- Biển số
- OF-98494
- Ngày cấp bằng
- 3/6/11
- Số km
- 1,392
- Động cơ
- 411,410 Mã lực
vừa xem hôm nay bản tin cũ nói về tax xong
Thế cụ thấy tax đẹp, cần bảo tồn à?IQ tầm nhìn, tòa nhà cao ốp kiếng mới là tp hiện đại. Tuy duy bần cố nông cụ ạ. Cái gì lâu đời icon của tp thì nước ngoài cấp đụng vào. Ở mình thì phá như dân vô trí thức
Em nghĩ nên sửa chữa về nguyên trạng như 1880 sẽ đẹp hơn giống như nhà hát lớn Hà nội vậy. Dù gì khi nói đến thương xá Tax vẫn thấy dễ hình dung và biết nó là của Sài GònNếu còn như này thì quá đẹp:
Còn như này thì e ạ cụ nào còn luyến tiếc, đòi bảo tồn
Cụ mong muốn thế nhưng ai sẽ làm ? Tư nhân chắc chắn ko bỏ tiền ra làm phục vụ mục đích đẹp rồi. Nhà nước thì ko ưu tiên nguồn lực có hạn cho những việc như thếEm nghĩ nên sửa chữa về nguyên trạng như 1880 sẽ đẹp hơn giống như nhà hát lớn Hà nội vậy. Dù gì khi nói đến thương xá Tax vẫn thấy dễ hình dung và biết nó là của Sài Gòn
Cũng là chỗ đó ngon ăn, kiếm phát hàng trăm tỷ nên chắc ko ai chú ý đến việc giữ lại nó cụ nhểCụ mong muốn thế nhưng ai sẽ làm ? Tư nhân chắc chắn ko bỏ tiền ra làm phục vụ mục đích đẹp rồi. Nhà nước thì ko ưu tiên nguồn lực có hạn cho những việc như thế
Cụ gõ chữ có dấu đi, dịch mãi ko hiểu cụ nói gìCo khi xay xong lai bo khong, em chan nam cac cu ak.
http://www.thesaigontimes.vn/119678/Thuong-xa-Tax-–-khoi-dau-va-ket-thuc.htmlThương xá Tax – khởi đầu và kết thúc
Thương xá Galleries La Fayette, Paris (Ảnh tác giả)
Bên trong Thương xá Galleries La Fayette, Paris (Ảnh tác giả)
Câu chuyện về ba thương xá – Galeries Lafayette, Masion Godard (Hà Nội) và Grands Magasins Charner (Sài Gòn)
Cuối thế kỷ 19, các cửa hàng bách hóa (Grands Magasins, Department Stores) ở Paris xuất hiện nhiều sau sự thành công từ nhiều năm trước của các thương xá Bon Marché, La Smaritaine và Grands Magasins Dufayel, đặc biệt là các cửa hàng sang trọng như Galeries Lafayette và Printemps. Sự phát triển của các cửa hàng bách hóa là do sự thay đổi trong cuộc sống ở nhiều tầng lớp xã hội và số lượng lớn của hàng hóa sản xuất càng đa dạng từ các kỹ nghệ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong xã hội ngày càng phong phú, giàu có hơn ở Anh và Pháp.
Ảnh hưởng của phong cách thương mại mới này lan ra nhiều nơi ở Viễn Đông và đặt nền móng cho các cửa hàng bách hóa xuất hiện đầu tiên ở Đông Dương: Hà Nội và Sài Gòn đầu thế kỷ 20.
Trong diễn văn khánh thành Grands Magasins Charner (Thương xá Tax) ở Saigon của ông Hipube, đại diện công ty “Société colonial des Grands Magasins” ngày 26/11/1924 có đề cập đến kinh nghiệm của phong cách thương mại này ở Galeries Lafayette và Grands Magasins Prinntemps ở Paris
....
