[TT Hữu ích] 60 năm trước đây, 2/11/1963, những giờ phút cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,796
Động cơ
1,143,758 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Về nhân vật Đại úy Nhung, kẻ đã (được cho là trực tiếp) giết anh em Tổng thống Diệm, Nhu... thì cũng chỉ 1 năm sau, đã bị Team các Tướng Chỉnh lý bắt, và rất truyền thống, Nhung đã ngã đập cổ vào dây giày mà thiệt mạng:

Là một trong những người lãnh đạo cuộc “chỉnh lý 30.1.1964”, ông Nguyễn Chánh Thi đã kể lại chuyện nầy trong hồi ký của ông như sau:

Trời sáng rõ. Các cánh quân bắt đầu đem về Bộ chỉ huy đảo chánh (“chỉnh lý”) những người mà họ cho là không ít thì nhiều “có tội với đất nước” (Sau này ông Khánh đã đặt ra những tội “trung lập” và “thân cộng” gán cho họ). Trong số này tôi (Nguyễn Chánh Thi) thấy có thiếu tá Nhung, viên sĩ quan cận vệ của trung tướng Dương Văn Minh. Thiếu tá Nhung được lệnh phải làm một bản tường trình về việc “tại sao, và bằng cách nào, đã quyết định giết chết ông Nhu và ông Diệm.

Thiếu tá Nhung khai hoàn toàn không biết gì về quyết định của Hội đồng Quân nhân Cách mạng cả. Ông ta đã thuật lại việc giết hai ông Diệm, Nhu như sau:

Tờ khai của thiếu tá Nhung - người ám sát anh em Ngô Đình Diệm
Khi đó lại thấy tướng Thu đưa lên hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay trái, với hai ngón khép lại với nhau, chỉ vào hai ngón tay của bàn tay phải giơ lên. Họ nghĩ rằng ông ra lệnh bắn cả hai anh em ông Diệm. Tôi (thiếu tá Nhung) rút khẩu súng Colt 12, bắn mỗi người 5 phát.
“Tôi (Nhung) được lệnh đi theo Đoàn Thiết giáp lên đón hai ông Diệm, Nhu, sau khi được tin hai ông này từ một nhà thờ ở Chợ Lớn gọi điện thoại xin đầu hàng. Đoàn Thiết giáp do trung tá Nghĩa chỉ huy. Có một số sĩ quan ở Bộ Tổng Tham mưu đi theo, trong đó có thiếu tá Đày. Trách nhiệm tổng quát chỉ huy vụ này là thiếu tướng Thu (?).
Đoàn Thiết giáp lên đến ngôi nhà thờ Chợ Lớn thì hai anh em ông Diệm ngoan ngoãn lên xe (xe M113 thiết giáp). Xe chạy về ngã Saigòn. Đi được chừng 500 thước thì từ phía Sài Gòn chạy ngược lên một đoàn mấy cái xe Jeep, trên đó có thiếu tướng Thu. Khi hai đoàn xe gặp nhau, đậu cách nhau chừng 30 thước, thiếu tướng Thu và đoàn tùy tùng xuống xe. Lúc đó bên đoàn thiết giáp có ý chờ đợi thiếu tướng Thu cho lệnh về việc xử trí với anh em ông Diệm như thế nào. Từ đằng xa họ thấy tướng Thu đưa lên một ngón tay trỏ. Bên đoàn xe thiết giáp dự đoán rằng ông ta ra lệnh giết một trong hai anh em ông Diệm. Họ còn đang ú ớ muốn hỏi lại cho rõ, xem phải giết người nào, thì đồng bào ùa đến xem quá đông. Bên đoàn xe thiết giáp bắt đầu lo ngại về an ninh của anh em ông Diệm cũng như về an ninh của chính họ (Họ nghĩ rằng dư đảng Cần Lao có thể trà trộn giải vây cho anh em ông Diệm, hoặc dân chúng phẫn uất có thể giết chết hai ông này). Họ muốn chạy băng qua để hỏi lệnh cho rõ, nhưng dân chúng vây chặt, không thể nào đi được.

