[Funland] 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

7ieulongn

Xe hơi
Biển số
OF-858451
Ngày cấp bằng
3/5/24
Số km
162
Động cơ
2,865 Mã lực
Tuổi
53
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (14).jpg

Cắm cờ trên nóc hầm de Castries, cảnh diễn lại để Roman Carmen quay phim "Việt Nam trên đường thắng lợi"
Cờ có ngôi sao vàng

Cờ không có ngôi sao vàng
Trong phim của Carmen năm 1955 không có cảnh quay này. Đây là ảnh chụp khi ta quay phim kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1964). Cùng một góc chụp cảnh quay thôi, cùng là 3 chiến sĩ và lá cờ đó, nhưng khi phất lá cờ tung hết cỡ thì nhìn thấy sao vàng, khi gập cuốn lại thì không nhìn thấy, chứ không phải lá cờ có sao vàng và lá cờ không có sao vàng.
1.JPG


2..JPG

3.JPG

7844621-afadab32c8b560aef600c697e7ca2ad7.jpg

Bức Ảnh phất cờ sau chiến thắng cứ điểm Himlam cũng khá giống 2 bức trên, không biết cũng do dựng lại không !? vì vẫn còn xác tử sỹ
Bức phất cờ chiến thắng trên cứ điểm Him Lam này đăng sớm nhất là tháng 12/1954 trên Báo ảnh Việt Nam của TTX. Trong phim của Carmen thì xuất hiện cảnh ta nã phão và xung kích tấn công với lời bình tấn công Điện Biên Phủ, nhưng ảnh trong các cảnh quay này xưa nay ta vẫn chú thích là tấn công Him Lam. Không biết những cảnh liên quan trận Điện Biên Phủ có dùng phim tư liệu không hay quay lại, và khi quay có phóng viên ảnh nào đi cùng để chụp không, nhưng bức ảnh phất cờ chiến thắng trên cứ điểm Him Lam đích thực xuất hiện vào năm 1954.
1954-2-bia-bavn7-15-39-45.jpg
 

7ieulongn

Xe hơi
Biển số
OF-858451
Ngày cấp bằng
3/5/24
Số km
162
Động cơ
2,865 Mã lực
Tuổi
53
Em thắc mắc. Quân ta vận chuyển hậu cần với khối lượng khổng lồ vậy, Pháp có biết không? Pháp không có động thái nào can thiệp hay sao mà để 1 đống đồ hậu cần được vận chuyển vào Điện Biên Phủ như vậy nhỉ? Tình báo quốc phòng, phản gián đóng vai trong như nào cho chiến dịch này nhỉ?
Nó ném bom ầm ầm dọc các ngả đường vận chuyển hậu cần của mình, ngã ba Cò Nòi, bến phà Tạ Khoa, đường Tuần Giáo, dốc Pha Đin đều là các trọng điểm ném bom của địch. Nhưng không cản được bước tiến của cả dân tộc ta thôi.
3..JPG
 

7ieulongn

Xe hơi
Biển số
OF-858451
Ngày cấp bằng
3/5/24
Số km
162
Động cơ
2,865 Mã lực
Tuổi
53
Điện Biên Phủ 1953_10 (2).jpg

10-1953 – Tướng Navarre, Cogny thảo luận với Đại tá de Castries cùng với những người khác về cuộc đổ bộ xuống Điện Biên Phủ


2/1953 – tại Bộ chỉ huy Việt Minh. Hoàng thân Suphanouvong, Thủ lĩnh kháng chiến Pathet Lào trao đổi với Đại tướng Võ Nguyên Giáp để phối hợp Chiến dịch Thượng Lào
Ảnh trên là mấy tướng lĩnh Pháp đang bàn thảo về cuộc hành binh Hải Âu tháng 11/1953 vào Tây Nam Ninh Bình âm mưu tấn công trước Đại đoàn 320 của ta.
 

7ieulongn

Xe hơi
Biển số
OF-858451
Ngày cấp bằng
3/5/24
Số km
162
Động cơ
2,865 Mã lực
Tuổi
53
Điện Biên Phủ 1954_1_17 (1).jpg

Tử 7-12-53 đén 17-1-54, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Sở chì huy thứ 2 ở “một khu rừng ngang km 62 (cũ) gần bản Nà Tấu", không phải là "hang Thẩm Púa’ như chú thích trước đây
Điện Biên Phủ 1954_1_17 (3).jpg
Hang Huổi He cụ ạ. Sở chỉ huy thứ hai đặt tại hang Huổi He, bản Nà Tấu từ ngày 18/1/1954 - 30/1/1954. Tại đây, ngày 26/1/1954, nhận thấy địch đã tăng cường lực lượng phòng ngự vững chắc ở Điện Biên Phủ, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển phương châm tác chiến sang từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc".

