Nhà cháu cũng đang ngồi trên đống lửa đây ạ. Đặc biệt tìm hiểu thông tin thì được biết cụm thi đại học Vinh các cháu đặc biệt xuất sắc, phổ điểm thi rất cao. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM xách dép chạy dài cho các cháu Nghệ An (năm ngoái là các cháu Thanh Hoá). Chúc mừng lãnh đạo các tỉnh, các cháu và gia đình các cháu.
PS: nhà cháu hoàn toàn không có ý gì về vùng miền nên các cụ đừng chém. Chỉ lo sợ cuộc chơi này không công bằng cho các cháu và gia đình các cháu thôi.
Cụ ăn nói hồ đồ quá, đừng để người ta bảo ếch ngồi đáy giếng.
Ngoài cái xu hướng k cần học lên, chỉ cần học hết phôr thông là đi làm rất thịnh hành năm nay, cái sự học lên bây giờ nó có mấy xu hướng tạm chia như sau:
1. Học để thi học sinh giỏi: chiếm rất rất thiểu số, chỉ ở vài trường chuyên có tiếng và bề dày thành tích. Nếu tính theo chỉ tiêu này thì Hà nội, Huế và TP HCM vẫn đứng đầu dù có kém hơn ngày xưa, do các lớp chuyên ở đây trc là của Bộ chứ k phải của tỉnh, nó ở 1 cấp cao hơn. Bên cạnh đó có nhiều tỉnh có thành tích như chuyên HÙng Vương (PHú thọ), Vĩnh Phúc, Lam Sơn (Thanh Hoá), Nguyễn Huệ (Hà Tây)...
2. Thi đại học: Một số trường ở HN có thành tích rất tốt và luôn dẫn đầu, do đó là các trường chuyên lên từ khối chuyên của các trường đại học, tập trung những giáo viên và học sinh giỏi khắp nơi trên cả nước về học, xem bảng xếp hạng các trường có tỷ lệ thành tích đại học thì sẽ rõ. Các em hoc đều các môn ban A ban D, học xong kiến thức cấp 3 từ lớp 11, lớp 12 chỉ việc ôn thi với các thầy trong trường có nhiều kinh nghiệm ôn luyện đại học, hs các trường này chịu khó học và rất tập trung ôn luyện.
3. Học để đi du học: cái này Hn và SG dẫn đầu, điểm hình là Am hN. Trào lưu này ngoài yếu tố tích cực kết nối quốc tế, đào tạo các công dân quốc tế...như kỳ vọng k nói, nhưng phải nói rất nhiều yếu tố tiêu cực. Hs rời xa kiến thức cơ bản, học k tập trung. Thực ra việc du học k khó, quan trọng là tiền, cho nên rất nhiều em chỉ cần thi tốt nghiệp với mỗi môn 2 điểm để đi du học, trong kỳ thì từng đoàn từng đoàn rời trường đi du học nên nhưungx em ở lại tư tưởng cũng rã đám, tập trung vào các hoạt động ngoại khoá vui chơi chờ ngày lên đuoòng. Đây là vấn nạn giáo dục mới mà Am là điển hình.