Thấy cụ/mợ hình như muốn biết về cách phân bậc hay ngành đạo tạo của bên Y thì e xin chia sẻ như sau:
1. Ngày trước đào tạo bsy nội trú là 1 hình thức được bộ giáo dục, bộ y tế công nhận, giao cho các trường đại học Y đảm nhiệm, dành cho các đối tượng sv Y6 vừa mới tốt nghiệp. Các em sẽ có 1 lần thi duy nhất trong đời ngay sau khi tốt nghiệp( ngày xưa nội trú có giá kinh khủng, vì đầu vào cao, đào tạo tốt, đầu ra chất lượng, giờ thì đào tạo tràn lan hơn). Các bsy nội trú sau khi ra trường sẽ được cấp bằng bs ntru chuyên ngành gì gì đó, giá trị bằng bsy nội trú nằm ở cách đào tạo và chất lượng đầu ra của họ. Hiện tại, bên cạnh bằng bsy nội trú của các trường đại học Y, có thêm bằng bsy nội trú của các bvien họ đào tạo: về chất lượng đầu ra có thể tương đương ( vì đào tạo khá tốt nếu ở bvien tuyến đầu), nhưng bằng này không được bộ y tế công nhận nên sẽ không được dùng khi xét lương hoặc nâng ngạch.
2. Khối y chia đào tạo làm 2 mảng:
- Chuyên môn: Bsy CKI, bsy CKII, hiện tại đang có dự thảo sẽ đổi tên thành Bsy chuyên khoa và bsy chuyên khoa sâu.
- Thiên về nghiên cứu, đào tạo: thạc sỹ, tiến sỹ
Tuy nhiên ở miền Bắc thì việc đào tạo 2 hình thức này tương đối lẫn lộn + việc phổ cập CKI cho các bsy tuyến dưới ( vùng sâu vùng xa), nên dẫn tới giá trị của bằng Ths, Ts cao hơn so với 2 bằng CK kia. Ở miền nam thì lại hơi khác.
- PGS, GS là các học hàm dành cho các bsy có đóng góp và đủ tiêu chuẩn trong đào tạo, giảng dậy.
3. Hiện tại, mới đưa ra thêm 1 loạt các khái niệm mới: Bsy chính, bsy cao cấp.... nó liên quan đến phân ngạch để tính lương.
4. Ở Mỹ, đào tạo bsy khác nhiều so với VN. Ở Mỹ, chức danh Bs ( MD) đào tạo liên tục qua trường y + ít nhất 3 năm nội trú và trải qua kỳ thi tốt nghiệp cuối cùng. Giá trị của bằng MD của Mỹ tương đương tiến sỹ luôn. Họ khá rạch ròi trong việc phân chia người làm chuyên môn và người làm nghiên cứu.
Em xin chia sẻ thêm 1 chút để các cụ ngoài ngành có thể hiểu ạ.