4.JPG

Còn Sở chỉ huy thứ nhất đặt tại Hang Thẩm Púa từ ngày 17/12/1953 - 17/1/1954. Tại đây, phương án tác chiến ban đầu “đánh nhanh, thắng nhanh” được Đại tướng Võ Nguyên Giáp phổ biến đến các đơn vị trên sa bàn lớn bằng cát.
5.JPG

Sở chỉ huy thứ 3 đặt tại Mường Phăng từ ngày 31/1/1954 - 15/5/1954. Tại đây, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Bộ Chỉ huy, Đảng ủy chiến dịch chỉ đạo trận địa tiến công và bao vây tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ theo phương án "đánh chắc tiến chắc".
 

7ieulongn

Xe hơi
Biển số
OF-858451
Ngày cấp bằng
3/5/24
Số km
162
Động cơ
2,865 Mã lực
Tuổi
53
Điện Biên Phủ 1954_2 (x5).jpg

2/1954 – các binh sĩ Quốc gia Việt Nam (của chính quyền Bảo Đại) đang bảo trì các khẩu đội pháo trước khi chiến đấu ở Điện Biên Phủ
Ảnh này là chiến sĩ Điện Biên của ta với mũ quấn lá ngụy trang.
Lính ngụy trong trận Điện Biên Phủ trang phục nó như ảnh dưới đây:
dd308.jpg

French_officer_and_State_of_Vietnam_soldiers.jpg
 

7ieulongn

Xe hơi
Biển số
OF-858451
Ngày cấp bằng
3/5/24
Số km
162
Động cơ
2,865 Mã lực
Tuổi
53
17-3-1954 – Tiểu đoàn Dù xung kích số 8 cùa Đại uý Touret đẩy lùi cuộc tấn công của Việt Minh gần phi trường Mường Thanh. Ảnh: Jean Péraud

Điện Biên Phủ 1954_3_17 (30).jpg
Ảnh này là lính Pháp mới tăng viện (sau khi ta tấn công đợt 1 tiêu diệt Him Lam, Độc lập) vội vã chạy tìm chỗ ẩn nấp sau một đợt pháo kích của bộ đội ta. Chú thích gốc ảnh phóng viên chiến trường của tạp chí Life gửi về cũng ghi như vậy. Chúng nó đang cúi rạp người bỏ chạy thì không thể chú thích là đẩy lùi cuộc tấn công của ta được.
6.JPG
 

Thỏ móm

Xe điện
Biển số
OF-542866
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
3,161
Động cơ
368,180 Mã lực
ai cho ông ngồi yên mà chiếm đồng bằng, phòng thủ như thế thì bị đánh khắp nơi, căng mình mình ra giữ chắc cũng không chịu được mấy
nói chung là cờ đã vào thế, Pháp tập trung quân cơ động thì Ta đánh 5 chỗ để phải chia quân cơ động ra, sau phải tập trung ở Điện Biên Phủ đánh 1 trận lớn để chung kết là vì thế. Các trận chiến lớn trong lịch sử thường xoay chuyển hoàn toàn cục diện. Pháp thua ĐPB thì cũng hết nước cứu vì không tiền mà tiếp tục nuôi chiến tranh nữa...Mỹ nó đã tài trợ 70% chiến phí rồi mà còn thua.
Á, bác này phân tích chuẩn. Thỏ hộ thêm bác vài dòng để cụ thể hơn vì trong này lấp ló vài comment kiểu hóa ra chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Minh chẳng lấy gì làm lớn lao cho lắm.


Khi tiếng súng khai chiến của Việt Minh ở Him Lam mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ nổ vang thì đối đầu với 16,000 quân Pháp là hơn 55,000 quân Việt Minh. Tỷ lệ binh lực là 1 : 3.4 áp đảo nghiêng về Việt Minh.

Địa điểm mà quân Pháp chọn để làm thành một tập đoàn cứ điểm, nhử Việt Minh vào để tiêu diệt là một nơi cô lập đối với quân Pháp. Để tiếp tế cho Điện Biên Phủ, quân Pháp chỉ có đường hàng không.

