nền gạch, đổ bê tông nền đường dẫn hai bên; lát đường dốc đá xanh màu xẫm 400x400 mm loại mặt sần chống trơn dày 3 cm; lát đá phục vụ bậc tam cấp sảnh trước; làm bờ chắn trồng cổ phía trước bằng đá xanh nguyên khối kích thước 400x500x600…

NHNNVN lưu ý: Trong quá trình thi công hạng mục sảnh chính, đường dốc mặt trước trụ sở và hạng mục sửa chữa nền gạch gốm không gian sảnh chờ, phải lựa chọn vật liệu thi công phù hợp về chất liệu, màu sắc tương tự như hiện nay, đảm bảo không làm thay đổi kiến trúc công trình.

Tổng kinh phí công trình gần 3,7 tỷ đồng, từ nguồn kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản năm 2015 của NHNNVN. Dự kiến, đến 30/11, đơn vị thi công hoàn thành công trình.

Tháng 7/2015, Chi nhánh tiến hành sửa chữa các vị trí thấm dột trên mái; cải tạo tầng 1 và tầng 2; vệ sinh mặt ngoài công trình...

Đến ngày 17/8, đơn vị thi công phá dỡ bậc tam cấp phía ngoài trụ sở lát lại đá, cải tạo khu vực sảnh trước. Các nguyên vật liệu phục vụ sửa chữa được lựa chọn kỹ. Các bậc tam cấp phía trước được lát bằng đá xanh, đúng chủng loại, kích thước như trước đây.

Ngày 18/8, Thanh tra Sở Xây dựng Hải Phòng kiểm tra, ra quyết định đình chỉ hoạt động sửa chữa do chủ đầu tư chưa gửi thông báo thời điểm khởi công kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương theo quy định tại điểm l khoản 2 điều 89 Luật Xây dựng 2014.

Đến ngày 19/8, NHNNVN Chi nhánh Hải Phòng báo cáo, giải trình và nộp hồ sơ công trình về Sở Xây dựng, UBND phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, đồng thời cam kết việc cải tạo, sửa chữa đúng theo báo cáo kinh tế-kỹ thuật được duyệt, không làm thay đổi kết cấu, kiến trúc công trình. Phần thay thế phục chế đá lát lối vào, đường dẫn, bậc thang phía sảnh mặt trước, Chi nhánh lựa chọn vật liệu thi công phù hợp về chất liệu, màu sắc tương tự như trước đây của công trình.

Sở Xây dựng Hải Phòng đang xem xét hồ sơ và NHNNVN Chi nhánh Hải Phòng tiếp tục thực hiện sửa chữa.

Bà Trần Thu Hằng, Phó giám đốc NHNNVN chi nhánh Hải Phòng khẳng định, việc sửa chữa trụ sở đảm bảo khôi phục nguyên trạng, sử dụng những vật liệu tương tự như nguyên bản, không làm ảnh hưởng đến kiến trúc của công trình.




 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40
Ông Nguyễn Hồng Vinh - Phó GĐ NHNN chi nhánh Hải Phòng cho biết: Tháng 5.2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phê duyệt “Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình “sửa chữa nhà làm việc kiêm kho NHNN - chi nhánh TP.Hải Phòng”, do NHNN chi nhánh Hải Phòng làm chủ đầu tư để cải tạo, sửa chữa các vị trí thấm dột trên mái, cải tạo tầng 1 và tầng 2, vệ sinh mặt ngoài công trình nhằm khắc phục sự xuống cấp của tòa nhà số 11 Hoàng Diệu.

Phần phía trong nhà sẽ được dóc trát trần, chống thấm, lát gạch, cạo bỏ lớp vôi trên tường cũ. Phía ngoài, cải tạo đường dốc và sảnh trước công trình: Phá dỡ nền gạch, đổ bêtông nền đường dẫn hai bên, lát đường đốc đá xanh, làm bờ chắn trồng cỏ phía trước… Tổng giá trị dự án xấp xỉ 3,7 tỉ đồng.



Dự án khởi công đầu tháng 8, tuy nhiên, đến ngày 18.8, Thanh tra Sở Xây dựng Hải Phòng cùng với Phòng Xây dựng của Q.Hồng Bàng, P.Minh Khai yêu cầu chi nhánh phải dừng việc sửa chữa để làm việc với các cơ quan về thủ tục. Theo ông Vinh, đây là công trình của cơ quan ngang bộ nên không phải xin giấy phép sửa chữa, vì vậy, NHNN chi nhánh Hải Phòng đã thực hiện việc sửa chữa khi được NHNNTƯ cho phép.



Ngày 20.8, ông Đinh Văn Giang - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hải Phòng - cho biết: Ngày 18.8, Thanh tra sở cùng với Phòng Xây dựng Q.Hồng Bàng và P.Minh Khai phát hiện việc NHNN chi nhánh Hải Phòng phá dỡ khu tam cấp và lối đi nên đã đến kiểm tra.



