[Funland] 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Lúc đó đến Cogny là tư lệnh Bắc Bộ còn không có cách nào để giải vây Điện Biên Phủ nữa nên tổng tư lệnh là Nava mới phải trực tiếp chỉ thị ném hết lính dù xuống lòng chảo, cuối chiến dịch hết lính dù còn phải vét cả lính tình nguyện chưa được huyến luyện nhảy dù ném xuống mà cụ.
Nếu ném xuống quanh lòng chảo thì toàn vùng núi phía Việt Minh kiểm soát, ném xuống là thí quân, chưa kể không có cách nào đảm bảo hậu cần, vũ khí cả.
Nếu ném quân dù vào các núi ngoại vi, tức là sang kiểu chiến du kích, dùng các nhân tố giỏi phá đường, diệt xe làm nòng cốt, lấy quân bản bộ của các chúa Thái, vua Mèo đi quấy rối, đánh phá hậu phương. Tức là bên ta đánh chắc, tiến chắc thì bên địch cũng sẽ phá chậm, luồn sâu ngoáy kỹ.
Nếu đánh kiểu này thì ta dễ mất hậu phương mà địch thì cũng có thêm vô số bộ lạc máu chiến có máu Pháp lai lang thang khắp mạn Tây bắc.
Chính vì Pháp không thích quản kiểu bộ lạc nên quyết định chơi kiểu đối kháng trực tiếp giữa hai khối quân chính quy, nếu chọn kiểu nhảy dù hậu phương tạo phỉ như thực dân Anh hay làm thì đến tận bây giờ ta vẫn có thể thành Miến điện, Syria với các nhóm phỉ cứ vài chục năm lại nảy ra một anh, chả bao giờ hết.
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
302
Động cơ
23,320 Mã lực
Tuổi
32
Lúc đấy ta chưa có tên lửa vác vai, chứ có tên lửa vác vai như giờ thì trực thăng vận thành quan tài bay ngay.
Đến thời 1971 Đường 9 Nam Lào quân ta nhiều pháo phòng không là "trực thăng vận" phá sản rồi cụ. Đến năm 1975 chiến dịch Ban Mê Thuột ta còn có trận kinh điển Phước An - Nông Trại đột phá "trực thăng vận" của quân VNCH ngay từ bãi đáp bằng xe tăng và pháo tầm xa...
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,413
Động cơ
469,886 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Nếu ném quân dù vào các núi ngoại vi, tức là sang kiểu chiến du kích, dùng các nhân tố giỏi phá đường, diệt xe làm nòng cốt, lấy quân bản bộ của các chúa Thái, vua Mèo đi quấy rối, đánh phá hậu phương. Tức là bên ta đánh chắc, tiến chắc thì bên địch cũng sẽ phá chậm, luồn sâu ngoáy kỹ.
Nếu đánh kiểu này thì ta dễ mất hậu phương mà địch thì cũng có thêm vô số bộ lạc máu chiến có máu Pháp lai lang thang khắp mạn Tây bắc.
Chính vì Pháp không thích quản kiểu bộ lạc nên quyết định chơi kiểu đối kháng trực tiếp giữa hai khối quân chính quy, nếu chọn kiểu nhảy dù hậu phương tạo phỉ như thực dân Anh hay làm thì đến tận bây giờ ta vẫn có thể thành Miến điện, Syria với các nhóm phỉ cứ vài chục năm lại nảy ra một anh, chả bao giờ hết.
Làm được nó đã làm.
Đến thời Mỹ lập ấp chiến lược còn bị nhổ tan tành, gửi biệt kích ra Bắc thì chả có tăm tích nhóm nào.
Toàn dân đánh giặc, làm gì có chỗ cho nhảy dù vào đấy, có chăng lấy bọn lính đồng bằng đi càn quét đồng bằng để kéo dài thời gian giãy chết thì còn được.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,923
Động cơ
219,691 Mã lực
Như vậy, chỉ với 5 đòn đánh, Việt Minh đã buộc quân Pháp bị động đối phó, phân tán lực lượng cơ động của mình ra 5 nơi: Điện Biên Phủ, Seno, Pleiku, Luong Pha Băng và Đồng bằng Bắc Bộ. Khả năng cơ động ứng cứu lẫn nhau của 5 nơi này là gần như không thể. Do đó, với cả hai yếu tố địa điểm và binh lực cho trận quyết chiến này, quân Pháp đều bị sa vào cái thế do Việt Minh tạo ra trong chiến cục Đông Xuân 1953-1954. Đó là nghệ thuật quân sự, nghệ thuật tạo thế và cài thế.
vâng, ở đồng bằng thì cũng giống như Củ Chi thôi, đừng tưởng quân Pháp ngon, chỉ là khó đánh lớn. Ngoài ra dân số Pháp lúc đó đông gấp mấy lần VN, nếu cần thì có thể kéo quân qua tiếp viện nhưng không có chính nghĩa thì không làm thế được.
 