Điểm mạnh cũng như lợi thế của quân Pháp là: Cơ giới, tăng thiết giáp, không quân và pháo binh.

Tuy nhiên, những lợi thế này gần như bị xóa bỏ hoặc suy giảm khi quân Pháp phải tác chiến ở Điện Biên Phủ.

Địa hình đồi núi và giao thông ở thung lũng Điện Biên Phủ hoàn toàn không thuận lợi, phù hợp cho cơ giới và tăng thiết giáp. Rừng núi bạt ngàn ở đây góp phần không nhỏ trong việc hạn chế sức mạnh của không quân Pháp.

Trận địa pháo binh Pháp đặt ở lòng chảo Điện Biên Phủ, hỏa khí thì tập trung như hỏa lực bị phân tán. Trong khi đó pháo binh Việt Minh đặt trong các hầm pháo ở các sườn núi, tận dụng tốt lợi thế độ cao cũng như tầm quan sát, bố trí theo nguyên tắc hỏa lực tập trung, hỏa khí phân tán.

Đến đây, chắc hẳn không ít người sẽ nghĩ rằng chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Minh chẳng lấy gì làm lớn lao cho lắm, đó chẳng qua chỉ là do quân Pháp phải chiến đấu ở một nơi bất lợi cùng với binh lực ít ỏi trước sự áp đảo về quân số của Việt Minh.

Tuy nhiên thực tế thì chính Việt Minh đã bắt Pháp phải chọn Điện Biên Phủ, Pháp phải đổ quân vào Điện Biên Phủ là do mắc bẫy cài thế của Việt Minh.

Toàn chiến trường Đông Dương, quân chính quy của Liên hiệp Pháp có khoảng 45 vạn, Việt Minh chỉ có khoảng 23 vạn. Tỷ lệ binh lực toàn chiến trường là 2:1 nghiêng về phía Pháp. Nhưng riêng tại trận quyết chiến Điện Biên Phủ thì Việt Minh lại có thể tạo ưu thế về binh lực với tỷ lệ 3.4:1. Việc Pháp để cho Việt Minh có thể tập trung được một lực lượng hơn 55,000 quân (1/4 binh lực) bao vây họ ở Điện Biên Phủ trong khi lực lượng của họ lại bị phân tán, đây rõ rằng là một thất bại mang tính chiến lược của Pháp, làm đường ray sẵn cho kết cục Điện Biên Phủ, mà nguyên nhân của nó là do những nước cờ chiến lược của Việt Minh như sau:

-Tháng 12/1953, Việt Minh tấn công Lai Châu buộc Pháp phải đổ quân vào Điện Biên Phủ nhằm án ngữ Tây Bắc, kiểm soát và bảo vệ Thượng Lào.
-Cuối tháng 12/1953, Việt Minh tấn công Thakhet buộc Pháp phải đổ quân vào Sênô để giữ Trung Lào.
-Việt Minh tấn công Kontum, tiến sát đường 19, buộc Pháp phải điều quân vào Pleiku.
-Ngày 25/1/1954, Việt Minh tấn công giải phóng Phongsaly, buộc Pháp phải điều quân tập trung ở Luông Pha Băng, bảo vệ cho kinh đô của vua Lào.
-Ngoài ra Việt Minh còn đẩy mạnh tiến hành chiến tranh du kích, đặc biệt là ở Đồng Bằng Bắc Bộ khiến Pháp phải duy trì một lực lượng mạnh ở đây.

Như vậy, chỉ với 5 đòn đánh, Việt Minh đã buộc quân Pháp bị động đối phó, phân tán lực lượng cơ động của mình ra 5 nơi: Điện Biên Phủ, Seno, Pleiku, Luong Pha Băng và Đồng bằng Bắc Bộ. Khả năng cơ động ứng cứu lẫn nhau của 5 nơi này là gần như không thể. Do đó, với cả hai yếu tố địa điểm và binh lực cho trận quyết chiến này, quân Pháp đều bị sa vào cái thế do Việt Minh tạo ra trong chiến cục Đông Xuân 1953-1954. Đó là nghệ thuật quân sự, nghệ thuật tạo thế và cài thế.

Cuối tháng 8-1953, Trong một cuộc họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: "Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh... Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn."

