[Funland] 80 năm cuộc tập kích Trân Châu Cảng (7/12/1941)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,147 Mã lực
Đến năm 1940, Nhật Bản tiến hành xâm chiếm Đông Dương nhằm ngăn chặn các con đường tiếp tế đến được Trung Quốc, đồng thời cũng là một bước đi đến việc sở hữu các nguồn tài nguyên ở Đông Nam Á. Hành động này khiến Hoa Kỳ ra lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật Bản, buộc Nhật Bản phải khởi động kế hoạch chiếm hữu việc sản xuất xăng dầu tại Đông Ấn. Hơn nữa, việc chuyển Hạm đội Thái Bình Dương từ căn cứ trước đây ở San Diego đến các căn cứ mới ở Trân Châu Cảng được giới quân sự Nhật Bản xem là Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu tiềm tàng giữa hai quốc gia.
Để giành quyền chủ động, Nhật Bản phải úp sọt Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ để ít nhất trong vòng hái năm không phải lo ngại sức mạnh của Mỹ và tiến hành thôn tính Đông Nam Á.
Và tất cả đều diễn ra như ý của Nhật Bản
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,147 Mã lực
Nhật Bản ngấm ngầm tiến hành kế hoạch úp sọt Hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng, Để che dấu và vờ tỏ ra thiện chí, tháng 11/1941 (vài tuần trước khi tập kích Trân Châu Cảng) Nhật Bản cử một phái đoàn sang Hoa Kỳ để đàm phán nhằm Hoa Kỳ nới lỏng sự trừng phạt về kinh tế
Trân Châu Cảng (1_1_1) phái bộ Nhật .jpg

16-11-1941 – Phái viên đặc biệt Saburo Kurusu trên máy bay đến Washington với sứ mệnh thương thuyết với Hoa Kỳ (ba tuần lễ trước khi Nhật bất ngờ tập kích Trân Châu Cảng). Ảnh: Bob Landry
Trân Châu Cảng (1_1_2) .jpg


Trân Châu Cảng (1_1_3) .jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,147 Mã lực
Trân Châu Cảng (1_1_4) .jpg

16-11-1941 – Vụ trưởng Vụ lễ tân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Joseph Ballantine (trái) đón Phái viên đặc biệt Saburo Kurusu khi đến Washington, đứng giữa là Đại sứ Nhật Bản tại Hoa Kỳ Kichisaburo Norma. Ảnh: Thomas D. Mcavoy
Trân Châu Cảng (1_1_5) .jpg

16-11-1941 – Ngoại trưởng Hoa Kỳ Cordell Hull (giữa) gặp Đặc phái viên Saburo Kurusu (phải) và Đại sứ Nhật Bản Kichisaburo Nomura (trái) thương lượng hoà bình ở Washington DC. Ảnh: Thomas D. Mcavoy
Trân Châu Cảng (1_1_6) .jpg

7-12-1941 – Đô đốc Kichisaburo Nomura, Đại sứ Nhật Bản tại Hoa Kỳ và Đặc phái viên Saburo Kuruso mỉm cười khi họ rời cuộc gặp ngắn với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Cordell Hull, ngay sau cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng, Hawaii. Các nhà báo nhìn họ với thái độ thù địch khi họ đi qua. Ảnh: Thomas D. Mcavoy
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,147 Mã lực
Trân Châu Cảng (1_1_7) .jpg

26-11-1941 – Ngoại trưởng Hoa Kỳ Cordell Hull họp báo về cuộc thương lượng hoà binh với Nhật Bản (10 ngày trước khi nổ ra vụ tập kích Trân Châu Cảng). Ánh: Thomas D. Mcavoy
Trân Châu Cảng (1_1_8) .jpg

Trân Châu Cảng (1_1_9) .jpg

Trân Châu Cảng (1_1_10) .jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,147 Mã lực
Trân Châu Cảng (0_1a).jpg

Quần đảo Hawaii của Hoa Kỳ ở giữa Thái Bình Dương là một chuỗi đảo dài nối tiếp nhau theo hướng từ Tây-tây Bắc sang Đông-đông Nam có diện tích tổng cộng gần 17.000 km² với khoảng nửa triệu người (ở thập niên 1940). Lớn nhất là đảo Hawaii (trên 10.000 km²) nằm ở cực trong quần đảo, nhưng quan trọng nhất lại là đảo Oahu với diện tích khoảng 1500 km², nằm cách Hawaii khoảng 140 dặm về phía Tây Bắc. Trên bờ biển phía Nam đảo Oahu có thành phố Honolulu (200.000 dân), thủ phủ của cả quần đảo. Cũng trên bờ biển phía Nam đảo, cách Honolulu về phía tây chừng 6 dặm là Trân Châu Cảng, căn cứ chính của hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ (kể từ năm 1940).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,147 Mã lực
Trân Châu Cảng (0_8).jpg

