[Funland] Phác đồ điều trị cúm cô vy?

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,609 Mã lực
Cụ nào đen đủi cách ly xong, yên tâm ra lại gặp ca F lại vào thì mệt, đúng là đảo lộn hết cv.
Ko, đã bị rồi khỏi thì cơ thể có kháng thể nên ko bị mắc lại, dù có QHTD với F0 cũng ko sợ mắc lại.
 

ipad1

Xe tải
Biển số
OF-157170
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
430
Động cơ
356,007 Mã lực
Cách chữa trị thông thường:
Ăn nghỉ điều độ cũng có khả năng biến chứng nặng.
Uống kháng sinh . chỉ phòng bội nhiễm VK, cũng có khả năng biến chứng nặng.
Bác sĩ kinh nghiệm ( gs là đương nhiên) vẫn có khả năng biến chứng nặng. (dù có thuốc men, máy móc tốt hỗ trợ)
Thể lực tốt (tập gym) vẫn có khả năng biến chứng nặng.
Những điều trên chỉ có tính lý thuyết và thiên hướng tốt nhưng không chắc chắn tuyệt đối.

Thực tế TQ, đã có BS, N/v y tế, người trẻ tuổi, người tập thể dục,... biến chứng nặng và tử vong.
Nhưng cũng có >80% người khác vẫn qua khỏi. Đó là sự khác biệt và mỗi người BS cần tìm giải pháp từ kinh nghiệm của người đi trước.

Nếu bệnh nhân VN tăng nhiều hơn, thì BS nên chọn phác đồ nào để yên tâm nhất ?....
.........................


WHO quan sát thấy căn bệnh này thường tấn công phổi theo 3 giai đoạn:
Đầu tiên là xâm nhập tế bào, hình thành nên ổ virus; tiếp theo là gây rối loạn hệ miễn dịch (ví dụ hội chứng bão cytokine); và cuối cùng là gây tổn thương phổi.
Không phải bệnh nhân nào cũng trải qua cả 3 giai đoạn, Các dữ liệu sơ bộ cho thấy COVID-19 gây triệu chứng nhẹ ở 82% bệnh nhân, số còn lại 18% bị nặng hoặc nguy kịch, trong đó 2- 4 % tử vong (tỉ lê tương đối).

Giai đoạn 1:
Theo giáo sư Matthew B.Frieman, ĐH Maryland (Mỹ) về bệnh COVID-19,
Virus corona chủng mới COVID-19 bám trên tế bào cơ thể người bị nhiễm và sinh sôi
Ngày đầu mới nhiễm, virus gắn chặt vào DNA của người như một tế bào bt, nó âm thầm bám vào các tế bào mô nên kệ miễn dịch của cơ thể không phát hiện ra, Và nó (Covid 19) âm thầm sinh sôi với số lượng ngày càng lớn. Khi đó Hệ miễn dịch của người bệnh vẫn không phát hiện, không có phản ứng và triệu chứng bệnh (là Giai đọan ủ bệnh nhưng vẫn lây nhiễm).
Sau đó, khi số lượng Virus tăng đủ lớn, nó bắt đầu tấn công dồn dập tế bào phổi, chủ yếu là lớp tế bào Cilia bảo vệ tế bào niêm dịch. Làm bệnh nhân ho, đau ngực, sốt.
Phổi Mất đi lớp tế bào Cilia bảo vệ tế bào niêm dịch, đường hô hấp sẽ bị chất bẩn, dịch lỏng và virus tràn ngập khiến nhiều bệnh nhân COVID-19 bị viêm cả hai lá phổi, đi kèm triệu chứng khó thở.

Giai đoạn 2 :
Trước sự xâm nhập của virus, cơ thể phản ứng bằng cách tăng cường tế bào miễn dịch đến phổi để khống chế Virus và khắc phục những tổn thương. Bình thường quá trình này chỉ giới hạn ở bộ phận nhiễm virus. Nhưng đôi khi tế bào miễn dịch bị kích thích quá mức, chúng sẽ giết tất cả tế bào khác trên đường đi, không phân biệt virus hay mô khỏe mạnh của vật chủ làm "Bệnh nhân càng bị tổn thương hơn bởi chính hệ miễn dịch của họ. Các chất bẩn càng tích tụ trong phổi khiến tình trạng viêm thêm xấu đi", giáo sư Frieman giải thích.