Không ai có thể tưởng tượng là tòa nhà Galleries La Fayette một ngày nào đó sẽ bị san bằng để xây một nhà cao tầng hiện đại. Trung tâm Paris vẫn cổ kính và không có tòa nhà cao tầng hiện đại nào. Khu thương mại có các tòa nhà hiện đại cao tầng, nơi đặt trụ sở văn phòng của các công ty lớn là khu La Defense, được thiết lập thời Tổng thống Mitterand cách đây khoảng 30 năm, nằm phía bên kia sông Seine, không xa trung tâm Paris. Khu lịch sử cổ kính có kiến trúc xưa đặc trưng của thành phố Paris vẫn được giữ và cũng là lý do chính Paris là thành phố thu hút nhiều du khách nhất thế giới.
Một số người nước ngoài, Pháp, Anh và Úc sống nhiều năm ở thành phố Sài Gòn mà tôi quen biết nói rằng không nên coi trọng lợi nhuận trước mắt mà phá đi cái di sản đặc thù hay tổng thể quí giá.
Không biết khi nào sẽ tổng kết thành tích giữa thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 xem các lãnh đạo tài năng Công nông đã phá được bao nhiêu Di sản cụ nhể?Một số người nước ngoài, Pháp, Anh và Úc sống nhiều năm ở thành phố Sài Gòn mà tôi quen biết nói rằng không nên coi trọng lợi nhuận trước mắt mà phá đi cái di sản đặc thù hay tổng thể quí giá.- trích bài
http://www.thesaigontimes.vn/119678/Thuong-xa-Tax-–-khoi-dau-va-ket-thuc.html
Thế theo cụ mấy cái xe đạp peugeot cá vàng, mifa, hay mấy cái kính gọng vàng gỉ hoẻn... có gì đặc sắc mà nhiều người vẫn bỏ một đống xèng mua, thay vì làm cái uây tầu vừa nhanh vừa tiện.Thương xá Tax chẳng qua là 1 tòa nhà từ thời ngày xưa, ngày ấy ít nhà thì nó to, giờ qua trăm tuổi rồi thì họ cần xây cái to hơn thì họ phá, nó không phải công trình cổ, và cũng chả phải biểu tượng của Sài Gòn.
Vào mồm mấy ông nhà báo thì cái đe'o gì cũng thành hay hết, giống như xích lô Hà Nội, nó chẳng qua là 1 phương tiện từ thời đói kém xa xưa, cực kỳ bóc lột sức lao động của người đạp xe, nay không hợp thời nữa thì chính quyền cho dẹp nhưng chúng nó rống lên là xích lô là 1 nét văn hóa của Hà Nội... làm gì có cái nét văn hóa đó. Hoặc cái chợ Đồng Xuân, nếu ai đã vào thì thấy nó cực kỳ bẩn thỉu lộn xộn, toàn bán hàng lậu, không hề có 1 tý hàng tử tế nào ở đó, nhưng đố ai dám động vào chỉ vì ngày xưa đánh nhau trong cái chợ đó ( mà nói thực khi chiến tranh xảy ra trong nội đô thì chỗ nào chả là chiến trường ), vì mỗi lý do đó mà bắt giữ nguyên chợ Đồng Xuân.
Nhìn mật độ dân của Royal và Times city là biết cụ ạThế theo cụ mấy cái xe đạp peugeot cá vàng, mifa, hay mấy cái kính gọng vàng gỉ hoẻn... có gì đặc sắc mà nhiều người vẫn bỏ một đống xèng mua, thay vì làm cái uây tầu vừa nhanh vừa tiện.
Những cái xe đấy nó đi theo nhiều người nhiều năm tháng, cũng là niềm mong ước của nhiều người và bây giờ giúp người ta sống dậy những kỉ niệm. Những cái nhà mới có thể đẹp hơn, sang trọng tiện nghi hơn, nhưng ko làm động đậy tí nơ ron thần kinh nào cả.
Giờ chỗ e, ở giữa trung tâm thành phố có bãi đất to đùng, chỉ trồng cỏ, cho người tập thể dục, dắt chó đi dạo, thi thoảng học sinh ra chơi đá bóng; nếu rơi vào tay mấy anh nghị nhà mình khéo họ xẻ ra làm nhà chung cư với khách sạn cao cấp hết cả rồi.