Trân Châu Cảng với đảo FORD nằm giữa
Trân Châu Cảng (0_11).jpg

Trân Châu Cảng (0_6).jpg

Trân Châu Cảng (0_7).jpg

Một chục Thiết giáp hạm neo đậu tại đây vào thời điểm bị tập kích
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,147 Mã lực
Dựng trên một vịnh biển ăn sâu vào đất liền của đảo rồi chia thành nhiều vụng biển và luồng lạch kín đáo lại có một cù lao ở giữa vịnh được gọi là "đảo Ford" như một cầu tàu thiên nhiên. Trân Châu Cảng có điều kiện tự nhiên lý tưởng để bảo vệ hạm đội chống lại mọi sự tấn công từ bên ngoài. Việc bố phòng ở cảng hết sức cẩn mật với một hệ thống lưới thép đặc biệt chống ngư lôi và tàu ngầm. Ngoài Trân Châu Cảng ra, hạm đội còn một căn cứ khác là cảng Lahaina trên đảo Maui, một đảo nằm ở khoảng giữa Oahu và Hawaii.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,147 Mã lực
Nằm ở tọa độ 21°20′38″ Bắc, 157°58′30″ Tây trên đảo Oahu, hòn đảo lớn thứ ba của nhóm đảo phía Tây quần đảo Hawaii, Trân Châu Cảng có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng đối với toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương. Với khoảng cách tương ứng với một tầm bay tối đa của các "pháo đài bay" B-17 từ Oahu đến bờ biển phía Tây Hoa Kỳ, Trân Châu Cảng có thể trở thành căn cứ triển khai các hoạt động của không quân oanh tạc ở Tây Thái Bình Dương. Vai trò vị trí của Trân Châu Cảng đối với hải quân còn quan trọng hơn. Do vị trí gần như ở giữa vùng Bắc Thái Bình Dương, Trân Châu Cảng vừa là căn cứ chỉ huy, căn cứ hậu cần, là cơ sở bảo duỡng, sửa chữa các chiến hạm của hạm đội Thái Bình Dương. Từ căn cứ này, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ có thể tung sức mạnh của họ khống chế toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương bằng các lực lượng tàu nổi, tàu ngầm và không quân của Hạm đội. Nếu như đối với Hoa Kỳ, Trân Châu Cảng và Midway là hai bàn đạp quan trọng nối tiếp nhau để vươn sang lục địa châu Á thì đối với Nhật Bản, Trân Châu Cảng là bàn đạp để tiến đến Hoa Kỳ và toàn bộ lục địa Bắc Mỹ. Tuy nhiên, vào những năm 1941-1942, lục quân và hải quân Nhật Bản không có tham vọng đánh chiếm hoàn toàn quần đảo này như họ đã làm với quần đảo Midway. Với trận tấn công Trân Trâu Cảng, Nhật Bản chỉ đủ sức làm tê liệt Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian vừa đủ để họ có thể rảnh tay đánh chiếm toàn bộ vùng bờ biển và các quần đảo Tây Thái Bình Dương, uy hiếp Ấn Độ và Australia, đẩy lùi ảnh hưởng của Hoa Kỳ khỏi châu Á, chia đôi Thái Bình Dương với Hoa Kỳ trong một thế cân bằng chiến lược mới ở đại dương rộng nhất thế giới này, tiến tới hiện thực hóa học thuyết "Đại Đông Á".
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,205
Động cơ
408,338 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E vừa ngủ dạy thì lại đc gặp cụ Ngao
 

Ối Giời Ơi

Xe tăng
Biển số
OF-312425
Ngày cấp bằng
19/3/14
Số km
1,677
Động cơ
256,625 Mã lực
Những topic của cụ Ngao rất bổ ích , Đa số là nhũng sự kiện nổi tiếng ở trong nước và quốc tế đc cụ sưu tầm và biên tập lại 1 cách hệ thống , có hình ảnh trực quan , dễ hiểu . Cảm ơn cụ rát nhiều .
 