Giai đoạn 3:
Tổn thương phổi tiếp tục lan rộng và có thể dẫn đến suy hô hấp nặng và tử vong . Nếu bệnh nhân không chết, phổi của họ cũng bị tổn thương vĩnh viễn với những lỗ thủng như "tổ ong".

Và nó còn gây ra nhiều phá hoại nguy hiểm khác nữa.... ngoài khả năng kiểm soát của con người, kể cả thuốc khống chế nó. Khi con người tìm ra được Vaccin thì Nó đã gây hậu quả cho Các nước rồi. Thế nên mới gọi là Đại Dịch.
như thế này thì dân châu âu chắc phải đi vài chục ngàn người?
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
như thế này thì dân châu âu chắc phải đi vài chục ngàn người?
Chỉ 1-2 % died, vấn đề là bao nhiêu người nhiễm, tùy thuộc khống chế số lượng bị lây bệnh của CQ các nước? Và thường là người già, người có nhiều bệnh nền khác mới biến chứng nặng.
Bên Ý đã biết quy luật nên bệnh nhân trên 80t mà có nhiều bệnh khác bị bỏ không chữa, ưu tiên người trẻ hơn, bệnh nhẹ hơn. Họ Không chữa theo thứ tự nhập viện vì quá tải.
 

T.0.F

Xe buýt
Biển số
OF-89141
Ngày cấp bằng
20/3/11
Số km
525
Động cơ
411,810 Mã lực
Chỉ 1-2 % died, vấn đề là bao nhiêu người nhiễm, tùy thuộc khống chế số lượng bị lây bệnh của CQ các nước? Và thường là người già, người có nhiều bệnh nền khác mới biến chứng nặng.
Bên Ý đã biết quy luật nên bệnh nhân trên 80t mà có nhiều bệnh khác bị bỏ không chữa, ưu tiên người trẻ hơn, bệnh nhẹ hơn. Họ Không chữa theo thứ tự nhập viện vì quá tải.
LỜI CẢNH BÁO CỦA BÁC SĨ TẠI TÂM DỊCH ITALY

Daniele Macchini là bác sĩ Khoa hồi sức tích cực tại bệnh viện Humanitas Gavazzeni thuộc thành phố Bergamo - một trong những điểm bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 ở Italy với hơn 1.200 ca dương tính. Ông đã đăng bài viết cảnh báo về tình trạng bệnh tại châu Âu, cũng là những điều rất đáng suy ngẫm khi dịch đang dần mất kiểm soát tại châu lục này.

* Bản dịch của bạn Nguyen Duc Thanh, có chỉnh sửa lại một số ý cho chuẩn. #Comcom
----------------------------------

Sau khi suy nghĩ rất lâu, tôi quyết định viết ra những lời này cho những người ngoài giới y khoa biết về kinh nghiệm chiến đấu Covid-19 của chúng tôi ở Bergamo. Tôi hiểu là chúng ta không nên lo sợ, nhưng chừng nào sự thật về sự nguy hiểm của Covid-19 chưa lọt được vào tai của những người phàn nàn về chuyện không được đi tập gym, hay không được xem bóng đá, thì tôi thấy thật run sợ và khốn nạn.

Tôi hiểu nhiều người lo lắng vì ảnh hưởng tới nền kinh tế và tôi cũng thế. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chúng ta phải chấp nhận thực tế là hệ thống y tế Italy đã toang, tôi muốn đề cập đến khía cạnh Covid-19 tàn phá hệ thống sức khoẻ của một con người như thế nào.

Tôi rùng mình khi nghĩ lại, chỉ một tuần trước đây khi dịch còn chưa đến, chúng tôi đã được lệnh chuẩn bị kĩ càng, sơ tán bệnh nhân, khử trùng bệnh viện, kê thêm giường, dọn dẹp các chướng ngại vật. Tất cả những sự chuẩn bị vội vã này mang tới cho bệnh viện tôi làm việc hàng ngày sự tĩnh lặng và trống rỗng một cách siêu thực mà tôi chẳng thể hiểu được. Chúng tôi đã chuẩn bị đón đợi một cuộc xâm lăng mà tất cả không thể ngờ lại có sức tàn phá kinh khủng như vậy.