7ieulongn

Xe hơi
Biển số
OF-858451
Ngày cấp bằng
3/5/24
Số km
160
Động cơ
2,843 Mã lực
Tuổi
52
Thưa cụ, đây không phải ảnh của LIFE (thường có dấu bản quyền LIFE góc phải cuối ảnh)
Căn cứ vào đâu cụ bảo nhiếp ảnh gia Jean Péraud là người của LIFE?
Điện Biên Phủ 1954_3_17 (31).jpg

22-3-1954 – nhà quay phim quân đội Pierre Schoendoerffer và Jean Péraud ở Điện Biên Phủ
Jean Péraud (phải)người lái xe Jeep

Đây là ảnh của chính Cơ quan thông tin quân đội Pháp (SDI) đưa ra. Và tên nhiếp ảnh gia quân đội Pháp là Jean Péraud. Ông này bị chết trên đường tới trại tù binh Chiêm Hoá, Tuyên Quang
Em dịch đúng 1:1 chú thích của SDI.
Trong trận Điện Biên Phủ có nhiếp ảnh gia LIFE Howard Sochurek đến Điện Biên Phủ ngày nhảy dù, (em đã post serie anh của ông này trong bài). LIFE không có nhiếp ảnh gia nào những ngày sau đó ở Điện Biên Phủ
Cụ cũng nên hiểu nhiếp ảnh gia (hoặc SDI) đôi khi chú thích theo quan điểm của họ, đôi khi không khớp với hoàn cảnh thực tế
Cũng thông cảm các bạn LIFE cũng soạn "title" theo ý mình, Thí dụ vụ thảm sát Sơn Mỹ, hai anh em nhà kia không chết, mà nói là chết. Nhiếp ảnh gia chụp bức hình đó có chú thích thế đâu, mà toà soiạn LIFE tự thêm vào làm sai lệch thực tế. Thông cảm đi, chiến tranh mà.
Ngay cả Bức hình thành Quảng Trị, mà Đoàn Công Tính chụp, cũng chú thích không rõ ràng khiến cho hai người cùng nhận một nhân vật trong ảnh chính là mình
Em chỉ trao đổi về nội dung, hình thái bức ảnh chứ có nói câu nào về người chụp đâu cụ.
Cơ cấu phòng thủ con nhím Điện Biên gôm 49 cứ điểm nằm trên các đồi cao, nhiều cứ điểm tập trung thành 1 trung tâm đề kháng (cụm cứ điểm) chia ra 3 phân khu Bắc, Trung tâm và Nam. Trên mỗi cứ điểm bố trí hầm chỉ huy, hào, ụ, công sự chiến đấu từ trên đánh xuống. Ta tấn công thì từ dưới xung phong lên. Nếu nội dung là quân Pháp đẩy lùi cuộc tấn công của ta thì chắc chắn trong ảnh sẽ thấy hình ảnh chiến sĩ ta bị hy sinh, bị thương trên đường địch phản kích ra, tư thế phản kích của lính địch cũng sẽ khác. Đây trong ảnh là hình 2 binh lính địch đang cúi rạp người chạy ngược lại hầm công sự trú ẩn trên cao, phía sau lưng là cột khói pháo bốc lên.
Tạp chí Life đăng bức ảnh trên trong trang tin về trận Điện Biên Phủ, số ra ngày 29/3/1954, tức là tin nóng cập nhật. Trong bài đăng không ghi tác giả chụp nhưng dù là phóng viên do tạp chí cử đi theo dõi diễn biến chiến trường, hoặc phóng viên cộng tác thì đều là tin gửi về cho tạp chí từ thực địa chiến trường. Và em thấy Life nó theo sát, liên tục diễn biến trận Điện Biên Phủ suốt từ khi Pháp tổ chức cuộc hành bình Cáttơ đánh chiếm Điện Biên Phủ cho tới Hội nghị Trung Giã và sau đó là Pháp rút quân khỏi Hà Nội, bộ đội ta tiến về tiếp quản Thủ đô.