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,121
Động cơ
1,185,604 Mã lực
E xin chỗ đọc lịch sử
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,147 Mã lực
Người Nhật Bản đã tính đến tập kích Trân Châu Cảng từ mùa xuân năm 1941
Người vạch kế hoạch là Đô đốc Isoroku Yamamoto (1884-1943), Tư lệnh Hài quân Nhật Bản
Isoroku Yamamoto từng là tùy viên quân sự Nhật Bản tại Hoa Kỳ trước đó
Trân Châu Cảng (2_1_2).jpg

Trân Châu Cảng (2_1_3).jpg

Đô đốc Isoroku Yamamoto (1884-1943), Tư lệnh Hài quân Nhật Bản, bị máy bay Mỹ bắn hạ ngày 18-4-1943
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,147 Mã lực
Người chỉ huy trực tiếp trận Trân Châu Cảng là Đô đốc Nhật Bản Jinichi Kusaka
Trân Châu Cảng (2_1_1) nhân vật Nhật .jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,147 Mã lực
Trân Châu Cảng (0_2).jpg

Phía Nhật Bản là Hạm đội cơ động, gồm
6 tàu sân bay
2 thiết giáp hạm
2 tàu tuần dương hạng nặng
1 tàu tuần dương hạng nhẹ
9 tàu khu trục
8 tàu chở dầu
23 tàu ngầm hạm đội
5 tàu ngầm mini
414 máy bay (353 chiếc đã tham gia cuộc đột kích)
Hạm đội này bí mật xuất hành từ nhiều hướng và hội quân trước giờ G cách Trân Châu Cảng khoảng 180 km
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,147 Mã lực
Trân Châu Cảng (2_2_1) Tàu sân bay .jpg

Sa bàn Trân Châu Cảng do Nhật Bản dựng lên để quay phim, cho thấy các tàu được định vị nguyên trạng trong cuộc tấn công ngày 7 tháng 12 năm 1941. Bức ảnh gốc được Chuẩn đô đốc John Shafroth, USN, mang từ Nhật Bản về Mỹ vào cuối Thế chiến II. Ảnh: bộ sưu tập của Đô đốc Hạm đội Chester W. Nimitz
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,147 Mã lực
Sáu tàu sân bay lần lượt là :
1. Tàu sân bay AKAGI
Tàu sân bay Akagi do hạm trưởng Kiichi Hasegawa chỉ huy, chỉ huy không quân Masuda Shogo; được giao nhiệm vụ tấn công các thiết giáp hạm USS Maryland (BB-46), USS Tennessee (BB-43), USS West Virginia (BB-48), USS Oklahoma (BB-37) và USS California (BB-44); tàu chở dầu USS Neosho (AO-23), căn cứ không quân Hickam, căn cứ thủy phi cơ Ford, khu vực Eva. Trong biên chế có:
Liên đội hỗn hợp phóng lôi - ném bom có 15 chiếc Nakajima B5N do thiếu tá Fuchida Mitsuo chỉ huy, gồm phi đội 1 của thiếu tá Fuchida, phi đội 2 của trung úy Goro Iwasaki và phi đội 3 của trung úy Izumi Furukawa.
Liên đội phóng lôi có 15 chiếc Nakajima B5N do trung tá Murata Shigeharu chỉ huy, gồm các phi đội 1 và 2 do trung tá Shigeharu chỉ huy, phi đội 3 và 4 do trung úy Asao Negishi chỉ huy.
Phi đoàn ném bom có 18 chiếc Aichi D3A do trung úy Takehiko Chihaya chỉ huy gồm các phi đội 21, 22, 23 do trung úy Takehiko Chihaya chỉ huy, các phi đội 25, 26, 27 do trung úy Zenji Abe chỉ huy.
Liên đội tiêm kích đánh chặn có 18 chiếc A6M Zero do trung tá Shigeru Itaya chỉ huy, gồm phi đội 1 của trung tá Itaya, phi đội 2 của trung úy Saburo Shindo. Liên đội này còn có 9 chiếc A6M Zero dự trữ.
Nhat (6_15).jpg
Nhật (6_16_).jpg

Nhật (6_16_2).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,147 Mã lực
Nhat (6_1) Carrier Akagi.jpg

Tàu sân bay Akagi và khu trục hạm Nagato chụp trước năm 1933.
Tàu sân bay Akagi được hiện đại hóa vào năm 1935, tham gia tấn công Trân Châu Cảng, sau này bị chìm ngày 5-6-1942 trong trận Midway
Nhat (6_2).jpg
Nhat (6_3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,147 Mã lực
Nhat (6_4).jpg
Nhat (6_5).jpg

12-1941 – những máy bay trên tàu sân bay Nhật Bản Akagi tấn công Trân Châu Cảng
Nhat (6_6).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,147 Mã lực
Nhat (6_7).jpg

26-3-1942 - tàu sân bay Akagi (Nhật Bản) với máy bay thả ngư lôi B5N trên boong, rời cảng Stirling, đảo Celebes (Indonesia) tiến về Ấn Độ Dương
Nhat (6_8).jpeg


Nhat (6_9).jpg
Nhat (6_10).jpg
Nhat (6_11).jpg
Nhat (6_12).jpg

Tàu sân bay Nhật Bản Akagi tháng 4-1942 tấn công Dawin, Rabaut và Colombo
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top