Tôi vẫn nhớ ca trực đêm của tôi một tuần trước. Tôi lo lắng đến mức không ngủ được trong lúc chờ mẫu xét nghiệm đầu tiên của bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 được gửi tới để tôi trực tiếp điều tra con virus này. Lúc đấy tôi bất giác mỉm cười, nghĩ là mình có khi lo lắng thái quá, nhưng bây giờ tôi đã thực sự thấy những gì đang xảy ra.

Cuộc chiến đã chính thức bắt đầu, chúng tôi hứng trọn từng đợt tấn công liên miên của kẻ thù suốt ngày đêm. Từng ngày trôi qua, số lượng những con bệnh khốn khổ lê lết vào phòng cấp cứu ngày càng đông. Họ nói họ có cảm giác như đang bị cúm. XIN HÃY DỪNG NGAY VIỆC NÓI ĐÂY LÀ CÚM. Từ khi làm việc ở bệnh viện Bergamo hai năm nay, tôi chưa từng thấy ai bị cúm mà phải cấp cứu cả. Những người bệnh đã nghiêm chỉnh chấp hành lời khuyên của chính quyền, tự cách ly ở nhà từ một tuần đến 10 ngày, nhưng bây giờ họ không thể chịu được nữa. Họ không thể thở được, họ thiếu oxy.

Hiện tại có rất ít loại thuốc để kìm chân con virus này. Bệnh nhân có chống được Covid-19 hay không chủ yếu là dựa vào sức đề kháng của chính họ. Chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ khi họ không thể chịu được nữa. Chúng ta phải chấp nhận thực tế là chỉ có cơ thể chúng ta mới chống chọi lại được con virus. Chúng tôi đang thử nghiệm những liệu pháp kháng khuẩn trên con virus này và từng ngày qua chúng tôi lại học thêm được một chút về hành vi của chúng. Tự cách ly ở nhà không thể thay đổi tình trạng bệnh.

Việc thiếu giường trầm trọng và các thể loại drama kèm theo bắt đầu kéo tới. Từng khoảng trống trong bệnh viện được lấp đầy bởi các con bệnh với tốc độ kinh hoàng. Bảng tên của các bệnh nhân vốn có nhiều màu khác nhau tùy vào đơn vị phụ trách, giờ đây chỉ toàn một màu đỏ và cùng một chẩn đoán: Viêm phổi kẽ hai bên.

Xin hỏi các vị có loại cúm nào mang đến thảm kịch kinh dị như vậy??? Tôi sẽ nói sự khác biệt giữa Covid-19 và cúm (sẽ có nhiều thuật ngữ chuyên ngành):

Cúm thường lây lan rất chậm, những ca biến chứng cũng rất hiếm. Trường hợp xấu chỉ xảy ra khi con virus phá huỷ hệ thống bảo vệ hệ hô hấp, cho phép những vi khuẩn thường trú ở khí quản xâm nhập xuống phế quản và phổi, khiến tình trạng bệnh nhân xấu đi. Người trẻ thì đỡ chứ người già thì xác định.

Covid-19 là bệnh gây viêm đường hô hấp cấp, nguy hiểm ở chỗ nó tấn công thẳng vào các phế nang, vô hiệu hoá chức năng của chúng. Thường thì bệnh nhân nhập viện vài ngày là bắt đầu suy hô hấp nặng, những bình oxy thường được để sẵn trong phòng bệnh không thể đủ.

Xin lỗi tôi phải nói thẳng là nước ta có rất nhiều người trên 65 tuổi, ai đến tuổi đấy chả có tiền sử bệnh này bệnh kia. Covid-19 rất ưa những người béo phì hoặc huyết áp. Những người trẻ có tiền sử bệnh về đường hô hấp cũng là con mồi béo bở.

Bệnh viện ngày xưa trống trải, nhiều chỗ vắng tới mức người ta đồn là có ma, mà bây giờ chật kín bệnh nhân. Con bệnh kiệt quệ. Nhân viên kiệt quệ. Tôi nhìn những gương mặt khốn khổ vì mệt mỏi của đồng nghiệp mà tôi chưa từng thấy, đến lúc hết ca nhưng vẫn tự nguyện ở lại làm thêm và tôi thấy sự đoàn kết từ tất cả mọi người. Bác sĩ làm cả những việc thường giao cho y tá như thay giường. Rất nhiều y tá vừa làm việc vừa khóc, vì có quá nhiều người chết, họ biết rất nhiều bệnh nhân đang cố gắng sinh tồn nhưng số phận của những người đó đã an bài.