Khi đó lại thấy tướng Thu đưa lên hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay trái, với hai ngón khép lại với nhau, chỉ vào hai ngón tay của bàn tay phải giơ lên. Họ nghĩ rằng ông ra lệnh bắn cả hai anh em ông Diệm. Tôi (thiếu tá Nhung) rút khẩu súng Colt 12, bắn mỗi người 5 phát. Sau đó hăng máu bồi thêm cho ông Nhu 3 phát nữa vào ngực. Đồng thời đoàn xe thiết giáp được lệnh dẹp đường chạy về Bộ Tổng Tham mưu. Cùng lúc, tướng Thu cũng cho đoàn xe quay đầu chạy trước đoàn xe thiết giáp cùng hướng về Bộ Tổng Tham mưu. Trong lúc xe chạy thì thiếu tá Đày cúi xuống lấy cái cặp của ông Diệm, nói là sẽ đem về trình Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Dường như trong cặp ấy có nhiều đồ vật, tài liệu quý giá”.

Nội trong đêm, sau khi làm tờ khai, Thiếu tá Nhung trong phòng tạm giam ở Bộ Tổng Tham mưu, đã lấy dây giầy của mình thắt cổ tự sát. Tôi (Nguyễn Chánh Thi) được tin, không khỏi ngậm ngùi cho số kiếp của một sĩ quan trung thành với cấp trên, không lường được hậu quả to lớn của việc mình làm, không có ý thức chính trị hướng dẫn, đến khi một mình chịu tội một mình thác oan.

Thêm một thông tin về việc này các Cụ tham khảo
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,750
Động cơ
880,610 Mã lực
Mỹ không đồng ý thì thằng nào dám làm cụ; chẳng qua ra lệnh bằng mồm nên không có bằng chứng thôi. Đến dinh Tổng thống mà Đại sứ họ thích vào lúc nào chả được thì làm gì có chuyện không đồng ý mà vẫn đảo chính! Nghĩ đến đảo chính thì Big Minh bị đau hai vố: 1 Chịu trách nhiệm về cái chết của ông D. 2 làm Tổng thống thời gian ngắn để đầu hàng!
Cả hai lần đều là ông Minh tự chọn chứ không ai ép cả. Lần đầu có thể bắt nguồn từ tư thù và tham vọng chính trị cá nhân. Lần hai thì phần lớn vì đại nghĩa dân tộc, bản thân chịu nhục nhưng giúp giảm thiểu rất nhiều thương vong để thống nhất đất nước.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,670
Động cơ
140,827 Mã lực
Việc mang hàng tấn vàng đi thì sau này được bạch hoả ròi. Còn có time vẫn bị nghĩ mang đi
Cứ im để ở các bác ở bển cắn xé nhau thôi. Đến những năm 2010 các bác ấy vẫn còn chất vấn đòi vàng cơ mà.
 

Chuột bạch

Xe container
Biển số
OF-26176
Ngày cấp bằng
21/12/08
Số km
6,324
Động cơ
1,189,622 Mã lực
Còn Trần Lệ Xuân trong nước thì may ra 2 ae được cứu
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Tay này có phải là Đại Tá Lên-xờ-đên trong các truyện Tình báo ko cụ nhỉ?
Không ạ, khác hẳn nhau
Edward Lansdale 1955 (1).jpg

Edward Lansdale to hơn nhiều, ông ta phụ trách di cư 1954-55
Trong hình Edward Lansdale với Ngô Đình Diệm năm 1955
Edward Lansdale rất ủng hộ Ngô Đình Diệm
Edward Lansdale từng giúp con trai Phạm Xuân Ẩn khi đến Mỹ học
 

Minhbt2001

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-780287
Ngày cấp bằng
12/6/21
Số km
374
Động cơ
84,374 Mã lực
Tuổi
42
Theo bác bà Nhu sẽ làm gì
Thời điểm đó thì trung thành với Diệm còn nhiều lắm. Còn cả quân đoàn chưa xuất binh chưa mà.
Còn bên hải quân nữa, nếu kịp đưa tàu xuống đưa quân đoàn này lên cứu giá chắc bên đảo chính te tua vì lực lượng ít hơn nhiều.

