Theo thông tin trên đây có nhiều gian hàng thuê bên trung gian và không liên lạc được khi bị đẩy ra ngoài trung tâm. Ngoài việc tìm chỗ kinh doanh mới, quản lý hàng hóa và nhân viên hạn chế thêm thiệt hại, mình đưa ra thêm giả thuyết vụ việc: Trường hợp này nếu bên trung gian cố tình lẩn trảnh, nên được xem xét ở hành vi lừa đảo, nếu trung gian và Parkson, Keangnam biết trước việc cố tình lẩn tránh, ém nhệm thông tin, đột ngột đuổi gian hàng gây hại thiệt, nên được xem xét có liên quan trách nhiệm đến khả năng lừa đảo gian hàng. Cần có các hợp đồng, chứng từ để chứng minh Keangnam, Parkson, trung gian có liên quan thông qua việc biết trước các gian hàng bị cưỡng ép đuổi đột ngột, nên được xem xét là hành vi thông đồng, ém nhẹm thông tin gây thiệt hại cho gian hàng.
Gian hàng chuẩn bị các bảng kê hàng hóa, chứng từ, tiền đầu tư để chứng minh thiệt hại, cần giữ lại các văn bản giao tiếp giữa các bên liên quan. Vụ việc có tổng giá trị tiền thiệt hại càng lớn, số người bị thiệt hại càng nhiều, càng có lợi thế thương lượng bồi thường. Nắm người có tóc, không ai nắm kẻ trọc đầu, đưa nhiều bên liên quan trực tiếp vào vụ việc có lợi thế cho thương lương, kiện cáo, chỉ kiện kẻ trọc đầu, trường hợp này là bên trung gian, tương lai họ có khả năng giải thế, thanh lý chứng từ sổ sách, các gian hàng tự làm mất lợi thế của mình.
Khả năng trong vụ này, nếu các chủ hàng không liên kết hợp lý, không có bảng kê chứng minh được thiệt hại, giá trị thiệt hại nhỏ, coi như là con kiến khiếu nại củ khoai. Nếu liên kết, chứng minh thiệt hại, khả năng nhận được số bồi thường nhỏ, những người dùng cưỡng ép đóng cửa chặn nhốt nhân viên và gian hàng, những quản lý độc đoán xem các chủ gian hàng như dân vỉa hè dùng luật vỉa hè với các chủ hàng sẽ bị đuổi việc vì coi thường luật pháp và chẹn ép các gian hàng.