Không còn ca kíp, không còn lịch làm việc. Không còn cuộc sống gia đình. Ngày trước tôi từng đi trực mấy tháng liền không về nhà. Tôi thề là khi tôi nghỉ trực, tôi đã làm đủ mọi cách để có thêm thời gian ở cạnh con trai. Dù đêm đó là đêm được nghỉ trực, tôi đã không ngủ một giây nào cho đến khi chia tay nó. Nhưng trong 2 tuần nay tôi đã phải tình nguyện không gặp con hay bất cứ người thân nào, vì tôi sợ mình đã nhiễm Covid-19 và sẽ lây cho người thân. Tôi không thể kiềm chế nước mắt khi nhìn ảnh con và khi gọi video call với con.

Vậy nên bạn ơi, bạn cũng nên học cách kiên nhẫn nếu không được đi xem hát, tham quan bảo tàng hay đi tập gym. Làm ơn có lòng từ bi nghĩ đến một đống người đang chờ chết. Tôi biết đó không phải lỗi của bạn, nhưng đối với những người vẫn suy nghĩ rằng tình hình hiện nay là phóng đại và cho rằng những lời tôi nói là cường điệu hoá, nhất là những bạn ở những nơi đại dịch chưa kéo đến, làm ơn hãy lắng nghe giới bác sĩ chúng tôi, làm ơn chỉ nên đi ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết, và đừng có đến những đám đông đang tranh giành nhau nhu yếu phẩm trong siêu thị vì đó là nơi virus lây lan nhanh nhất.

Nếu bạn có khẩu trang, làm ơn hãy đeo nó, thậm chí chỉ là khẩu trang vải chống bụi khi bạn làm vệ sinh hàng tuần. Đừng tìm khẩu trang y tế vì hiện tại chúng tôi đang dần cạn kiệt loại khẩu trang này. Chúng tôi đang phải dè xẻn sử dụng chúng vì WHO dự báo loại khẩu trang này sẽ hết sạch trong sớm mai.

À, mà còn điều này, vì thiết bị y tế thiếu thốn, y bác sĩ chúng tôi rất dễ bị phơi nhiễm dù đã bảo vệ kín toàn thân. Một số người trong số chúng tôi đã nhiễm, bất chấp việc làm theo đúng hướng dẫn an toàn. Những đồng nghiệp bị nhiễm đó về nhà và lại lây cho người thân của họ. Tôi nói những điều ghê rợn này để các bạn nghiêm túc thực hiện những hành động thiết thực nhằm tránh bị nhiễm virus. Hãy khuyên nhủ người thân của bạn, nhất là người già, hãy ở yên trong nhà và đi chợ giúp cho họ.

Đây là công việc của chúng tôi, chúng tôi không có lựa chọn. Phương châm của chúng tôi là cố gắng chữa càng nhiều người càng tốt, hoặc không thì cũng giúp người ta bớt đau phần nào trong khi chờ cái chết. Tôi không muốn nói nhiều về những gì mọi người nghĩ về chúng tôi, kể cả những người coi chúng tôi là anh hùng lẫn những người vẫn còn nghi ngờ, xúc phạm chúng tôi. Đó đơn giản là trách nhiệm hàng ngày của chúng tôi. Chúng tôi đã mạo hiểm khi tay nhuốm máu người lạ nhiễm HIV khi chúng tôi làm phẫu thuật, khi phải uống thuốc làm chúng tôi nôn mửa cả tháng để chữa trị bệnh nhân HIV, khi chúng tôi sợ hãi tột độ lúc để một sơ suất nhỏ nhoi mà có thể dẫn tới bị lây nhiễm.

Lời cuối, tôi chỉ muốn nói là chúng tôi chỉ muốn làm điều thiện cứu người. Bây giờ hãy làm như chúng tôi: Với hành động của chúng tôi, chúng tôi có thể cứu người hoặc giết người. Bạn cũng vậy, lời nói của bạn cũng vậy, thậm chí bạn còn có ảnh hưởng hơn chúng tôi.

