- Biển số
- OF-810913
- Ngày cấp bằng
- 15/4/22
- Số km
- 95
- Động cơ
- 7,297 Mã lực
Tóm lược
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa thông báo sẽ khởi động mạng lưới thương mại châu Á - Thái Bình Dương mới với 13 quốc gia đầu tiên đăng ký tham gia tên là IPEF. Trung Quốc đã chỉ trích IPEF là nỗ lực nhằm tạo ra một nhóm kín, Mỹ bác bỏ tuyên bố này .
"Mỹ và Nhật Bản cùng với 11 quốc gia khác sẽ khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF). Khuôn khổ này là cam kết hợp tác với những người bạn và đối tác thân thiết của chúng tôi trong khu vực, về những thách thức quan trọng nhất đối với việc đảm bảo khả năng cạnh tranh kinh tế trong thế kỷ 21”, AFP dẫn lời ông Biden tuyên bố tại Nhật Bản ngày 23.5.
Reuters dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết những nước tham gia đối thoại đầu tiên của IPEF gồm Ấn Độ, Brunei, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Mỹ, New Zealand, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Thái Lan, Úc và Việt Nam. Các nước sẽ làm việc cùng nhau để đàm phán những tiêu chuẩn chung và tiêu chí để kết nạp các thành viên khác trong tương lai.
Dù Nhật Bản đã công khai chèo kéo Mỹ quay lại CPTPP, nhưng Mỹ vẫn nói 'không' với CPTPP, đại diện Thương mại Mỹ gọi các FTA là "công cụ của thế kỷ 20", các FTA có thể dẫn đến "phản ứng dữ dội" từ phía người dân Mỹ do lo ngại việc thuê nhân công từ bên ngoài có thể làm hạn chế cơ hội của lao động nước này.
IPEF là một cơ chế được thiết kế phù hợp hơn nhằm tìm kiếm lợi ích của quan hệ đối tác thương mại, đồng thời tách rời Mỹ khỏi những mặt trái của tự do hóa thương mại. Việc thiết lập IPEF cũng có thể khác với các FTA truyền thống, vốn thường mất nhiều năm đàm phán và yêu cầu các nước tham gia phải phê chuẩn.
IPEF có thể được coi sáng kiến nhằm đối phó Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, IPEF thúc đẩy tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng thực sự là nhằm "cố gắng đẩy Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng và có thể phá vỡ mạng lưới khu vực mà ASEAN là thành viên".
Chi tiết có thể xem thêm ở đây hoặc hỏi giáo sư Google !
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa thông báo sẽ khởi động mạng lưới thương mại châu Á - Thái Bình Dương mới với 13 quốc gia đầu tiên đăng ký tham gia tên là IPEF. Trung Quốc đã chỉ trích IPEF là nỗ lực nhằm tạo ra một nhóm kín, Mỹ bác bỏ tuyên bố này .
"Mỹ và Nhật Bản cùng với 11 quốc gia khác sẽ khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF). Khuôn khổ này là cam kết hợp tác với những người bạn và đối tác thân thiết của chúng tôi trong khu vực, về những thách thức quan trọng nhất đối với việc đảm bảo khả năng cạnh tranh kinh tế trong thế kỷ 21”, AFP dẫn lời ông Biden tuyên bố tại Nhật Bản ngày 23.5.
Reuters dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết những nước tham gia đối thoại đầu tiên của IPEF gồm Ấn Độ, Brunei, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Mỹ, New Zealand, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Thái Lan, Úc và Việt Nam. Các nước sẽ làm việc cùng nhau để đàm phán những tiêu chuẩn chung và tiêu chí để kết nạp các thành viên khác trong tương lai.
Dù Nhật Bản đã công khai chèo kéo Mỹ quay lại CPTPP, nhưng Mỹ vẫn nói 'không' với CPTPP, đại diện Thương mại Mỹ gọi các FTA là "công cụ của thế kỷ 20", các FTA có thể dẫn đến "phản ứng dữ dội" từ phía người dân Mỹ do lo ngại việc thuê nhân công từ bên ngoài có thể làm hạn chế cơ hội của lao động nước này.
IPEF là một cơ chế được thiết kế phù hợp hơn nhằm tìm kiếm lợi ích của quan hệ đối tác thương mại, đồng thời tách rời Mỹ khỏi những mặt trái của tự do hóa thương mại. Việc thiết lập IPEF cũng có thể khác với các FTA truyền thống, vốn thường mất nhiều năm đàm phán và yêu cầu các nước tham gia phải phê chuẩn.
IPEF có thể được coi sáng kiến nhằm đối phó Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, IPEF thúc đẩy tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng thực sự là nhằm "cố gắng đẩy Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng và có thể phá vỡ mạng lưới khu vực mà ASEAN là thành viên".
Chi tiết có thể xem thêm ở đây hoặc hỏi giáo sư Google !
Ông Biden: Đã có 13 quốc gia tham gia sáng kiến kinh tế IPEF của Mỹ
TTO - Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo đã có 13 quốc gia tham gia sáng kiến kinh tế mới do Mỹ dẫn đầu được gọi là IPEF. Đây được coi là sáng kiến nhằm đối phó Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
tuoitre.vn