Một thí dụ nữa
GettyImage có bức hình
Điện Biên Phủ 1954_3 (9).jpg

Vietnamese troops who parachuted into the area north of Dien Bien Phu await French officer instructions. (Photo by Hulton Archive/Getty Images)
Thoạt đầu em dịch là
Quân đội Quốc gia Việt Nam nhảy dù xuống phía bắc Điện Biên Phủ chờ chỉ thị của sĩ quan Pháp
Em thấy sai sai thế nào ấy, mặt tây đâu mặt ta, bồng súng nghiêm thế, có lẽ chẳng phải
Sau này em đã tìm thấy một chú thích khác ở một chỗ khác, có vẻ đúng hơn
Lính Pháp chôn đồng đội tử trận. Thi thể được bọc trong vải dù, và trên mộ cắm chữ thập bằng tre.
Vâng chính là thế này cụ ạ. Khi xem một bức ảnh sự kiện ta không được chứng kiến, lại là ảnh xưa thấy hình ảnh và chú thích không ăn nhập với nhau, mâu thuẫn nhau làm ta nghi ngờ thì đánh giá, phân tích, truy xét, tìm hiểu thêm thì sẽ ra được vấn đề. Như bức ảnh cụ ghi là binh lính quốc gia bảo trì pháo thì nhìn ngay trang phục là thấy ngay đó là chiến sĩ Điện Biên của ta...
Và cuối cùng, đây là một chiến thắng oanh liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, là sự kiện lịch sử trọng đại nên anh em cùng tham góp cho chính xác tính lịch sử thôi chứ không có ý gì. Em đọc chưa hết nhưng thấy nhiều cụ khác vào đưa được nhiều thông tin bổ ích, thớt càng thêm chất lượng.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Làm được nó đã làm.
Đến thời Mỹ lập ấp chiến lược còn bị nhổ tan tành, gửi biệt kích ra Bắc thì chả có tăm tích nhóm nào.
Toàn dân đánh giặc, làm gì có chỗ cho nhảy dù vào đấy, có chăng lấy bọn lính đồng bằng đi càn quét đồng bằng để kéo dài thời gian giãy chết thì còn được.
Thì sâu xa là từ lựa chọn đánh theo lối chính quy chấp nhận tốn xèng của Pháp. Vừa xong thế chiến, các trò lập bãi nhận thả dù để phá rối hậu phương Pháp chả làm mãi.
Để toàn dân kc như thế đã tốn bao nhiêu cán bộ đi vào nơi hiểm ác của các lãnh chúa, loại mà chỉ hàng khi không có chúa mạnh hơn đỡ đầu. Tiểu thuyết Nhớ Mai châu của Tô Hoài đã nói lên phần nào những gian nan ấy.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,363
Động cơ
552,236 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Nếu ném quân dù vào các núi ngoại vi, tức là sang kiểu chiến du kích, dùng các nhân tố giỏi phá đường, diệt xe làm nòng cốt, lấy quân bản bộ của các chúa Thái, vua Mèo đi quấy rối, đánh phá hậu phương. Tức là bên ta đánh chắc, tiến chắc thì bên địch cũng sẽ phá chậm, luồn sâu ngoáy kỹ.
Nếu đánh kiểu này thì ta dễ mất hậu phương mà địch thì cũng có thêm vô số bộ lạc máu chiến có máu Pháp lai lang thang khắp mạn Tây bắc.
Chính vì Pháp không thích quản kiểu bộ lạc nên quyết định chơi kiểu đối kháng trực tiếp giữa hai khối quân chính quy, nếu chọn kiểu nhảy dù hậu phương tạo phỉ như thực dân Anh hay làm thì đến tận bây giờ ta vẫn có thể thành Miến điện, Syria với các nhóm phỉ cứ vài chục năm lại nảy ra một anh, chả bao giờ hết.

