1.Nhanh một giây, chậm cả đời
Khi chạy xe không nên phóng nhanh vượt ẩu mà hãy giữ tốc độ trong mức hợp lý, nhanh đúng lúc, chậm đúng lúc và đương nhiên là trong phạm vi cho phép của luật giao thông. Lái xe với thái độ từ tốn sẽ góp phần hạn chế nguy cơ tai nạn cho mình và cho mọi người. Đây chính là triết lý lái xe kinh điển nhất mọi thời đại.
-----
2.Tiến bám lưng, lùi bám bụng
Quy tắc này được áp dụng khi lái xe, quay xe, lùi xe trong không gian hẹp hoặc khi có vật chắn hai bên. Cụ thể, khi vào chỗ đậu hẹp (đầu hẻm, bãi xe), tài xế cần phải mở cua rộng (bám lưng) để phần đuôi bên tay lái đánh sang (bên bụng) không bị chạm vào cột hay tường, xe mới tiến vào được.
Ngược lại, khi lùi ra thì phải bám sát về bên đánh vô lăng sang (phần bụng), qua đó đảm bảo rằng phần đầu xe phía bên ngoài (ngược bên bụng) không bị quệt vào tường và chiếc xe có thể lùi ra được trọn vẹn.
-------
3.Mưa tránh trắng, nắng tránh đen
Đây là kinh nghiệm nhìn mặt đường theo thời tiết để chạy xe. Khi trời mưa, nếu mặt đường có ổ gà, nơi đó sẽ đọng nước, phản xạ ánh sáng tạo thành mặt gương lấp loáng, không nên chạy vào đó.
Còn khi trời nắng, mặt đường sẽ sáng đều, những nơi tối (đen) hơn có thể là ổ gà hoặc có chất lỏng như dầu/nhớt đổ trên mặt đường, nên tránh.
------
4.Đầu xuôi đuôi lọt
Với một khoảng không gian hẹp, người lái đã lách được đầu xe ô tô con (bao gồm cả 2 bên kính hậu đã mở) qua được thì yên tâm phần đuôi phía sau xe sẽ lọt. Tất nhiên hãy lưu ý giữ vô-lăng thẳng, đừng đánh lái.
-----
5.Vào trái, ra phải
Đây là quy tắc bật đèn xi-nhan khi chạy qua vòng xoay (vòng xuyến hoặc bùng binh). Chỉ cần lưu ý rằng trước khi vào vòng xuyến, người lái bật xi-nhan trái. Ngược lại, khi ra khỏi vòng thì bật xi-nhan phải.
------
6.Nhất chạng vạng, nhì rạng đông
Chạng vạng (chiều tối) và rạng đông (sáng sớm) là hai thời điểm nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn nhất vì ánh sáng không sáng hẳn và không tối hẳn, mắt chúng ta chưa quen, tầm nhìn hạn chế và đèn xe cũng chưa “ăn đường”.
Thường thì thời điểm chiều tối tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn, vì ánh sáng thay đổi theo hướng tối dần đi thay vì sáng dần lên như lúc sáng sớm. Bên cạnh đó, đây cũng là lúc nhiều tài xế mệt mỏi sau chuyến đi dài nên dễ buồn ngủ và mất tập trung khi điều khiển xe.
-------
7.Bỏ chân ga, rà chân phanh
Khi bỏ chân ga thì phải chuyển sang rà chân phanh. Những lái mới luôn phải “nằm lòng” quy tắc này, đặc biệt khi lái xe số tự động. Bất cứ khi nào chân phải không đạp ga tăng tốc, thì phải chuyển chân sang để lên chân phanh, khi cần thiết sẽ đạp phanh được ngay và tránh nhầm chân ga.
-----
8.Chói đèn liếc phải, chói nắng liếc xuống
Khi chạy xe ban đêm, nếu bị xe ngược chiều pha đèn gây chói, không nên nhìn thẳng vào ánh đèn xe đó mà hướng mắt sang bên phải phần đường của mình để quan sát, tránh bị hiện tượng lóa mắt (mù tạm thời).
Khi bị ánh nắng mặt trời chiếu vào cũng tương tự, không nên nhìn thẳng vào mà nên nhìn liếc xuống một chút.
-----
9.Chó tránh đầu, trâu bò tránh đuôi
Đây là cách tránh động vật ở trên đường. Khi bị giật mình, chó thường chạy quay đầu lại, còn trâu bò thì cứ lừ lừ tiến. Tuy nhiên trước đó tài xế cũng nên điều khiển xe ở tốc độ hợp lý để dễ ứng phó khi gặp chướng ngại vật bất ngờ.