Làm ơn hãy share những lời này, để giúp những nơi khác không phải rơi vào trường hợp như ở Italy.
----------------------------------

FB cá nhân:

 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Trích :
.... nhưng đối với những người vẫn suy nghĩ rằng tình hình hiện nay là phóng đại và cho rằng những lời tôi nói là cường điệu hoá, nhất là những bạn ở những nơi đại dịch chưa kéo đến, làm ơn hãy lắng nghe giới bác sĩ chúng tôi, làm ơn chỉ nên đi ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết, và đừng có đến những đám đông đang tranh giành nhau nhu yếu phẩm trong siêu thị vì đó là nơi virus lây lan nhanh nhất.
....Covid-19 rất ưa những người béo phì hoặc huyết áp. Những người trẻ có tiền sử bệnh về đường hô hấp cũng là con mồi béo bở. ....
 

sonvg

Xe điện
Biển số
OF-197008
Ngày cấp bằng
3/6/13
Số km
2,293
Động cơ
449,973 Mã lực
Bác nào rành về món này xin chỉ giáo:
1. Với người đã nhiễm, điều trị trong BV dùng loại thuốc nào;
2. Những người nghi nhiễm, trong các khu vực cách ly tập trung: hay dùng loại thuốc nào;
3. Những người nghi nhiễm, tự cách ly ở nhà.
Theo các bác tự cách ly tại nhà và cách ly tập trung, cái nào tốt hơn?
Cụ hỏi thế này thì nên tìm hiểu về cúm A trước.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Tại sao không có phác đồ hỗ trợ điều trị bằng thuốc đông y nhỉ? Dưỡng Can Bổ phế chẳng hạn
TQ hình như cũng bổ trợ bài thuốc đông y nào đó được bộ y tế sử dụng.
 

PnO

Xe tải
Biển số
OF-717255
Ngày cấp bằng
22/2/20
Số km
216
Động cơ
82,780 Mã lực
Tại sao không có phác đồ hỗ trợ điều trị bằng thuốc đông y nhỉ? Dưỡng Can Bổ phế chẳng hạn
TQ hình như cũng bổ trợ bài thuốc đông y nào đó được bộ y tế sử dụng.
Nhà em vừa mắc cúm cả nhà điều trị bằng uống nước + mật ong + nước ép gừng tươi thấy rất hiệu nghiệm.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Cái đó bổ trợ Cúm, cũng có thể dùng tốt cho viêm phổi cấp, nCoV nhưng sao các nhà Đông y không ai lên tiếng.
 

sondaicajqk

Xe tăng
Biển số
OF-176918
Ngày cấp bằng
15/1/13
Số km
1,472
Động cơ
354,334 Mã lực
sáng dậy ăn sáng, có cafe tan ngồi thư thái chém gió, trưa ăn xong rủ ae chiến hữu tập thể thao với đủ các bộ môn,chắn,cạ,tá lả............tối ngồi đàn ca sáo nhị....
 

DGT

Xe hơi
Biển số
OF-716956
Ngày cấp bằng
20/2/20
Số km
169
Động cơ
82,235 Mã lực
Tuổi
35
Ko, đã bị rồi khỏi thì cơ thể có kháng thể nên ko bị mắc lại, dù có QHTD với F0 cũng ko sợ mắc lại.
Ko chính xác đâu cụ ạ, tái nhiễm cũng có nhiều bài viết đề cập đến e cũng đọc tham khảo chứ tầm này cẩn thận đề phòng.
 

Xe_Dù

Xe buýt
Biển số
OF-344211
Ngày cấp bằng
25/11/14
Số km
780
Động cơ
279,697 Mã lực
thấy ngực căng, khó thở ( không ho, sốt) thì nên làm gì các cụ nhỉ
 

Mr.Hoang

Xe hơi
Biển số
OF-66091
Ngày cấp bằng
11/6/10
Số km
140
Động cơ
435,908 Mã lực
Mắc cô vy có thể tự khỏi mà ko uống thuốc như cúm thường ko các bác. Cả chục năm nay mỗi lần cúm em đều để tự khỏi
 

Pvsc

Xe ba gác
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
22,720
Động cơ
550,936 Mã lực
Ngày 5 lần như hướng dẫn cụ nào post tháng trước :D
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,118
Động cơ
401,007 Mã lực
Có khi quay lại phác đồ chữa cảm cúm của các cụ nhà mình ngày xưa là xông lá lẩu....ăn cháo hành thị nở....Có khi lại ngon
 

The GhostFather

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-610476
Ngày cấp bằng
19/1/19
Số km
494
Động cơ
125,346 Mã lực
Tuổi
90
Em hóng các bác nào bị cách ly rồi lên đây viết review 24h ở khu cách lý ạ