Tính cách bà Xuân thì ai cũmg biết rồi. Chơi tới luôn.
 

ly trà đá

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-838991
Ngày cấp bằng
21/8/23
Số km
482
Động cơ
23,830 Mã lực
Tuổi
57
Thời điểm đó thì trung thành với Diệm còn nhiều lắm. Còn cả quân đoàn chưa xuất binh chưa mà.
Còn bên hải quân nữa, nếu kịp đưa tàu xuống đưa quân đoàn này lên cứu giá chắc bên đảo chính te tua vì lực lượng ít hơn nhiều.

Tính cách bà Xuân thì ai cũmg biết rồi. Chơi tới luôn.
trong tay bà Xuân có gì ạ ? để play với đám phản loạn kia thế cụ ? bà ta chửi đổng ư? hay ra quán trà đầu ngõ nói xấu cán bộ phản loạn ???
 

type

Xe tăng
Biển số
OF-452504
Ngày cấp bằng
11/9/16
Số km
1,458
Động cơ
203,500 Mã lực
Em vừa xem xong 2 series phim bộ là bộ "Bodies" của Anh ( tạm dịch tiêu đề là Thi thể) và bộ "Vortex" của Pháp ( tạm dịch tiêu đề là Vòng xoáy) trên Netflix, cả 2 bộ phim đại thể đều nói về ( tuy nội dung chi tiết khác nhau) sự giả tưởng, con người ở thời hiện tại/tương lai có thể liên lạc với những người ở thời quá khứ để tác động làm thay đổi những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, dẫn đến làm thay đổi vận mệnh của nhiều người liên quan.....hehe....:))

Giờ mà có cụ nào bằng cách nào đó, trở về thời điểm trước ngày 02 tháng 11 năm 1963....các cụ có tìm cách tư vấn cho ông Diệm và ông Nhu thoát chết hay không ? hehe...em FUN tý thôi....:))

P/S : cũng là 1 ý tưởng cho các nhà văn, viết 1 kịch bản phim giả tưởng, đại ý như thế....nhưng cuối cùng kết quả là không thay đổi được biến cố này ( vì lý do nào đó) nên .....mọi việc vẫn như chúng ta đã biết....:))
Cụ có thể xem seri phim người hùng tia chớp, có đa vũ trụ mà có 1 vũ trụ quân anh "le" là kẻ chiến thắng thì mấy anh hùng như super gái, mũi tên xanh đều theo chân lí của anh "le" hết. Với thuyết đa vũ trụ thì kiểu gì cũng có 🤭
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,796
Động cơ
1,143,758 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
chưa chắc..em nghĩ mẽo sẽ kg nghĩ như cụ
Chốt lại, chính quyền do Mỹ dựng lên, thì khi Mỹ đã xoá tên, cho dù thoát được hôm nay sẽ không thoát được ngày mai, thoát được lần này sẽ không thoát được lần sau, đến Tổng thống đương nhiệm của chính Mỹ còn bị đọp vỡ sọ giữa bàn dân thiên hạ, thì quá khó cho đội anh em họ Ngô
 