Khi nói đến câu “Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh giơ nắm đấm lên để minh họa. Còn khi nói đến câu “Buộc chúng phải phân tán binh lực...” thì lại xòe bàn tay ra 5 ngón. Và chiến cục Đông Xuân 1953-1954 diễn ra đúng như thế, quân Pháp muốn tập trung binh lực nhưng lại bị phân tán ra đúng 5 nơi. Đây chính là những yếu tố quyết định 50% chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ ngay khi nó còn chưa diễn ra.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Ảnh này là lính Pháp mới tăng viện (sau khi ta tấn công đợt 1 tiêu diệt Him Lam, Độc lập) vội vã chạy tìm chỗ ẩn nấp sau một đợt pháo kích của bộ đội ta. Chú thích gốc ảnh phóng viên chiến trường của tạp chí Life gửi về cũng ghi như vậy. Chúng nó đang cúi rạp người bỏ chạy thì không thể chú thích là đẩy lùi cuộc tấn công của ta được.
6.JPG
Thưa cụ, đây không phải ảnh của LIFE (thường có dấu bản quyền LIFE góc phải cuối ảnh)
Căn cứ vào đâu cụ bảo nhiếp ảnh gia Jean Péraud là người của LIFE?
Điện Biên Phủ 1954_3_17 (31).jpg
Điện Biên Phủ 1954_3_22 (2).jpg

22-3-1954 – nhà quay phim quân đội Pierre Schoendoerffer và Jean Péraud ở Điện Biên Phủ
Jean Péraud (phải)người lái xe Jeep
Điện Biên Phủ 1954_3_22 (3).jpg

Đây là ảnh của chính Cơ quan thông tin quân đội Pháp (SDI) đưa ra. Và tên nhiếp ảnh gia quân đội Pháp là Jean Péraud. Ông này bị chết trên đường tới trại tù binh Chiêm Hoá, Tuyên Quang
Em dịch đúng 1:1 chú thích của SDI.
Trong trận Điện Biên Phủ có nhiếp ảnh gia LIFE Howard Sochurek đến Điện Biên Phủ ngày nhảy dù, (em đã post serie anh của ông này trong bài). LIFE không có nhiếp ảnh gia nào những ngày sau đó ở Điện Biên Phủ
Cụ cũng nên hiểu nhiếp ảnh gia (hoặc SDI) đôi khi chú thích theo quan điểm của họ, đôi khi không khớp với hoàn cảnh thực tế
Cũng thông cảm các bạn LIFE cũng soạn "title" theo ý mình, Thí dụ vụ thảm sát Sơn Mỹ, hai anh em nhà kia không chết, mà nói là chết. Nhiếp ảnh gia chụp bức hình đó có chú thích thế đâu, mà toà soiạn LIFE tự thêm vào làm sai lệch thực tế. Thông cảm đi, chiến tranh mà.
Ngay cả Bức hình thành Quảng Trị, mà Đoàn Công Tính chụp, cũng chú thích không rõ ràng khiến cho hai người cùng nhận một nhân vật trong ảnh chính là mình
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Hôm nay Liên Xô kỷ niệm ngày chiến thắng Phát xít Đức
Ngày 2/5/1945, quân đội Liên Xô tấn công đánh chiếm Trụ sở Quốc hội Đức
Chiến sĩ Alexei Kovalyov cắm cờ Liên Xô trên nóc của Nhà Quốc hội Đức là chuyện có thật 100%
Nhưng bức hình Alexei Kovalyov cắm cờ Liên Xô trên nóc của Nhà Quốc hội Đức do nhiếp ảnh gia Yevgeni Khaldei chụp thì lại là dựng lại và chụp sau đó... 3 ngày, tức 5/5/1945
Hôm đó bầu trời hết thuốc súng rồi, cụ Yevgeni Khaldei mời thêm mấy ông lính Nga (vô danh) trên đường tới làm nền cho những bức ảnh chụp (kiểu diễn viên quần chúng)
Tất nhiên cụ Yevgeni Khaldei phải trèo lên một vị trí tốt để chụp, chứ lúc cụ lính kia phất cờ thì Yevgeni Khaldei ở chỗ khác, và cũng không có cơ hội để leo lên chỗ tốt mà chụp
Sau này, họ chế thêm khói súng để giống như cảnh thật xảy ra ba ngày trước đó
Chiến thắng 1945_5_2 (1).jpg
Chiến thắng 1945_5_2 (2).jpg
Chiến thắng 1945_5_2 (9).jpg
Chiến thắng 1945_5_2 (10).jpg
Chiến thắng 1945_5_2 (12).jpg
Chiến thắng 1945_5_2 (17).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Một thí dụ nữa
GettyImage có bức hình
Điện Biên Phủ 1954_3 (9).jpg

