Cụ Ngao học đại học 1971 mà giờ ko có lương hưu, thì chắc là cụ nghỉ những năm 80, hồi đó có rất nhiều kỹ sư bỏ việc nhận 1 cục or đi xkld, ngày đó nhà nào cũng nuôi lợn ở nhà vệ sinh, dùng than tổ ong
Không phải cụ ạ. Cái máu "yêu khoa học" ngấm vào em cho đến ngày nay không thể dứt ra được. Em được Viện Vật lý, Viện khoa học Việt Nam cử đến học/thực tập ở Viện Vật Lý, Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô (viết tắt là RAN) từ tháng 7 năm 1990 đến tháng 8 năm 1991. Sau đó đảo chính ở Liên Xô và ở trong nước thì Viện Vật Lý tách ra làm 2: thành Viện Vật Lý ở chỗ Đào Tấn, Thủ Lệ. Viện mới thành lập là Viện khoa học Vật liệu (viết tắt là IMS). Em không được lòng giới lãnh đạo (trừ ông Nguyễn Văn Hiệu) vì cái tính em hay... nói sự thật trước người khác. Khi thành lập IMS thì họ gạt em ra, lý do thì cũng chính đáng .... vì đang ở nước ngoài, không về nước làm việc, cho dù em từng là công thần của Viện. (Nghịch cảnh chỗ cũng một số đông ở Nga và Đông Âu cũng như em không về nước, vẫn hưởng lương và về hưu đẹp, do có mối quan hệ với giới lãnh đạo này).
Em theo học nghiển cứu sinh ở Trong Đại học Đường sắt, được phép của Viện. Nhưng....
Đút lót, hối lộ không có chỗ đứng trong đầu em. Em vui chấp nhận "playing rule" để tìm đường mưu sinh. Người Anh có câu ngạn ngữ
"Một cái bánh không thể vừa ăn, vừa để dành". Được cái nọ phải mất cái kia. Em có người bạn cùng chiến hào từ thời B-52 là Đặng Vũ Minh, khi đó là Uỷ viên Trung ương Đ.ảng, Viện trưởng Viện khoa học Việt Nam, em muốn có lương và biên chế thì chẳng ai cản được, chẳng cần nịnh nọt. Năm 1998, Đặng Vũ Minh sang Moscow, vợ chồng em tới Hotel Akademicheckaya thăm. Cửa vừa mở, em nói ngay "Vợ chồng tôi đến thăm cụ, nhưng không nhờ vả gì đâu nhé". Ông Minh vẫn thường kể lại chuyện này. Năm 2002, khi trở về nước, em gặp ông Minh và nói: "Tôi biết, tôi đề nghị, thì cụ cũng thu xếp một chỗ trong biên chế. Nhưng tôi biết làm thế sẽ phiền cả cho cụ và cho tôi. Thí dụ anh em trẻ hỏi tôi vụ bê bối trong Viện 30 năm trước đây, mà bây giờ người đó đang giữ trọng trách trong Viện, thì tôi phải trả lời thật. Nói khác đi không phải là tôi nữa. Vậy cụ thấy phiền chưa? Cụ có biết tích Phạm Lãi, Văn Chủng trong Đông Chu liệt quốc không? Lúc hàn vi hai người này nằm gai nếm mật phù vua Câu Tiễn. Nhưng khi vua Câu Tiễn trở về thành vua thì Phạm Lãi từ quan, bỏ đi xa, còn Văn Chủng ở lại, và hậu quả bị vua Câu Tiễn bắt tự tử"
Có những người khi hàn vi thân nhau, nhưng khi một trong hai người có địa vị, quyền hành, thì nên tránh như Phạm Lãi. Khi nằm gai nếm mật có thể chia sẻ cùng nhau, nhưng khi hưởng vinh hoa phú quý thì lại không thể chia sẻ được, và tiêu diệt nhau chỉ còn là thời gian và cơ hội.
Ở Việt Nam Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc là một thí dụ.
Bài học này nhỡn tiền ở Nga sau Cách mạng Tháng Mười. Họ đã đồng lòng diệt Bạch Vệ xây dựng chính quyền Xô viết, nhưng từ 1930 đến 1937 (tạm tính thế) thì các đồng chí lại "thịt nhau" tàn bạo
Đến tận hôm nay, em và Đặng Vũ Minh vẫn chuyện trò với nhau như ngày xưa, vì em lường trước những gì xảy ra.
Em không ân hận hoặc hối tiếc những gì em đã làm
Em và Đặng Vũ Minh chiều hôm 26 tháng 12 năm 1972