Aids

Xe điện
Biển số
OF-5596
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
2,361
Động cơ
567,875 Mã lực
Cứ im để ở các bác ở bển cắn xé nhau thôi. Đến những năm 2010 các bác ấy vẫn còn chất vấn đòi vàng cơ mà.
Ông hỏi đầu tiên hình như là hổ xám Phạm Châu Tài
 

hongsonphan82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302025
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
823
Động cơ
335,729 Mã lực
Chốt lại, chính quyền do Mỹ dựng lên, thì khi Mỹ đã xoá tên, cho dù thoát được hôm nay sẽ không thoát được ngày mai, thoát được lần này sẽ không thoát được lần sau, đến Tổng thống đương nhiệm của chính Mỹ còn bị đọp vỡ sọ giữa bàn dân thiên hạ, thì quá khó cho đội anh em họ Ngô
Vẫn còn 1 cửa sống rất cao. Đó là trốn đi theo Quân Giải Phóng. Em chắc chắn những nhân vật "giá trị" như thế này thì Quân Giải Phóng họ sẽ bảo vệ tính mạng tới cùng.
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,531
Động cơ
470,927 Mã lực
FB_IMG_1698976217798.jpg

Thông tin của một tờ báo SG khi đó, có thể thiếu tin hoặc có thể là cái loa của cuộc cách mạng.
Cụ nào search ra được báo chí HN khi đó viết gì thì hay quá
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,531
Động cơ
470,927 Mã lực
Nếu nói đúng thì phải là Cựu Thượng Thơ # Bộ Trưởng chứ nhỉ, Ông Diệm hình như kinh qua 3 chức dưới thời phong kiến: Tri Huyện_Phủ (1921-1929), Tuần Vũ Bình Thuận (1929-1933), Thượng Thơ Bộ Lại (1933). Nghe bảo tự Ông ấy từ chức Thượng Thơ, không nhẽ cũng bị kỷ luật? ;))
Theo nhà báo Cù Mai Công có 2 giả thuyết. Một là trước bức xúc của quần chúng bà cháu gái Trần Trung Dung đã phải ẩn danh. Hai là phe đảo chính không cho ghi Tổng thống và nghiêng về giả thuyết 2. Đúng vậy thì mấy vụ giật băng rôn vòng hoa sau này cũng học ae phía bên kia ?!
 

Mss AN TÂM

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-748374
Ngày cấp bằng
1/4/20
Số km
3,450
Động cơ
119,599 Mã lực
Hôm nay em vừa đọc được bài về bà Ngô Đình Nhu
IMG_6898.jpeg

BÀI CỦA LUẬT SƯ TRƯƠNG PHÚ THỨ VỀ BÀ NHU
Trương Phú Thứ

"Con nhà danh giá học thức. Nhưng người VN có tính xấu, khi đối thủ nhau thì đi thêu dệt nói xấu một cách vô sỉ...".

Tôi đến thăm Bà Ngô Đình Nhu vào lúc 2 giờ trưa ngày 16 tháng 3 năm 2002 tại kinh thành Paris của nước Pháp. Nắng êm dịu vừa lên sau buổi sáng ẩm ướt của những ngày đầu Xuân và Paris thì lúc nào cũng chật ních những người và xe. Thành phố có cả một kho tàng bảo vật và huyền thoại. Ở đây người đi bộ đầy đường với những tiệm ăn và quán cà phê nối tiếp chạy dài cả dẫy phố. Người Paris nhàn và ham muốn hưởng thụ, chậm chạp nhưng thon thẻ hơn người Seattle. Cuộc sống thư giãn chậm chạp của những ông Tây bà Đầm là niềm ước mơ của những người luôn phải vội vã lập cập với tốc độ từ sáng sớm đến nửa đêm ở Cali hayTexas.

