- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,314
- Động cơ
- 1,137,049 Mã lực
Hiệp định Geneva 1954 về hoà binh Đông Dương ký lúc 4 giờ sang ngày 21/7/1954. Nhưng chính phủ Thuỵ Sĩ đã cho ngưng đồng hồ gian họp lúc 12 giờ đêm ngày 20/7/1954 để tỏ thiện chí với Thủ tướng Pháp Mandès France khi nhậm chức Thủ tướng Pháp hôm 20/5/1954, ông hứa nếu không ký được Hiệp đijnh Hoà binh trong vòng hai tháng (tức 20/7/1954) thì ông sẽ từ chức
Do vậy ngày ký Hiệp định Geneva 1954 về hoà binh Đông Dương chính thức là 20/7/1954
Theo Hirjp định, người Pháp sẽ phải rút khỏi miền Bắc 300 ngày tính từ ngày ký Hiệp định, tsị miền Nam, bộ đội và các bộ, thân nhân sẽ rời khỏi chiến khu tập kết ra miền Bắc
Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội Pháo đã họp hôị nghị ở Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) hôm 8/7/1954 để bàn chuyện trao đổi tù binh và các nghi thức bàn giao chính quyền
Từ nhỏ em học và đọc báo chỉ biết thuật ngữ “tiếp quản” hoặc “tiếp thu” chứ chưa nghe thấy “giải phóng”, xin các cụ cho em dùng thuật ngữ này trong bài
Hai bên thoả thuận ngày tiếp quản chính thức Hà Nội là bắt đầu vào lúc 7 gừi sang. Quân đội Pháp sẽ rút té, bộ đội ta cách đó 300 mét sẽ tiến theo sau, tiếp quản thành phố theo cách cuốn chiếu
Những tổ liên hợp quân sự Việt-Pháp sẽ theo dõi việc rút quân và tiếp quản theo đúng lịch trình đã hẹn trước và giải quyết những lhúc mắc có thể xảy ra trong quá trình tiếp quản
Nói là tiếp quản Hà Nội ngày 10/10/1954, nhưng trên thực tế,từ đầu tháng 9/1954, chính phủ ta đã cử người tiếp nhận những cơ sở công ích ở Hà Nội để không bị gián đoạn hoạt động. Thí dụ: nhà máy điện Yên Phụ, nhà máy điện Bờ Hồ, Sở xe điện, các bệnh viện công như Sant Paul, Bệnh viện Phủ Doãn, (nay là Việt Đức), Bạch Mai. Đồn Thuỷ (bệnh viện 108), Thư viện Đông Dương, Đại học Đông Dương….
Sau đó lần lượt các tỉnh lỵ, thị xã như Hải Dương, Cẩm Phả sẽ được lần lượt tiếp quản và Hải Phòng là nơi cuối cùng 300 ngày người Pháp rút hẳn khỏi miền Bắc chiều 13/5/1954
Về nguyên tắc, những cơ sở tư nhân của người Pháp họ có quyền tháo dỡ mang đi, nhưng một số Công ty to nhà máy lớn như Công ty than Hòn Gái, nhà máy xi măng Hải Phòng… chính phủ ta có thể đàm phán để mua lsị của họ
Chỉnh sửa cuối: