Cứ chơi với Mỹ là em ủng hộ.
IPEF cũng như TPP trước đó, là những tổ chức nhằm bao vây Trung Quốc, không cho nước này thay đổi trật tự, luật chơi thế giới, đã hình thành sau thế chiến thứ II. IPEF còn hơn TPP vì bao gồm cả Ấn Độ, tức là nước trong nhóm tứ cường (Quad: Mỹ, Ấn, Nhật và Úc).Không bàn về thuế quan thì khó lắm, lại chết yểu thôi.
Giờ đang là bà bán tạp hoá của xóm nên hễ có phi vụ nào về mua bán, giao dịch cũng có mặtViệt nam mâm nào cũng có mặt nhỉ!
Hiếu hỉ có mặt cả chứng tỏ rất đầu cuốiViệt nam mâm nào cũng có mặt nhỉ!
Nước nào cũng thế. Ông nào không phải thế thì có vấn đề về thần kinh.Bố Mẽo đúng là lợi ích quốc gia của bố là trên hết
Cái gì bày ra cũng phải có thực chất cụ ạ, với các nước như Asean hay Ấn Độ, bài toán kinh tế cực kỳ quan trọng, giờ không có lợi ích kinh tế, cứ toàn bàn chuyện đâu đâu, thêm nữa chuỗi cung ứng toàn cầu đã yên vị sau bao nhiêu năm xây dựng, giờ bảo một số nước thay đổi, tiền đâu ra mà thay đổi, lợi ích kinh tế đâu mà đánh đổi. Cái này bày ra để gỡ điểm cho bầu cử giữa nhiệm kỳ cuối năm của Biden với xoa dịu những bức xúc của Nhật Bản sau khi phải làm bao nhiêu thứ cho Mỹ thôi. Em dự chả ăn thua gì, Mỹ không mở cửa thị trường, không bỏ các hàng rào kỹ thuật mang tính cố ý, còn khướt mới đạt được mục tiêu, Ấn Độ với Asean đều không phải là những nước sẵn sàng chọn phe, họ đều là những nước nhiều lần quyết định không chọn phe rồi. Mà lỡ mấy năm nữa bác Trump thắng cử thì Mỹ lại rời nhóm dễ như bỡn, khó nói lắm, nên em xác định vẫn chết yểu thôi, bộ khung xương là liên kết chính trị quân sự, lớp da lông là hợp tác kinh tế, ai cũng biết cả, được mấy người mắc câu, đợi vào bàn cụ thể thì lúc đấy sẽ rối mắc như tơ vò, lúc đấy không giải tán thì cứ lăng quăng đi họp cho vui thôi chứ chả có tác dụng gì.IPEF cũng như TPP trước đó, là những tổ chức nhằm bao vây Trung Quốc, không cho nước này thay đổi trật tự, luật chơi thế giới, đã hình thành sau thế chiến thứ II. IPEF còn hơn TPP vì bao gồm cả Ấn Độ, tức là nước trong nhóm tứ cường (Quad: Mỹ, Ấn, Nhật và Úc).
Ngoài ra còn có hai nước quan trọng góp mặt trong IPEF, trước đây không có mặt trong TPP, đó là là Indonesia, nước lớn nhất Đông Nam Á, và Hàn Quốc, căn cứ sản xuất chip điện tử hàng đầu thế giới.
IPEF là một trận địa tổng lực do người Mỹ giăng ra, tuy có hạn chế sự ràng buộc hơn so với TPP. Sự ít ràng buộc này có thể là vì người Mỹ muốn có một kết quả sớm, chứng tỏ rằng họ đang liên minh với châu Á, rằng họ vẫn không bị cuộc chiến Ukraine làm xao lãng, bởi nếu ràng buộc nhiều, thì e rằng không kéo được đông đảo các quốc gia yếu nhất ở Đông Nam Á.
Có bốn mục tiêu của IPEF: Bảo đảm hệ thống cung ứng toàn cầu, năng lượng sạch, chống tham nhũng, và nền kinh tế số. IPEF không bao gồm chuyện giảm thuế, hay là mở lối vào thị trường khổng lồ của Mỹ.
Nếu IPEF thành công trong mục tiêu này, thì Việt Nam sẽ ở chỗ nào, chuỗi cung ứng nào? Chip điện tử? Thiết bị y khoa? Đây là hai nhóm hàng hóa mà Mỹ và phương Tây bị hụt hẫng vì đại dịch và sự đối đầu với Trung Quốc, khi mà họ tách rời để chống lệ thuộc vào các nhà máy và nguyên liệu ở Trung Quốc đại lục (découplage) chỉ mới bắt đầu trong vài năm qua. Sự chống lệ thuộc này đã được tăng tốc khi nhiều đại công ty Mỹ và phương Tây muốn dời cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc, hoặc ít nhất tìm kiếm thêm những nhà máy ngoài Trung Quốc đại lục.