Bà Nhu ở một mình trong một đơn vị gia cư (apartment) của một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel. Nói là mới để phân biệt với những chung cư san sát ở Paris đã được xây cả đến vài ba thế kỷ với những đường nét hoa văn cổ kính. Chung cư Bà Nhu ở có những nét kiến trúc đương đại giống như một cái hộp khổng lồ bằng kính, có lẽ đã được tạo dựng từ 30 đến 40 năm. Bà Nhu là sở hữu chủ hai (02) đơn vị gia cư ở trên tầng lầu thứ 11 của tòa nhà cao tầng ở khu vực có địa thế rất đẹp và đắt tiền nhất thủ đô Paris, ngay giữa cái nôi của văn hóa và chính trị thế giới. Nơi đây, một tấc đất chẳng biết giá tới mấy chục hay mấy trăm tấc vàng. Cả vùng này hầu như là nơi cư ngụ của các nhân viên và phái đoàn ngoại giao trên đất Pháp. Bà Nhu ở một đơn vị và cái thứ hai cho thuê để lấy tiền sinh sống. Đó là lợi tức duy nhất của Bà, cũng tiện tặn đủ sống và không cần nhờ vả đến các con. Bà sống ản dật, đi về lẻ loi thầm lặng đến nỗi một khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng người Việt quốc gia ởParis là cựu Trung Tướng Trần Văn Trung vẫn nghĩ là Bà Nhu sống ở bên Ý.

Trên đường đến thăm Bà Nhu, tôi vẽ ra trong đầu óc qua hình ảnh của những chung cư đắt tiền ở New York hay San Francisco đã xem trên những tạp chí chuyên về địa ốc ở Mỹ và nghĩ là nơi cư ngụ của Bà Nhu chắc phải sang trọng lắm. Những apartment của Jacqueline Kennedy hay John Lennon ở New York và của các tay tài phiệt ở San Francisco gợi cho tôi một náo nức mong chờ. Các cụ mình ngày xưa vẫn nói "ăn cơm Tàu, ở nhà Tây" thì chắc là đã có một so sánh cẩn trọng. tôi bước đi vội vàng với những lung linh nơi lãnh địa của giới thượng lưu. Những dòng họ quý tộc từ bao nhiêu đời cấu trúc nên vẻ hào nhoáng phong nhã của kinh thành Ánh Sáng và dân cư ngụ dù ở chân trời góc biển nào lưu lạc tới đây cũng được nhận lãnh ấn tích của người Paris.

Chiếc thang máy nhỏ hẹp vừa đủ chỗ đứng cho một ông Mỹ quá khổ đưa tôi lên tầng 11 của tòa nhà cao tầng. Bà Nhu mở cửa đón khách trong chiếc áo kimono Nhật mầu xanh nước biển, khuôn mặt trang điểm kỹ lưỡng với giọng nói đặc Huế không vồn vã mà cũng chẳng quá lạnh nhạt. Bà Nhu sắp vào tuổi 80 nhưng rất khỏe mạnh. Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Có người nói từ năm 1963 đến nay Bà chẳng già đi chút nàọ Thật ra đó chỉ là một lối nói để diễn tả sức khoẻ sung mãn của một người tuy đã nhiều tuổi đời nhưng vãn giữ được vóc dáng linh hoạt và nét mặt không có những nếp nhăn theo thời gian. Tuy nhiên "cái già" cũng vất vưởng đâu đó trên khoé mắt vành môị Khi Bà cười thì khuôn mặt trông rất tươi trẻ phô bầy bộ răng trắng vẫn còn đầy đủ trong tình trạng hoàn hảo.

Chỗ ở của Bà Nhu tuy không nghèo nàn nhưng chẳng có gì đáng nói, ngay cả không bằng cái apartment mà tôi thuê mướn ở ngoại ô thành phố Seattle vào mùa Đông năm 1975 khi vừa đến Mỹ. Đơn vị gia cư của Bà Nhu rất tầm thường giống như những apartment rẻ tiền ở Mỹ với hai phòng ngủ và một diện tích nhỏ làm phòng khách. Phía tay trái lối đi từ của ra vào là nhà bếp. Trên tường phòng khách treo vài khung hình lớn có những tấm hình Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Đức Cha Ngô Đình Thục, Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, cô trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy và nhiều người thân tộc đã quá vãng. Khoảng trống phía bên tay phải là phòng khách có một bộ xa lông, bên cạnh kê bàn ăn với 6 cái ghế. Bộ bàn ghế này và cài cái tủ nhỏ kê ngoài phòng khách làm bằng gõ gụ mầu đen với những nét chạm trổ VN quen thuộc. Bà Nhu cho biết trước kia thân sinh là Ông Bà Trần Văn Chương có một apartment ở Paris và những đồ đặc này được mang từ VN qua, lâu lắm rồi. Khi hai cụ thân sinh bán cái apartment đi thì cho Bà Nhu bộ bàn ăn và hai cái tủ nhỏ nàỵ Tôi đã đọc mấy bài báo nói về khiếu thảm mỹ của Bà Nhu qua việc sắp xếp và trang hoàng Dinh Độc Lập. Giờ này được đứng ngay giữa cơ ngơi của riêng Bà mà chẳng thấy một "công trình" nào xem cho bắt mắt, có thể vì điều kiện tài chánh hay thời trưng diện của Bà đã qua.