Mời các bác bổ sung thêm!
Khi chạy xe không nên phóng nhanh vượt ẩu mà hãy giữ tốc độ trong mức hợp lý, nhanh đúng lúc, chậm đúng lúc và đương nhiên là trong phạm vi cho phép của luật giao thông. Lái xe với thái độ từ tốn sẽ góp phần hạn chế nguy cơ tai nạn cho mình và cho mọi người. Đây chính là triết lý lái xe kinh điển nhất mọi thời đại.
-----
2.Tiến bám lưng, lùi bám bụng
Quy tắc này được áp dụng khi lái xe, quay xe, lùi xe trong không gian hẹp hoặc khi có vật chắn hai bên. Cụ thể, khi vào chỗ đậu hẹp (đầu hẻm, bãi xe), tài xế cần phải mở cua rộng (bám lưng) để phần đuôi bên tay lái đánh sang (bên bụng) không bị chạm vào cột hay tường, xe mới tiến vào được.
Ngược lại, khi lùi ra thì phải bám sát về bên đánh vô lăng sang (phần bụng), qua đó đảm bảo rằng phần đầu xe phía bên ngoài (ngược bên bụng) không bị quệt vào tường và chiếc xe có thể lùi ra được trọn vẹn.
-------
3.Mưa tránh trắng, nắng tránh đen
Đây là kinh nghiệm nhìn mặt đường theo thời tiết để chạy xe. Khi trời mưa, nếu mặt đường có ổ gà, nơi đó sẽ đọng nước, phản xạ ánh sáng tạo thành mặt gương lấp loáng, không nên chạy vào đó.
Còn khi trời nắng, mặt đường sẽ sáng đều, những nơi tối (đen) hơn có thể là ổ gà hoặc có chất lỏng như dầu/nhớt đổ trên mặt đường, nên tránh.
------
4.Đầu xuôi đuôi lọt
Với một khoảng không gian hẹp, người lái đã lách được đầu xe ô tô con (bao gồm cả 2 bên kính hậu đã mở) qua được thì yên tâm phần đuôi phía sau xe sẽ lọt. Tất nhiên hãy lưu ý giữ vô-lăng thẳng, đừng đánh lái.
-----
5.Vào trái, ra phải
Đây là quy tắc bật đèn xi-nhan khi chạy qua vòng xoay (vòng xuyến hoặc bùng binh). Chỉ cần lưu ý rằng trước khi vào vòng xuyến, người lái bật xi-nhan trái. Ngược lại, khi ra khỏi vòng thì bật xi-nhan phải.
------
6.Nhất chạng vạng, nhì rạng đông
Chạng vạng (chiều tối) và rạng đông (sáng sớm) là hai thời điểm nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn nhất vì ánh sáng không sáng hẳn và không tối hẳn, mắt chúng ta chưa quen, tầm nhìn hạn chế và đèn xe cũng chưa “ăn đường”.
Thường thì thời điểm chiều tối tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn, vì ánh sáng thay đổi theo hướng tối dần đi thay vì sáng dần lên như lúc sáng sớm. Bên cạnh đó, đây cũng là lúc nhiều tài xế mệt mỏi sau chuyến đi dài nên dễ buồn ngủ và mất tập trung khi điều khiển xe.
-------
7.Bỏ chân ga, rà chân phanh
Khi bỏ chân ga thì phải chuyển sang rà chân phanh. Những lái mới luôn phải “nằm lòng” quy tắc này, đặc biệt khi lái xe số tự động. Bất cứ khi nào chân phải không đạp ga tăng tốc, thì phải chuyển chân sang để lên chân phanh, khi cần thiết sẽ đạp phanh được ngay và tránh nhầm chân ga.
-----
8.Chói đèn liếc phải, chói nắng liếc xuống
Khi chạy xe ban đêm, nếu bị xe ngược chiều pha đèn gây chói, không nên nhìn thẳng vào ánh đèn xe đó mà hướng mắt sang bên phải phần đường của mình để quan sát, tránh bị hiện tượng lóa mắt (mù tạm thời).
Khi bị ánh nắng mặt trời chiếu vào cũng tương tự, không nên nhìn thẳng vào mà nên nhìn liếc xuống một chút.
-----
9.Chó tránh đầu, trâu bò tránh đuôi
Đây là cách tránh động vật ở trên đường. Khi bị giật mình, chó thường chạy quay đầu lại, còn trâu bò thì cứ lừ lừ tiến. Tuy nhiên trước đó tài xế cũng nên điều khiển xe ở tốc độ hợp lý để dễ ứng phó khi gặp chướng ngại vật bất ngờ.
Mời các bác bổ sung thêm!