[CCCĐ] P H Ư Ơ N G N A M D U K Ý - Hành trình Chín cửa sông Rồng - Đi tìm một mùa len trâu đúng nghĩa

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,489
Động cơ
536,241 Mã lực
Về Nam Du thì đã có rất nhiều bài chia sẻ trên mạng về cách di chuyển và ăn nghỉ rồi, nhưng theo cảm nhận của tôi thì nếu đi được 3-4 ngày thì kết hợp đi cả Hòn Sơn và Nam Du thì sẽ đẹp hơn rất nhiều.
Từ Rạch Giá mua vé tầu đi Hòn Sơn ngủ đêm Hòn Sơn, hôm sau bắt tàu đi Nam Du nghỉ Nam du rồi quay về Rạch Giá.

Một vài hình ảnh Hòn Sơn - ảnh lấy trên mạng













 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,489
Động cơ
536,241 Mã lực
Bọn tôi về đến Rạch Giá là đã 14h30 rồi nên đành chạy ra chợ Rạch Giá ăn tạm cái gì rồi lên đường về Hà Tiên. Quãng đường hôm nay từ Rạch Giá về Hà Tiên khá nhàn chỉ 90km cho buổi chiều nên bọn tôi chạy thong thả.

Bánh mỳ chả cả 10k/xuất ngon rất ngon.



Thành phố Rạch Giá

 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,489
Động cơ
536,241 Mã lực
Huyện Hòn Đất - quê hương của chị Sứ

 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,489
Động cơ
536,241 Mã lực
Bọn tôi về đến địa phận Hà Tiên mới có 17h đúng. Còn nhiều thời gian nên lại ghé vào quán cà phê nằm võng nghỉ ngơi một lúc mới đi.

Hoàng hôn trên bãi biển Hà Tiên





 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,489
Động cơ
536,241 Mã lực
Về đến Hà Tiên tìm nhà nghỉ ngay sát cầu Tô Châu - bên cạnh sông Giang Thành. Nhà nghỉ giá khá bình dân 300k/ phòng đôi rộng thoải mái. Tắm rửa nghỉ ngơi xong bọn tôi đi ăn. Sau chầu nhậu túy lúy hải sản tối hôm qua thì hôm nay có vẻ hơi thừa chất nên bọn tôi gọi cơm tấm sườn và mấy lon bia. Ăn xong có vẻ vẫn thòm thèm nên cả bon đi tìm bánh xèo nhưng không có chuyển sang ăn bánh tráng trộn.

Món này được gọi là Pizza của Việt Nam






Ăn xong quay về ven sông Giang Thành ngồi nghe đờn ca tài tử giao lưu. Ngay sát sông Giang Thành là một sân khấu ngoài trời cho các câu lạc bộ đờn ca tài tử đất Hà Tiên giao lưu với nhau, rất vui và thú vị. Giống như giao lưu quan họ liền anh liền chị ngoài Bắc. Một nét văn hóa vô cùng độc đáo và phong phú của người dân miền Tây sông nước.
 

giangxinhgai

Xe tải
Biển số
OF-501230
Ngày cấp bằng
29/3/17
Số km
299
Động cơ
189,390 Mã lực
Tuổi
29
E hóng hành trình của các cụ
 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,489
Động cơ
536,241 Mã lực
P H Ư Ơ N G N A M D U K Ý
Ngày Thứ Bảy 10.11.2017 [Dấu ấn Việt Nam: Về miền sông nước An Giang]: Hà Tiên - Núi Tô Tri Tôn - Núi Tà Pạ - Chùa Wath Reachatuasnaram Sđach Toth - Châu Đốc - An Giang: 128 km


Sau khi chia tay Hà Tiên, nơi mà cụ Mạc Cửu khai phá và gây dựng lên. Dọc theo kênh Vĩnh Tế để về Tri Tôn.
"Kênh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên,
Ghe thuyền xuôi ngược bán buôn dập dìu."
Kênh Vĩnh Tế nằm tại địa phận hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một con kênh đào lớn nhất trong lịch sử Việt Nam thời quân chủ.
Kênh Vĩnh Tế đào song song với đường biên giới Việt Nam-Campuchia, bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ngày nay.
Tên gọi Vĩnh Tế được đặt theo tên vợ cả của Thoại Ngọc Hầu là bà Châu Thị Vĩnh Tế (1766-1826) hay còn có tên khác là Châu Thị Tế. Bà là người cù lao Dài, nay thuộc xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Từ Hà Tiên tôi chạy dọc theo kênh Vĩnh Tế để về An Giang.
Vùng đất An Giang nơi mà cảnh đẹp và sự độc đáo sánh ngang với Hà Giang ở địa đầu cực Bắc. Quá nhiều sự độc đáo mà bản thân tôi không thể diễn tả được hết nổi. Nên tốt nhất là tôi không nên nói gì cả mà chỉ dành sự im lặng đối với An Giang.
Châu Đốc - 10.11.2017