Đứng ở nhà bếp nhìn ra ngoài có cảm tưởng như tháp Effeil sát ngay bên cạnh khung cửa kính. Tôi tiếc thầm, phải như phòng khách mà được xếp đặt ở chỗ này thì đẹp biết baọ Ngồi đây nhâm nhi ly cà phê nhìn thiên hạ từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến chân tháp chờ lên thang máy nhìn cả kinh thành Paris. Ngày như đêm lúc nào cũng là hội hè đình đám. "Vui với cái vui của thiên hạ" chắc lòng mình cũng phần nào đỡ trống trảị. Có lẽ cũng vì vậy mà phòng ngủ bên cạnh nhà bếp có kê một bộ xa lông để bù đắp lại sự thiếu sót to lớn của người thiết kế khu chung cư. Phòng ngủ thứ hai là chỗ làm việc của Bà Nhu với đủ loại sách báo. Cả đơn vị gia cư của một người sống lẻ loi một mình không có một cái giường nhỏ. Buổi tối Bà Nhu trải một cái chăn trên nền nhà, ở một chỗ nào đó trong căn hộ- nhỏ hẹp để nghỉ qua đêm. Bà không ngủ trên giường nệm nên mặc dầu đã lớn tuổi mà vẫn giữ được lưng thẳng và đi đứng nhanh nhẹn mạnh dạn.

Bà Nhu mời tôi ngồi trên một cái ghế ngay đầu bàn ăn cạnh khu phòng khách. Bà ngồi ghế đối diện, chân trái gác lên một chiếc ghế thấp hơn. Bà nói kỳ này khí hậu thay đổi bất thường nên cái chân hơi bị đau vì vết thương ngày trước. Bà Nhu bị gẫy chân trái trong vụ hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh Độc Lập vào ngày 27 tháng 2 năm 1962. Sau này bà đang đi bộ thì trượt chân ngã và cũng cái chân trái này bị gẫy lần thứ hai. Mặc đầu Bà không gặp khó khăn gì khi đi đứng nhưng đôi khi cũng thấy khó chịu.

Đối với tôi đây chỉ là một cuộc thăm viếng thường tình giữa người đồng hương nơi xứ lạ. Tôi không có ý định phỏng vấn Bà Nhu và chắc chắn Bà sẽ không được tự nhiên, thoải mái khi phải đóng khung trong những câu hỏi của một cuộc phỏng vấn. Phần khác tôi cũng không muốn khơi lại những đau thương mà Bà phải gánh chịu trong cơn bão táp lịch sử và bể oan cừu cay nghiệt của cuộc đời. Tôi muốn cuộc thăm viếng không bị gò bó và trói buộc vào một chủ đề, đồng thời cũng không muốn tìm tòi những gì mà cá nhân tôi và rất nhiều người được nghe đủ loại chuyện tốt xấu về Bà mà chẳng biết hư thực ra sao, và từ những mù mờ đó đã có biết bao câu hỏi về một người đàn bà một thời xe ngựa thênh thang. Tôi muốn câu chuyện được tự nhiên và để Bà chủ động bất cứ những gì Bà muốn nói. Tôi có thể dùng những tiểu xảo của kỹ thuật phỏng vấn "gài" Bà vào những sơ hở để thỏa mãn những gì tôi muốn biết hoặc chỉ nghe đồn thổi. Tôi đã không làm như vậy vì lòng kính trọng đối vơi Bà và lương tâm ngay lành của tôi.