Bài học Điện Biên Phủ về sau người Mỹ vẫn không thuộc bài khi lập cứ điểm Khe Sanh nhằm mục đích chốt chặn giao điểm chiến lược và thu hút các đơn vị vận động chiến của ta, thách thức khả năng hậu cần và điều động trên cơ sở nhận định là hai môn đó của ta yếu, mặt khác phát huy thế mạnh của hoả lực trên không dưới đất cùng với năng lực tiếp vận cơ giới vượt trội. Trong cả hai trường hợp, đối phương đều phải trả giá khi đánh giá thấp năng lực hậu cần của Việt Minh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới ca ngợi về tầm nhìn chiến lược phù hợp với điều kiện thực tế, vượt qua mọi lý luận mà chiến thắng đối phương bằng khả năng điều vận hậu cần và bố trí các nguồn lực hạn chế. Ở vị trí của Đại tướng mà đem lý luận Liên Xô Trung cuốc hay các quân đội Tây lông vào Điện Biên Phủ thì nhẽ không có chiến thắng ngày 7 tháng 5 năm đó.
Ngài Su vô rốp danh tướng Nga la tư có dạy đại ý rằng, trong chiến tranh hãy làm những việc mà đối phương không bao giờ nghĩ rằng ta có thể làm được. Đó là yếu tố bất ngờ lớn nhất.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Bài học Điện Biên Phủ về sau người Mỹ vẫn không thuộc bài khi lập cứ điểm Khe Sanh nhằm mục đích chốt chặn giao điểm chiến lược và thu hút các đơn vị vận động chiến của ta, thách thức khả năng hậu cần và điều động trên cơ sở nhận định là hai môn đó của ta yếu, mặt khác phát huy thế mạnh của hoả lực trên không dưới đất cùng với năng lực tiếp vận cơ giới vượt trội. Trong cả hai trường hợp, đối phương đều phải trả giá khi đánh giá thấp năng lực hậu cần của Việt Minh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới ca ngợi về tầm nhìn chiến lược phù hợp với điều kiện thực tế, vượt qua mọi lý luận mà chiến thắng đối phương bằng khả năng điều vận hậu cần và bố trí các nguồn lực hạn chế. Ở vị trí của Đại tướng mà đem lý luận Liên Xô Trung cuốc hay các quân đội Tây lông vào Điện Biên Phủ thì nhẽ không có chiến thắng ngày 7 tháng 5 năm đó.
Ngài Su vô rốp danh tướng Nga la tư có dạy đại ý rằng, trong chiến tranh hãy làm những việc mà đối phương không bao giờ nghĩ rằng ta có thể làm được. Đó là yếu tố bất ngờ lớn nhất.
Khe sanh là chuyện khác, chưa có tổng kết phổ cập đến học sinh cấp 3 nên hơi khó chém.
Nhưng mà cá nhân mà thấy thì hai bên sau khi diễn lại cách đặt vấn đề về tập đoàn cứ điểm thì thấy là bài toán này lạc hậu ngay từ tiên đề.
Không nên lập tập đoàn cứ điểm để tạo lợi thế.
Nếu là bên đi phá thì món "vây lấn tấn triệt" của nhà mình đọ với phi pháo có viễn liên chính xác và tốc độ cũng không ăn được.
Chỉ có như phỉ Áp gà dùng hoả tiễn vác vai đu bám quanh sân bay là đối phương để duy trì lợi thế hàng không phải chấp nhận hết xèng, chuột rút toàn thân.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,363
Động cơ
552,236 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Khe sanh là chuyện khác, chưa có tổng kết phổ cập đến học sinh cấp 3 nên hơi khó chém.
Nhưng mà cá nhân mà thấy thì hai bên sau khi diễn lại cách đặt vấn đề về tập đoàn cứ điểm thì thấy là bài toán này lạc hậu ngay từ tiên đề.
Không nên lập tập đoàn cứ điểm để tạo lợi thế.
Nếu là bên đi phá thì món "vây lấn tấn triệt" của nhà mình đọ với phi pháo có viễn liên chính xác và tốc độ cũng không ăn được.
Chỉ có như phỉ Áp gà dùng hoả tiễn vác vai đu bám quanh sân bay là đối phương để duy trì lợi thế hàng không phải chấp nhận hết xèng, chuột rút toàn thân.
Bọn Tây lông qua thông tin tềnh báo thì biết cái khẩu quyết của chiến tranh du kích là " thằng Tây nó tiến thì mình giật lùi, thằng Tây nó lúi thì mình giật tiền", thế nên nó mới tin rằng lập cứ điểm nhử mình dồn đến là dễ nhất. Chứ sức mạnh cơ động của nó mà đem chơi ú tim với Việt Minh thì công cốc. Người Anh là cha đẻ du kích chiến cũng không có bài vở nào để đối phó với hình thức vừa phân tán vừa tập trung cho đến tận bây giờ.
 

