... đi có khoảng 10 phút là đã thấy dừng xe. Gớm, ở nhà nom ảnh cái thánh đường thấy nó bé tý, ấy vậy mà đến nơi thấy nó to khủng khiếp các bác ạ. Sao lại xây được cái nhà to thế mà ở giữa không có cột kèo gì
. Thánh đường Hồi giáo Faisal lớn nhất Pakistan và nhất Nam Á, do vua Arập Saudi xây và tặng cho Pakistan. Nghe đâu nó chứa được khoảng 75.000 người. Không biết tình cảm anh em thế nào mà tặng món quà to thế.
Từ xa đã thấy nó sừng sững rồi, em tay thì điện thoại chụp, tay thì điện thoại quay clip, cổ thì đeo cái máy ảnh to tổ chảng,... cứ liên tục bấm và nháy, mất gì
Bao quanh là cả những không gian, thảm cỏ,... đây là điểm sinh hoạt tôn giáo và tinh thần quan trọng nhất của người dân Islamabad và cả nước.
Đường vào Thánh đường là những bậc thang rất rộng và đẹp, hoàn toàn bằng đá. Toàn bộ phần sân phía trước được làm cao so với mặt đất chắc đến chục mét.
Vào là phải gửi giầy, 5 rupee một lượt. Em được miễn không phải nộp...................... vì em đưa ra tờ 500 thế là đếch có tiền thối lại, nhiều khi giả ngu ngơ mà ăn tiền người ta đấy
Phải nói người PAK càng tiếp xúc càng thấy họ thân thiện, sau em đề cập tiếp. Em không hiểu chính phủ cú phát động hay gì không mà họ sẵn sàng giúp, hỏi han,... mọi lúc nếu mình cần. Việc đề nghị chụp ảnh chung với người nước ngoài là rất phổ biển. Từ người trẻ đến người trung niên (người già thì em chưa thấy đề nghị).
Điều làm mình cảm thấy tức tức đấy là đi qua họ cứ xuýt xoa "Chiness..." hoặc gặp họ đều hỏi người TQ à? nhiều khi gằn giọng "tao không phải người TQ". Nhưng sau này em mới tiếp xúc nhiều hơn và nhận ra là có một sự thật PAK và TQ rất thân nhau, họ coi TQ là big brother! hic, mình trộm nghĩ "chẳng qua là lợi dụng nhau thôi, TQ nó muốn tạo thêm đồng minh để gây áp lực lên Ấn Độ, PAK thì lợi dụng để kiếm nguồn viện trợ và hỗ trợ... cũng liên quan đến việc hục hặc với thằng anh Ấn Độ thôi...". Sau này mới thấy hàng TQ tiêu thụ rất nhiều ở PAK.
Thánh đường mở cửa cho người dân vào tự do cầu nguyện, hình như 2h chiều mở cửa nên em phải vòng lại vào buổi tối để vào trong. Lối vào nam riêng, nữ riêng và khu cầu nguyện cũng riêng:
Thực ra lúc đầu không biết cứ tưởng luật Hồi giáo họ khắt khe liên quan đến trọng nam khinh nữ nhưng nói chuyện với một người (mà em chụp ảnh cùng phía trên ấy), ông ấy giải thích rằng từ xa xưa đã có quy định ấy rồi, lý do chủ yêu là để tập trung vào việc cầu nguyện, nếu nam nữ cầu nguyện trong cùng một không gian sẽ liếc ngang liếc dọc nhau, không tập trung và không tôn trọng thánh Ala!
Tầm 6h em quay lại, cũng hoà vào dòng người đang lục tục khẩn trương vào bên trong. Em thấy họ rất trật tự, sang hèn đủ cả, có ông chân còn lấm cả bùn quần xộc xệch. Họ đứng xếp hàng quay vào phía trong có quyển kinh thánh to lắm. Có một người cao niên (kiểu như chủ lễ
) cầu nguyện ngân nga qua micro ra hệ thống loa bên trong và bên ngoài, mọi tín đồ lúc đứng lúc sụp rất đều nhau. Em cứ le te đi lại, họ quỳ sụp rất là trang nghiêm mà mình thì cứ tửng từng tưng, ngại phết,,,, nhưng thôi kệ nhỡ mình cũng làm theo hợp mệnh tự nhiên nằng nặc theo đạo hồi thì toi.
Những bức ảnh dưới đấy em khó khăn lắm mới chụp được đấy (bên trong họ cấm chụp ảnh, nhưng em có nghiệp vụ nên toàn ảnh độc, nghĩ cũng hơi ngại nhưng để ăn năn sau)
Quả cầu khổng lồ ở giữa không gian mênh mông đây ạ
Buổi tối lung linh lắm
.... sau em đi một số tỉnh khác của PAK hỏi chuyện thì mọi người tỉnh lẻ luôn ước có một lần trong đời được vào thánh đường này đấy