Vietnamese troops who parachuted into the area north of Dien Bien Phu await French officer instructions. (Photo by Hulton Archive/Getty Images)
Thoạt đầu em dịch là
Quân đội Quốc gia Việt Nam nhảy dù xuống phía bắc Điện Biên Phủ chờ chỉ thị của sĩ quan Pháp
Em thấy sai sai thế nào ấy, mặt tây đâu mặt ta, bồng súng nghiêm thế, có lẽ chẳng phải
Sau này em đã tìm thấy một chú thích khác ở một chỗ khác, có vẻ đúng hơn
Lính Pháp chôn đồng đội tử trận. Thi thể được bọc trong vải dù, và trên mộ cắm chữ thập bằng tre.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
879
Động cơ
476,729 Mã lực
Hôm qua xem phim tài liệu nhìn từ phía Pháp, bọn tướng lĩnh khác chửi lão Nava điều quân đầu tối như hũ nút, cứ nhắm mắt ném quân vào nồi hầm khi đã bị bao vây và đã bị cắt đứt cầu hàng không...
Đúng ra phải tung các lữ dù đổ bộ ngoại vi, vòng ngoài hoặc sau lưng Việt Minh để đột phá, phá vây. Nhưng ngoài vùng lòng chảo, làm gì có chỗ nào đổ bộ được quân dù nữa nhỉ ?
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,480
Động cơ
537,767 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Hôm qua xem phim tài liệu nhìn từ phía Pháp, bọn tướng lĩnh khác chửi lão Nava điều quân đầu tối như hũ nút, cứ nhắm mắt ném quân vào nồi hầm khi đã bị bao vây và đã bị cắt đứt cầu hàng không...
Đúng ra phải tung các lữ dù đổ bộ ngoại vi, vòng ngoài hoặc sau lưng Việt Minh để đột phá, phá vây. Nhưng ngoài vùng lòng chảo, làm gì có chỗ nào đổ bộ được quân dù nữa nhỉ ?
Lúc đó đến Cogny là tư lệnh Bắc Bộ còn không có cách nào để giải vây Điện Biên Phủ nữa nên tổng tư lệnh là Nava mới phải trực tiếp chỉ thị ném hết lính dù xuống lòng chảo, cuối chiến dịch hết lính dù còn phải vét cả lính tình nguyện chưa được huyến luyện nhảy dù ném xuống mà cụ.
Nếu ném xuống quanh lòng chảo thì toàn vùng núi phía Việt Minh kiểm soát, ném xuống là thí quân, chưa kể không có cách nào đảm bảo hậu cần, vũ khí cả.
 

DurexMsize

Xe tải
Biển số
OF-856569
Ngày cấp bằng
3/4/24
Số km
441
Động cơ
10,439 Mã lực
Hôm qua xem phim tài liệu nhìn từ phía Pháp, bọn tướng lĩnh khác chửi lão Nava điều quân đầu tối như hũ nút, cứ nhắm mắt ném quân vào nồi hầm khi đã bị bao vây và đã bị cắt đứt cầu hàng không...
Đúng ra phải tung các lữ dù đổ bộ ngoại vi, vòng ngoài hoặc sau lưng Việt Minh để đột phá, phá vây. Nhưng ngoài vùng lòng chảo, làm gì có chỗ nào đổ bộ được quân dù nữa nhỉ ?
Thua thì bốc phét xét đề về sau 6h thôi cụ ơi,
Ví dụ bảo cho dù đổ bộ ngoại vi: lấy đâu lắm lính dù thế, có bao nhiêu ném hết xuống ĐBP rồi. Quân nhảy xuống càng bị vây khốn thêm tốn thêm quân
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
319,994 Mã lực
Hôm qua xem phim tài liệu nhìn từ phía Pháp, bọn tướng lĩnh khác chửi lão Nava điều quân đầu tối như hũ nút, cứ nhắm mắt ném quân vào nồi hầm khi đã bị bao vây và đã bị cắt đứt cầu hàng không...
Đúng ra phải tung các lữ dù đổ bộ ngoại vi, vòng ngoài hoặc sau lưng Việt Minh để đột phá, phá vây. Nhưng ngoài vùng lòng chảo, làm gì có chỗ nào đổ bộ được quân dù nữa nhỉ ?
Nhảy dù ra ngoại vi thì mấy ông Việt Minh lại càng thích nữa.
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
311
Động cơ
23,823 Mã lực
Tuổi
32
Hôm qua xem phim tài liệu nhìn từ phía Pháp, bọn tướng lĩnh khác chửi lão Nava điều quân đầu tối như hũ nút, cứ nhắm mắt ném quân vào nồi hầm khi đã bị bao vây và đã bị cắt đứt cầu hàng không...
Đúng ra phải tung các lữ dù đổ bộ ngoại vi, vòng ngoài hoặc sau lưng Việt Minh để đột phá, phá vây. Nhưng ngoài vùng lòng chảo, làm gì có chỗ nào đổ bộ được quân dù nữa nhỉ ?
Muốn đột phá, phá vây phải có cơ giới hạng nặng tăng thiết giáp, pháo binh cùng với lính dù đổ bộ ra sau lưng Việt Minh để phá vây, nhưng thời đó hạn chết về kỹ thuật nên Pháp không làm được việc ấy, muốn đổ bộ pháo binh thiết giáp thì phải có sân bay dã chiến, mà trong khu vực ngoài Điện Biên Phủ ra thì còn chỗ nào có sân bay dã chiến nữa đâu...