7ieulongn

Xe hơi
Biển số
OF-858451
Ngày cấp bằng
3/5/24
Số km
160
Động cơ
2,843 Mã lực
Tuổi
52
Hôm qua xem phim tài liệu nhìn từ phía Pháp, bọn tướng lĩnh khác chửi lão Nava điều quân đầu tối như hũ nút, cứ nhắm mắt ném quân vào nồi hầm khi đã bị bao vây và đã bị cắt đứt cầu hàng không...
Đúng ra phải tung các lữ dù đổ bộ ngoại vi, vòng ngoài hoặc sau lưng Việt Minh để đột phá, phá vây. Nhưng ngoài vùng lòng chảo, làm gì có chỗ nào đổ bộ được quân dù nữa nhỉ ?
Muốn nhưng không thể cụ ạ, đã làm mà không được, gọi là lực bất tòng tâm. Lúc này chiến phí của Pháp ở Đông Dương đã phục thuộc vào viện trợ của Mỹ tới 80%. Khi trận Điện Biên Phủ diễn ra thì Pháp đã bị rơi vào bẫy của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, phải kéo căng lực lượng khắp chiến trường Đông Dương. Trong khi đó chính phủ Pháp không thể cấp thêm phương tiện, binh lính theo yêu cầu của Nava vì lúc này toàn bộ tinh hoa quân đội Pháp đều đang ở Đông Dương, chi viện thêm 100 sĩ quan và 1000 hạ sĩ quan đồng nghĩa với việc phải giải tán 16 tiểu đoàn tại châu Âu và Bắc Phi.
Khi trận Điện Biên Phủ bắt đầu và địch ngay lập tức rơi vào thế bị động, Tướng Ély đã bay đi Mỹ để kêu gọi quân Mỹ can thiệp không quân chiến lược. Chiến dịch Kền Kền ném bom giải cứu Điện Biên Phủ bằng pháo đài bay B29 đã được bàn thảo, hoạch định. Giữa tháng 4/1954, 2 tàu sân bay Mỹ đã neo đậu sẵn ở vịnh Bắc Bộ, không quân Mỹ đã bay thị sát Điện Biên Phủ, chiến dịch Kền Kền đã hoàn tất sẵn sàng chờ lệnh. Tuy nhiên, Mỹ đưa ra 3 điều kiện để Mỹ can thiệp quân sự ở Đông Dương nhưng Pháp không đáp ứng nên chiến dịch này bị phá sản.
Chiến dịch Kền Kền bị từ bỏ, Pháp đã tính đến một chiến dịch giải cứu lục quân khác mang tên Condor (Kền Kền Nam Mỹ), điều quân Pháp cũng như quân đội Lào thân Pháp, thả dù ba tiểu đoàn trên các khu vực do quân Lào thân Pháp kiểm soát để chi viện cho Điện Biên Phủ nhưng do tiềm lực không quân Pháp không đủ nên cuộc hành binh này thất bại nốt.
Ảnh dưới là sơ đồ cuộc hành binh Condor
cuoc-hanh-binh-condor-1k-342-luu-tru-bo-quoc-phong-phap-220511-050720-59.png
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Bọn Tây lông qua thông tin tềnh báo thì biết cái khẩu quyết của chiến tranh du kích là " thằng Tây nó tiến thì mình giật lùi, thằng Tây nó lúi thì mình giật tiền", thế nên nó mới tin rằng lập cứ điểm nhử mình dồn đến là dễ nhất. Chứ sức mạnh cơ động của nó mà đem chơi ú tim với Việt Minh thì công cốc. Người Anh là cha đẻ du kích chiến cũng không có bài vở nào để đối phó với hình thức vừa phân tán vừa tập trung cho đến tận bây giờ.
Đánh du kích là chấp nhận mãi mãi là anh nông dân đần độn nghèo hèn ra tỉnh bị bắt nạt, cả nước cũng èng èng xôi đỗ ông mù cõng ông sáng lang thang kiếm miếng, kiểu tình trạng Lybia, Sirỉa và Miến hiện nay.
Anh nó không phải không có bài chống mà nó quyết đưa ông vào cái thế phi chính quy lúc nào cũng bé tý như chim ri.
Nói chung xứ mình cũng may không va với bọn Anh bần tiện.
 