Tại buổi làm việc, chủ đầu tư xuất trình báo cáo kinh tế kỹ thuật và quyết định phê duyệt của NHNNTƯ. Thanh tra Sở Xây dựng nhận định, đây là công trình không phải xin giấy phép. Tuy nhiên, trước khi lập dự án, chủ đầu tư phải gửi báo cáo đến cơ quan quản lý về xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế. Báo cáo kinh tế kỹ thuật được NHNN TƯ phê duyệt chưa được cơ quan chức năng địa phương (sở xây dựng, phòng xây dựng và phường) thẩm định. Chủ đầu tư cũng không thông báo ngày khởi công cho địa phương.



“Vì vậy, đoàn kiểm tra đã lập biên bản, yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng việc sửa chữa để báo cáo thành phố. Đây là công trình có giá trị về kiến trúc, văn hóa của thành phố được xây dựng từ thời Pháp thuộc” - ông Giang nói.



Làm sao giữ được nguyên trạng?



Ngay sau khi NHNN chi nhánh Hải Phòng khoan phá toàn bộ sảnh trước và lối dẫn lên tòa nhà, dư luận Hải Phòng đã có sự phản ứng bởi đây là công trình có giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa lâu đời.



Ông Ngô Đăng Lợi - nhà sử học nổi tiếng của Hải Phòng - bức xúc cho biết: Công trình Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hải Phòng đang sử dụng được Pháp xây dựng trước cả Nhà hát Lớn Hải Phòng. Công trình này cùng với bưu điện, tòa đốc lý (hiện là trụ sở UBND TP.Hải Phòng), Phòng Thương mại Hải Phòng (Sở VHTTDL Hải Phòng hiện nay - nơi có đồng hồ ba chuông nổi tiếng) được Pháp xây dựng ngay khi vừa đến Hải Phòng.

Tòa nhà số 11 Hoàng Diệu được Pháp sử dụng làm Ngân hàng Đông Dương - nơi in giấy bạc đầu tiên cho cả 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia kết hợp trường phái kiến trúc Pháp - Việt - Hoa. Tòa nhà làm bằng đá xanh, đến nay đã hơn một thế kỷ và hầu như vẫn giữ được nguyên trạng.



“Đây là công trình tiêu biểu có giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa lâu đời của Hải Phòng, vậy mà NHNN chi nhánh Hải Phòng khi sửa chữa đã không tham vấn các đơn vị chức năng của Hải Phòng, tự ý sửa chữa là không đúng. Với một công trình văn hóa như vậy mà đối xử không có văn hóa” - ông Lợi nói.

“Lẽ ra, việc sửa chữa phải cân nhắc từng viên đá và các chi tiết nhỏ, nhưng hiện tại, toàn bộ sảnh trước và lối lên của công trình đã bị cày tung, làm sao còn bảo tồn được nữa? “ - ông Lợi bức xúc nói.






 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40
Khám phá vẻ đẹp độc đáo phố cổ Hải Phòng
Công trình tiêu biểu của phố cổ
Hành trình khám phá những con phố cổ Hải Phòng bắt đầu từ chân cầu Lạc Long, nơi có sự xuất hiện của tòa nhà cổ kính hàng trăm năm tuổi, được xây dựng từ năm 1885 và hiện được sử dụng làm trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hải Phòng. Tòa nhà được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của người Pháp nên điểm độc đáo của công trình này là toàn bộ chân móng, tường vây đều được xây bằng hàng chục nghìn viên đá xanh được đục đẽo, cắt gọt vuông vức, sắc cạnh để tạo nên sự khác biệt cho tòa nhà.
Nằm đối diện với tòa nhà là những khu phố cổ nổi tiếng nhất Hải Phòng, những khu phố cổ ở đây là minh chứng lịch sử gắn liền với những giai đoạn hình thành và phát triển của khu đô thị Hải Phòng từ xưa cho đến nay.