Bọn tôi dậy vệ sinh cá nhân xong rồi đi ăn sáng. Ở Hà Tiên và Châu Đốc mà không ăn bún Kèn - một đặc sản của nơi đây thì quả là chưa đến Hà Tiên và Châu Đốc.










Còn đây là bánh mỳ ăn với nước bún Kèn cũng đặc biệt ngon. Ảnh này chụp T11-2015 khi tôi còn ở Châu Đốc

 
Chỉnh sửa cuối:

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,489
Động cơ
536,241 Mã lực
Sơ lược về Mạc Cửu, người khai phá đất Hà Tiên
Miền Tây ký sự


MẠC CỬU (Mo Jiu; 1655 - 1735), tướng nhà Minh, có công khai thác đất Hà Tiên. Quê gốc ở Lôi Châu (Quảng Đông, Trung Quốc).

Không thần phục nhà Thanh, năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681.

1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.

Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).

Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu.
Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu.
Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh.
Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan.
Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Trú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành trấn Hà Tiên.
Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu).

Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị. Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp: Hương Úc (Kompong Som), Cần Bột (Kampot), Trực Sâm (Chưng Rừm), Sài Mạt (Cheal Meas) và Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ xã Sré Ambel đến làng Peam), nói chung là toàn bộ vùng biển ven duyên quanh đảo Phú Quốc, Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Võ vương sát nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.

Mạc Cửu làm Tổng Binh cai trị Hà Tiên đến năm Bính Thìn 1735 thì qua đời (theo Nhất Thống Chí ghi năm Ất Mão 1935). Chúa Nguyễn cho con là Mạc Thiên Tứ (Tích) kế nghiệp, lại gia ơn cho mở lò đúc tiền "Tứ chia đặt văn võ nha thuộc tuyển lựa quản binh, dựng công thự, đắp thành bảo, chia đặt đường sá chợ quán sau đó thương thuyền các nước vãng lai đông đảo. (theo Trinh Hoài Đức Gia Định Thành Thông Chí).


Tượng Khai trấn quốc công Mạc Cửu cao 10 m tại công viên Mũi Tàu.


Mạc Thiên Tứ là người trọng văn học, thường mời các bạn văn sĩ tài nghệ tới đàm đạo thơ văn. Họ là những người gốc Quảng Đông, Phước Kiến, Triều Châu hay cả từ phủ Triệu Phong, phủ Qui Nhơn hoặc phủ Gia Định cùng đến tham dự. Tứ mở Chiêu Anh Các, mua sách vở, cùng bạn văn xướng họa có thơ vịnh Hà Tiên Thập Cảnh. Từ đó văn phong mới truyền bá ra khắp miền biển này. Tứ cho khắc bản Hà Tiên Thập Vịnh & Minh Bột Di Ngư truyền lại cho đời. Đây là những áng văn tỏ tình ca ngợi và yêu thương đất nước cũng con người Hà Tiên. Thật đáng trân trọng.

Hà Tiên thập vịnh là mười bài thơ làm để vịnh mười cảnh đẹp của Hà Tiên do Mạc Thiên Tích đề xướng từ năm Bính Thìn 1736
Kim dự lan đào
Bình san điệp thuý
Tiêu tự thần chung
Gianh thành dạ cổ
Thạch động thôn vân
Châu nham lạc lộ
Đông hồ ấn nguyệt
Nam phố trừng ba
Lộc trĩ thôn cư
Lư khê ngư bạc