Phải đến 10 năm sau, Mỹ nó vào, ta mới được nếm mùi "trực thăng vận" với các loại trực thăng hạng nặng, cần cẩu bay...Mỹ có khả năng đổ bộ lính dù cùng với khí tài vào các đỉnh núi sau lưng quân ta để đột phá hoặc đóng chốt chặn hậu, ví dụ như chiến dịch Sa Thầy 1967...
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,449
Động cơ
468,605 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Muốn đột phá, phá vây phải có cơ giới hạng nặng tăng thiết giáp, pháo binh cùng với lính dù đổ bộ ra sau lưng Việt Minh để phá vây, nhưng thời đó hạn chết về kỹ thuật nên Pháp không làm được việc ấy, muốn đổ bộ pháo binh thiết giáp thì phải có sân bay dã chiến, mà trong khu vực ngoài Điện Biên Phủ ra thì còn chỗ nào có sân bay dã chiến nữa đâu...

Phải đến 10 năm sau, Mỹ nó vào, ta mới được nếm mùi "trực thăng vận" với các loại trực thăng hạng nặng, cần cẩu bay..
.Mỹ có khả năng đổ bộ lính dù cùng với khí tài vào các đỉnh núi sau lưng quân ta để đột phá hoặc đóng chốt chặn hậu, ví dụ như chiến dịch Sa Thầy 1967...
Lúc đấy ta chưa có tên lửa vác vai, chứ có tên lửa vác vai như giờ thì trực thăng vận thành quan tài bay ngay.
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,498
Động cơ
353,239 Mã lực
Lúc đấy ta chưa có tên lửa vác vai, chứ có tên lửa vác vai như giờ thì trực thăng vận thành quan tài bay ngay.
Giai đoạn cuối chiến tranh chống Mỹ, VN được LX viện trợ tên lửa vác vai A72. Loại này đúng là sát thủ với các loại trực thăng:
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,498
Động cơ
353,239 Mã lực
Muốn đột phá, phá vây phải có cơ giới hạng nặng tăng thiết giáp, pháo binh cùng với lính dù đổ bộ ra sau lưng Việt Minh để phá vây, nhưng thời đó hạn chết về kỹ thuật nên Pháp không làm được việc ấy, muốn đổ bộ pháo binh thiết giáp thì phải có sân bay dã chiến, mà trong khu vực ngoài Điện Biên Phủ ra thì còn chỗ nào có sân bay dã chiến nữa đâu...

Phải đến 10 năm sau, Mỹ nó vào, ta mới được nếm mùi "trực thăng vận" với các loại trực thăng hạng nặng, cần cẩu bay...Mỹ có khả năng đổ bộ lính dù cùng với khí tài vào các đỉnh núi sau lưng quân ta để đột phá hoặc đóng chốt chặn hậu, ví dụ như chiến dịch Sa Thầy 1967...
Thực ra trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cũng có 1 trận tương tự như ĐBP là trận Khe Sanh. Tuy nhiên do phía Mỹ có tiềm lực mạnh hơn nhiều lần với nhiều trang thiết bị hiện đại, máy bay, phi pháo... nên quân GP không thể giành thắng lợi hoàn toàn như ĐBP.
.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top