shreak

Xe hơi
Biển số
OF-79012
Ngày cấp bằng
27/11/10
Số km
163
Động cơ
418,260 Mã lực
Xem tư liệu của các cụ mới thấy thấm thía ý nghĩa của chiến dịch. Trước gấu đi công tác, có tham quan đồi A1 thì kể nó bé, với cũng k hình dung ra được ngày xưa các cụ như nào.
Cảm ơn các cụ đã chia sẻ!
 

tranquang83

Xe điện
Biển số
OF-201429
Ngày cấp bằng
10/7/13
Số km
3,639
Động cơ
438,922 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện chuyến đi
Theo dõi bài viết của bạn Ngao5 từ đầu, nay mới dám góp với bài viết vài hình ảnh...
Chả là tớ có mặt tại Tp Điện Biên Phủ mấy ngày diễn ra Lễ Kỷ niệm nên chạy ra đường chụp choạch.
Hai cây hoa phượng trên đỉnh đồi A1 - điểm check-in hot nhất ngày 07/5

20240507_152545a.jpg
 

dichvuflycamhn

Xe buýt
Biển số
OF-809811
Ngày cấp bằng
30/3/22
Số km
659
Động cơ
29,821 Mã lực
Tuổi
36
Hôm qua xem phim tài liệu nhìn từ phía Pháp, bọn tướng lĩnh khác chửi lão Nava điều quân đầu tối như hũ nút, cứ nhắm mắt ném quân vào nồi hầm khi đã bị bao vây và đã bị cắt đứt cầu hàng không...
Đúng ra phải tung các lữ dù đổ bộ ngoại vi, vòng ngoài hoặc sau lưng Việt Minh để đột phá, phá vây. Nhưng ngoài vùng lòng chảo, làm gì có chỗ nào đổ bộ được quân dù nữa nhỉ ?
Em cũng có xem đoạn đó, nhưng để nói điều quân thế nào thì em nghĩ ông tướng có mặt trực tiếp tại chiến trường thì ông ý mới nắm rõ được tình hình, ngoài ông ý ra thì còn có bộ phận tham mưu, cấp chỉ huy ở đồng bằng... Thế nên vì sao ko cho quân nhảy dù ở vòng ngoài mà lại nhảy vào chỗ đồn trú thì họ cũng đã phải tính toán và có lý do để làm vậy. Nhảy ở vòng ngoài thì em thấy cũng có giải quyết đc gì đâu, thậm chí còn nướng quân nhanh hơn, vì binh sĩ phải phơi lưng ra đánh khi ko có sự chuẩn bị về công sự, hầm hào, sự chi viện hỏa lực từ cứ điểm trong lòng chảo cũng gần như ko thể hoặc nếu có thì cũng bị hạn chế. Rồi chưa kể đến các vấn đề về tiếp tế đạn dược, lương thực, thuốc men...cho đội nhảy dù... Và quan trọng nhất là lúc cần rút thì rút đi đâu?
 

a3k42

Xe buýt
Biển số
OF-59790
Ngày cấp bằng
23/3/10
Số km
656
Động cơ
446,926 Mã lực
Nơi ở
Long Biên Hà Nội
Đồi A1 nhiều cây gỗ Teak cổ thụ
DSC_0136.JPG
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
1) 5 chiến sỹ đầu tiên (thuộc Đại đọi 360, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312) tiếp cận hầm Đờ cát thì đã sau 5h chiều - trời nhá nhem tối, nên nếu có pv mặt trận đi theo thì cũng không đủ sáng để chụp ảnh được.