Mười bài thơ này khi đọc lên sẽ làm cho bạn càng thêm thích thú nhất là khi bạn đang ở Hà Tiên. Và bạn sẽ tự hỏi mình sẽ đi thăm cảnh đẹp nào trong mười cảnh đẹp này đây? Mười cảnh này nơi nào cũng đáng xem cả, mỗi nơi một vẻ nhưng “Bình san điệp thúy” là nơi đáng đến, một nơi rất đáng xem. Bình là tấm bình phong, san là núi. Bình san là dãy núi dựng như bức bình phong sau thành Hà Tiên. Điệp là trùng trùng điệp điệp, lớp lớp, từng từng. Thúy là màu xanh chi trả. Bình san điệp thúy là ngọn núi như tấm bình phong sắc xanh lớp lớp. Từ trên núi Bình San, Hà Tiên hiện ra thơ mộng đến vô cùng: một bên là biển Đông mênh mông, một bên là núi Voi Phục, điểm xuyết là những núi đá vôi cô độc càng tôn thêm vẻ đẹp riêng của xứ sở Hà Tiên mà không nơi nào có được! Đã đến Hà Tiên không thể nào không ghé thăm từ đường của dòng họ Mạc được khởi đầu từ Tổng binh Mạc Cửu. Khi ông qua đời, nhà Nguyễn đã phong tặng tước hiệu Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân Vũ Nghị công. Những bậc thang đá đưa du khách viếng thăm nơi an nghỉ của những người đã có công khai phá xứ Hà Tiên hơn 300 năm trước. Mạc Cửu giỏi tài dụng binh, Mạc Thiên Tích giỏi văn, người có công lập ra tao đàn Chiêu Anh Các để mỗi mùa trăng tròn ngắm trăng làm thơ tại Bảo nguyệt liên trì (đối diện đền thờ Mạc Công)...



Trước đền thờ họ Mạc



Khu mộ Mạc Cửu

Nguồn:Miền Tây ký sự
Bài viết trên tôi sưu tầm trên Internet
 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,489
Động cơ
536,241 Mã lực
Trước tượng cụ Mạc Cửu - khai quốc công thần Tổng trấn Hà Tiên



Cửa sông Giang Thành



Con đường về Châu Đốc dọc theo kênh Vĩnh Tế

 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,489
Động cơ
536,241 Mã lực
Bọn tôi đi dọc theo kênh Vĩnh Tế để về An Giang, điểm đầu tiên trong hành trình ghé thăm ngày hôm nay đó là Núi Tô thuộc huyện Tri Tôn. Đường từ kênh Vĩnh Tế về Núi Tô cứ yên bình, tĩnh lặng và đẹp như này.
Đường về Núi Tô ngang qua Ba Chúc







 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,489
Động cơ
536,241 Mã lực
Cánh đồng đang đợi xạ lúa.
Ba Chúc - An Giang

 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,489
Động cơ
536,241 Mã lực
Những nhà như hành khất ở Tri Tôn.

 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,489
Động cơ
536,241 Mã lực
Đến Núi Tô cũng chính là điểm khu du lịch Suối Vàng



Núi Cô Tô (gọi tắt: núi Tô), tên chữ: Phụng Hoàng sơn, tên Khmer: Phnom-Ktô; là một ngọn núi trong Thất Sơn, thuộc xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Núi Cô Tô cao 614 m, dài 5.800 m, rộng 3.700 m. Vì ở một vùng bán sơn địa và vì do cấu tạo địa chất đặc biệt, nên nhiều nơi bên trong núi là một hệ thống hang động ngầm như tổ ong lớn, rất kiên cố và vững chắc.
Đường leeo núi Tô dốc dựng ngược thẳng đứng. Nếu đi xe máy không quen rất nguy hiểm, nên bọn tôi chọn phương án, thuê xe ôm lên đến điểm nghỉ chụp ảnh và ngắm cánh đồng Tà Pạ, chiều lên là 40k chiều xuống là 30k. Xe ôm để đi đều là xe được độ lại với nhông và sên đều là cỡ lớn cả.


 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,489
Động cơ
536,241 Mã lực
Cánh đồng Tà Pạ - Tri Tôn nhìn từ Núi Tô





 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,489
Động cơ
536,241 Mã lực
Nhìn những hình ảnh này tôi lại nhớ đến chò trơi nổi tiếng của MicroSoft "Đế Chế - AOE"





 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,489
Động cơ
536,241 Mã lực
Cánh đồng lúa chín xen lẫn cánh đồng đang ngập nước.





 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,489
Động cơ
536,241 Mã lực
Xa xa là thị trấn Chi Lăng - Tri Tôn





 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,489
Động cơ
536,241 Mã lực
Cánh đồng Tà Pạ







Xuống khỏi núi Tô bọn tôi lang thang đi vào cánh đồng Tà Pạ để vừa tìm hiểu vừa để chơi luôn. Con đường đi xuyên cánh đồng thật đẹp.















 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top