Một ngày làm việc của thủ tướng *************** ở thung lũng điện tử (Silicon Valley, California) trong chuyến đi Mỹ vừa qua, là một bước chuẩn bị tốt của chính phủ.
Lượm lặt
Làm màu thôi cụ ah.Cái IPEF này như nào nhỉ, em lơ mơ chưa hiểu. Cụ nào biết giải thích đi.
Bớt vẽ hươu vẽ vượn (ý nói bài viết lượm lặt), bánh bìa, bánh đất, bánh nặn nhìn ngoài bao giờ chả ngon. Tới khi xắt ra rồi thì chả muốn ăn nữa đâu.IPEF cũng như TPP trước đó, là những tổ chức nhằm bao vây Trung Quốc, không cho nước này thay đổi trật tự, luật chơi thế giới, đã hình thành sau thế chiến thứ II. IPEF còn hơn TPP vì bao gồm cả Ấn Độ, tức là nước trong nhóm tứ cường (Quad: Mỹ, Ấn, Nhật và Úc).
Ngoài ra còn có hai nước quan trọng góp mặt trong IPEF, trước đây không có mặt trong TPP, đó là là Indonesia, nước lớn nhất Đông Nam Á, và Hàn Quốc, căn cứ sản xuất chip điện tử hàng đầu thế giới.
IPEF là một trận địa tổng lực do người Mỹ giăng ra, tuy có hạn chế sự ràng buộc hơn so với TPP. Sự ít ràng buộc này có thể là vì người Mỹ muốn có một kết quả sớm, chứng tỏ rằng họ đang liên minh với châu Á, rằng họ vẫn không bị cuộc chiến Ukraine làm xao lãng, bởi nếu ràng buộc nhiều, thì e rằng không kéo được đông đảo các quốc gia yếu nhất ở Đông Nam Á.
Có bốn mục tiêu của IPEF: Bảo đảm hệ thống cung ứng toàn cầu, năng lượng sạch, chống tham nhũng, và nền kinh tế số. IPEF không bao gồm chuyện giảm thuế, hay là mở lối vào thị trường khổng lồ của Mỹ.
Nếu IPEF thành công trong mục tiêu này, thì Việt Nam sẽ ở chỗ nào, chuỗi cung ứng nào? Chip điện tử? Thiết bị y khoa? Đây là hai nhóm hàng hóa mà Mỹ và phương Tây bị hụt hẫng vì đại dịch và sự đối đầu với Trung Quốc, khi mà họ tách rời để chống lệ thuộc vào các nhà máy và nguyên liệu ở Trung Quốc đại lục (découplage) chỉ mới bắt đầu trong vài năm qua. Sự chống lệ thuộc này đã được tăng tốc khi nhiều đại công ty Mỹ và phương Tây muốn dời cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc, hoặc ít nhất tìm kiếm thêm những nhà máy ngoài Trung Quốc đại lục.
Một ngày làm việc của thủ tướng *************** ở thung lũng điện tử (Silicon Valley, California) trong chuyến đi Mỹ vừa qua, là một bước chuẩn bị tốt của chính phủ.
Lượm lặt
Trên đời này cái gì / vấn đề gì chả làm màu. Bao bì và đóng gói đẹp là 1 phần tất yếu không thể thiếu của 1 sản phẩm cao cấp.Làm màu thôi cụ ah.
Mẽo thì nổi tiếng bánh vẽ rồi, chưa kể chính sách các Đoảng phái bất nhất. Hài hước là thời hậu Obama đinh ninh Hillary ăn chắc bầu cử nên cả 2 thi nhau o bế TPP.Trên đời này cái gì / vấn đề gì chả làm màu. Bao bì và đóng gói đẹp là 1 phần tất yếu không thể thiếu của 1 sản phẩm cao cấp.
Hạ tầng mình mới xây, cả kỹ thuật và xã hội, phải thu hồi vốn chớ cụ!Chuỗi cung ứng thế giới không thể thiếu Việt nam. Nhưng rất tiếc logictic vẫn chiếm 20% GDP làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, hi vọng sau nhiệm kỳ này với sự đẩy mạnh về hạ tầng thì cũng sẽ bỏ bớt đc đội đứng đường cầm đèn pin thu phế xe tải đi