Chưa kể các anh xông thằng vào hầm và bắt sống bộ chỉ huy Pháp, chứ ko lên nóc vẫy cờ. Lúc đó xung quanh thì 12ly7 của Pháp vẫn đang bắn ầm ầm, chạy lên nóc hầm đứng phất cờ thì cứ xác định.

1715959495910.png


2) Link đoạn phịm Điện Biên Phủ quay năm 1964, tại kho phim của Viện nghe nhìn quốc gia Pháp INA, BQP Pháp mua được năm 1986 (@ Mua He):


3) Bố trí lực lượng những ngày cuối: D130/E209/F312 ở hướng chính Bắc (12h)
The_Last_Night_bis.png


Để tiến được vào hầm chỉ huy của Đờ Cát, D130 đã phải miệt mài tiên phong đánh hướng này từ đầu chiến dịch.


Trong phim của Carmen năm 1955 không có cảnh quay này. Đây là ảnh chụp khi ta quay phim kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1964). Cùng một góc chụp cảnh quay thôi, cùng là 3 chiến sĩ và lá cờ đó, nhưng khi phất lá cờ tung hết cỡ thì nhìn thấy sao vàng, khi gập cuốn lại thì không nhìn thấy, chứ không phải lá cờ có sao vàng và lá cờ không có sao vàng.
1.JPG


2..JPG

3.JPG


Bức phất cờ chiến thắng trên cứ điểm Him Lam này đăng sớm nhất là tháng 12/1954 trên Báo ảnh Việt Nam của TTX. Trong phim của Carmen thì xuất hiện cảnh ta nã phão và xung kích tấn công với lời bình tấn công Điện Biên Phủ, nhưng ảnh trong các cảnh quay này xưa nay ta vẫn chú thích là tấn công Him Lam. Không biết những cảnh liên quan trận Điện Biên Phủ có dùng phim tư liệu không hay quay lại, và khi quay có phóng viên ảnh nào đi cùng để chụp không, nhưng bức ảnh phất cờ chiến thắng trên cứ điểm Him Lam đích thực xuất hiện vào năm 1954.
1954-2-bia-bavn7-15-39-45.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

dongnat123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
8,494
Động cơ
272,225 Mã lực
Bác ruột em đang chăn trâu ở đồng, đc gọi đi với Việt Minh là cụ theo luôn. Sau trâu tự về nhà buổi tối, ở nhà đoán Bác đi chiến dịch rồi. Mãi mấy năm sau mới về… lúc đánh thắng ĐBP xong.
Bác về lại động viên 2 em trai đi bộ đội nữa. Sau đơn vị bác em còn bắn rơi B52 đầu tiên bằng pháo.
Có khi bác cụ biết bố em. Còn vụ bắn B52 bằng pháo em nghĩ không đúng vì tầm bay B52 cao hơn nhiều so với tầm bắn của pháo. Em nhớ bố em kể tầm bắn được F105 vì trước đây bố em có cái lược gấp làm kỷ niệm từ máy bay này, sau chẳng biết ai lấy trộm mất
 

Cucumin

Xe điện
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,044
Động cơ
112,720 Mã lực
Tuổi
48
Có khi bác cụ biết bố em. Còn vụ bắn B52 bằng pháo em nghĩ không đúng vì tầm bay B52 cao hơn nhiều so với tầm bắn của pháo. Em nhớ bố em kể tầm bắn được F105 vì trước đây bố em có cái lược gấp làm kỷ niệm từ máy bay này, sau chẳng biết ai lấy trộm mất
Pháo phòng không 100mm có khả năng bắn cao 10km . Việt Nam giai đoạn chiến tranh chống Mỹ được viện trợ pháo này.

 
Chỉnh sửa cuối:

88Fun

Xe buýt
Biển số
OF-758037
Ngày cấp bằng
21/1/21
Số km
713
Động cơ
60,911 Mã lực
Có khi bác cụ biết bố em. Còn vụ bắn B52 bằng pháo em nghĩ không đúng vì tầm bay B52 cao hơn nhiều so với tầm bắn của pháo. Em nhớ bố em kể tầm bắn được F105 vì trước đây bố em có cái lược gấp làm kỷ niệm từ máy bay này, sau chẳng biết ai lấy trộm mất
Bác em mất năm 1977 rồi ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top