 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40
Ngân hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine) là cơ sở tài chính được Pháp thành lập ngày 21/1/1875 tại thủ đô Paris với mục đích phát hành giấy bạc và tiền kim loại cho các xứ thuộc địa của Pháp ở châu Á… Sau khi đến Việt Nam, người Pháp xây dưng trụ sở 2 chi nhánh đặt tại Sài Gòn và Hải Phòng, trong đó Ngân hàng Đông Dương chi nhánh Hải Phòng được khai trương vào năm 1885, có trụ sở bên bờ sông Tam Bạc.
Được xây dựng bằng những phiến đá xanh từ thời Pháp, trụ sở Ngân hàng Đông Dương, nay là Ngân hàng nhà nước chi nhánh Hải Phòng, vẫn giữ nguyên vẻ đẹp.
Trụ sở ngân hàng này được người Pháp xây dựng hoàn toàn bằng đá xanh tự nhiên nguyên khối, khai thác tại núi đá Thủy Nguyên (Hải Phòng) và các mỏ đá Thanh Hóa. Tòa nhà được thiết kế 3 tầng, bao gồm một tầng hầm dùng làm kho, 2 tầng trên dùng làm việc và giao dịch.
Ngoài 4 cột trụ lớn có đường kính khoảng 0,8 m được lắp ghép bằng 5 khối đá xanh nguyên khối tại tiền sảnh, mặt sau cũng có các cột trụ đỡ để tăng độ vững của mái và tường.
Phần đầu cột tại nơi tiếp giáp với mái hiên được trang trí hoa văn làm bằng đồng nguyên chất. Phía chân cột cũng được bọc đồng.
Những bộ cửa đại tại tiền sảnh cao khoảng 4 m, khung được làm bằng sắt vuông đặc, bên trong là các song chắn cách điệu được đúc bằng đồng.
Điểm làm nên sự khác biệt và độc đáo của công trình là toàn bộ chân móng, tường vây xây bằng hàng chục nghìn viên đá xanh được đục đẽo, cắt gọt vuông thành sắc cạnh, có bề dày 0,4-0,45 m. Mặt tường bên trong được trát cẩn thận, riêng phía tường ngoài chỉ chít mạch.
hàng triệu viên gạch gốm có kích thước rất nhỏ, đủ màu sắc… tạo nên bức họa độc đáo. Toàn bộ mặt sàn hành lang và khu vực giao dịch tại tầng 2 được lát bằng loại gạch này.
Bên trong các phòng làm việc tại tầng 2 cũng như tầng 3, chân tường, sàn nhà, hành lang đều được ốp, lát bằng gỗ lim Thanh Hóa. Hành lang tại tầng 3 rộng khoảng 2,5 m, hai bên được bố trí rất nhiều cửa. Cửa mở ra ngoài đón gió và nắng, cửa mở vào các phòng làm việc, góp phần tạo nên độ thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè và ấm cúng vào mùa đông.
Cầu thanh lên xuống cũng rất thanh thoát. Các bậc lên xuống được ốp đá màu vàng, còn tay vịn bằng đồng ốp trên các song sắt hoa văn.
Bà Vũ Thị Hạnh, Trưởng phòng Hành chính Nhân sự – Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tại Hải Phòng cho biết, hiện đơn vị không có hồ sơ thiết kế công trình. “Năm 2013, một vài chi tiết hư hỏng đơn vị định sửa lại, nhưng đành chịu vì không tìm đâu ra những viên gạch gốm lát sàn có màu giống một số viên bị hư. Vừa qua tìm được số gạch gốm tương tự, Ngân hàng tiện thể thay luôn các phiến đá lát bậc tam cấp lên xuống trước cửa bị vỡ dẫn đến dư luận hiểu nhầm, cho rằng phá bỏ, xâm hại công trình…”, bà Hạnh nói.
Từ năm 1955, Ngân hàng Đông Dương được Chính phủ Việt Nam sử dụng làm Ngân hàng nhà nước chi nhánh tại Hải Phòng, có địa chỉ số 4 Nguyễn Tri Phương, quận Hồng Bàng.







































 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40


Giờ nhiều chỗ bị đập đi rồ



i cụ thớt ơi. Hải phòng có khu bát phố toàn biệt thự của pháp để lại mới đẹp nhưng cũng bị lấn chiếm, sẻ thịt và đập phá rồi


















Giờ nhiều chỗ bị đập đi rồi cụ thớt ơi. Hải phòng có khu bát phố toàn biệt thự của pháp để lại mới đẹp nhưng cũng bị lấn chiếm, sẻ thịt và đập phá rồi
đập đi là việc của họ, còn mình chỉ đăng ảnh Hải Phòng thời cổ để cho anh em biết là ngày xưa Hải Phòng đẹp như thế nào, sánh ngang hàng với Hà Nội và Sài Gòn
 

Ni No Kuni 2

Xe container
Biển số
OF-552113
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
5,517
Động cơ
211,193 Mã lực
Em ủn lên cho các cụ vào tìm hiểu Pháp họ quy hoạch tp ra sao.
 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40
Em ủn lên cho các cụ vào tìm hiểu Pháp họ quy hoạch tp ra sao.









Tòa nhà khách sạn này là một trong hai khách sạn đầu tiên của Việt Nam, cái thứ nhất là Hotel Continental Saigon xây năm 1880, còn cái thứ hai là Hotel Comerce xây năm 1886 ở Hải Phòng.





Tiếc là bây giờ nó đã bị đập bỏ, không biết lý do tại sao ?
Có thông tin gì hiện thời về nó thì anh em Hải Phòng con phơm phát ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top