Với kinh nghiệm của người năm nào cũng dính viêm phế quản l thì bị nặng chỉ có uống kháng sinh, orezol, ăn uống đầy đủ thôi cụ à.
Mới cụ
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Có khi quay lại phác đồ chữa cảm cúm của các cụ nhà mình ngày xưa là xông lá lẩu....ăn cháo hành thị nở....Có khi lại ngon
Cái này cũng tốt , tăng cường bồi bổ cơ thể, chống cảm mạo, hàn khí, chống lạnh phổi,... kết hợp uống thêm trà gừng, mật ong,.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Chốt nguy hiểm của virus corona
Nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi và có tiền sử mắc các bệnh khác dễ gặp biến chứng nặng nguy hiểm

Tuy vậy, ngay cả những người trẻ tuổi cũng phải đầu hàng trước sự tấn công của virus corona.

Một số bệnh nhân trẻ tuổi có triệu chứng nặng có thể liên quan đến vấn đề di truyền, do cơ thể của họ có quá nhiều thụ thể protein có hình dạng rõ rệt trong các tế bào biểu mô đường hô hấp mà virus thường nhắm đến. Một số cá nhân cũng có thể bị suy giảm miễn dịch hoặc các yếu tố vật chủ khác liên quan đến những bệnh tiềm ẩn, Taubenberger giải thích.

“Các hình ảnh chẩn đoán lâm sàng cho thấy Covid-19 không giống với những gì chúng ta từng thấy ở bệnh cúm”, Jeffery K. Taubenberger (người đứng đầu bộ phận nghiên cứu virus, Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia ở Bethesda, Maryland, Mỹ ).

Nguy cơ từ nhiễm trùng thứ cấp
Cơ chế lây lan của Covid-19 có thể bắt nguồn từ việc tiếp xúc với dịch mũi, nước bọt của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi. Nhiễm trùng thường bắt đầu ở mũi. Khi vào trong cơ thể, virus corona xâm chiếm các tế bào biểu mô, phòng tuyến bảo vệ đường hô hấp, Taubenberger, cho biết.

Nếu virus chỉ nằm ở đường hô hấp trên, nó chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ. Nhưng nếu virus tấn công xuống khí quản, phế quản và phổi, nó có thể gây ra sự nghiêm trọng hơn của bệnh.

Chot tu than cua virus corona hinh anh 2 z_covid_3_1.jpg
Virus corona trở thành "tử thần" khi lan xuống phổi và tấn công hệ thống hô hấp. Đồ họa: Mammothmemory.


Đó là tổn thương trực tiếp do viêm phổi gây ra bởi virus, cộng với thiệt hại thứ phát do sự phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể đối với tình trạng nhiễm trùng.

“Cơ thể của bạn ngay lập tức cố gắng sửa chữa tổn hại trong phổi ngay khi nó xảy ra. Các tế bào bạch cầu tiêu diệt mầm bệnh và giúp chữa lành các mô bị tổn thương. Đây là phản ứng của cơ thể đối với căn bệnh. Thông thường, nếu tốt đẹp, bạn có thể hết bệnh sau vài ngày”.

Một số trường hợp triệu chứng nặng, nỗ lực tự chữa lành của cơ thể quá mạnh, dẫn đến phá hủy các tế bào nhiễm virus mà cả những tế bào khỏe mạnh dẫn đến cơ thể mất các tế bào sản xuất chất nhầy bảo vệ, những sợi lông nhỏ, hoặc lông mao để quét sạch bụi bẩn và dịch tiết ra khỏi phổi.

“ Kết quả là phổi dễ bị nhiễm khuẩn thứ cấp gồm vi trùng thường trú ngụ trong mũi và cổ họng, vi khuẩn kháng thuốc, đặc biệt là môi trường ẩm ướt của máy thở”

Nhiễm khuẩn thứ cấp đặc biệt nguy hiểm, vì chúng có thể tiêu diệt các tế bào gốc của đường hô hấp, cho phép trẻ hóa mô. “Nếu không có các mô này, cơ thể không thể sửa chữa tổn thương mô phổi do virus dẫn đến suy thận, gan, não và tim do thiếu oxy”, ông Taubenberger nói.

David Morens, cố vấn khoa học giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia, cho biết khi bạn bị nhiễm trùng nặng, mọi thứ bắt đầu sụp đổ. và đến một lúc nào đó bạn không thể lấy lại được.

Tóm và Trích:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top