Tôi mở đầu câu chuyện bằng mấy lời xã giao thông thường, kính chúc bà luôn được mạnh khỏe an vui. Bà bắt đầu nói về lai lịch nơi hiện cư ngụ. Rất nhiều người biết qua báo chí chuyện một người Pháp giầu có biếu Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục một món tiền lớn và Đức Cha Thục đã cho Bà Nhu để mua một đơn vị gia cư trong tòa nhà cao tầng này và sau đó Bà dành dụm mua thêm được một đơn vị nữa. Sự thật không phải như vậy. Bà Nhu trực tiếp nhận được một số tiền rất lớn từ một vị ân nhân ẩn danh. Có tiền trong tay, Bà đã nhờ một cựu bộ trưởng thời chính phủ De Gaulle giúp mua liền một lúc hai đơn vị gia cư này. Vào những năm mà người Việt vượt biển ra đi một cách rầm rộ gần như công khai, Bà Nhu cho mấy thanh niên mới bơ vơ đến Pháp tạm trú ở đơn vị gia cư thứ hai và không lấy tiền thuê mướn hay bất cứ chi phí điện nước nào cả. Một thời gian sau những thanh niên này tìm được thân nhân hay vì nhu cầu công việc ra đi tạo lập đời sống mới thì Bà Nhu cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê mướn cho đến ngày nay. Vị ân nhân tặng Bà Nhu số tiền kếch xù đó là Bà Capaci, một cư dân thành Milan nước Ý và cũng là một trong bẩy người phụ nữ giầu nhất thế giới. Bà Nhu chưa được một lần gặp vị ân nhân này và mãi đến bốn năm sau khi Bà Capaci tạ thế Bà Nhu mới được biết tên cũng như thanh thế và sự nghiệp của người đã gia ân cho mình.

Trên bức tường ngăn phòng khách và nhà bếp có treo tấm hình đen trắng ngôi nhà của Ông Bà Nhu ở Đàlạt, tôi kể cho Bà nghe chuyến đi về VN nhân dịp Tết Tân Tỵ, lần đầu tiên sau 26 năm vội vã ra đi lánh nạn. Tôi đã đi ĐàLạt, ghé lại thăm ngôi nhà xưa của thời trung học, bước qua đướng đứng nhìn nhà Ông Bà Nhu một lúc lâu. Ngôi nhà của Ông Bà Nhu hiện không có người ở nhưng được bảo quản khá tốt, không thấy những đổ vở hoang tàn vì thời gian hay qua những biến động. Hiện nay Bà Nhu không có ý định về thăm VN mặc dầu Bà được nhà cầm quyền Hà Nội đánh tiếng cho biết là nếu Bà muốn về thì cũng chẳng có trở ngại gì. Những kỷ niệm về một nơi chốn thân thương xa xưa gợi lại miền ký ức dấu ái, Bà nói "tôi gặp Ông Cố Vấn năm 16 tuổi, đến năm 18 tuổi thì làm đám cưới". Bà có vẻ buồn khi nói đến ngôi nhà ở Đà Lạt. Một vùng trời mộng mơ với những kỷ niệm của ngày tháng êm đềm nơi xứ sương mù vẫn còn vương vất đâu đây. Khi nói về những người con thì Bà Nhu có vẻ bằng lòng với chút hãnh diện. Tôi cố tình không hỏi gì về trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy đã bị chết thảm trong một tai nạn xe cộ trên xa lộ vòng đai của Paris. Rất có thể đây là một âm mưu quốc tế còn nhiều nghi vấn chưa được sáng tỏ và tôi cũng không muốn khơi lại những kỷ niệm đau buồn để rồi những giọt nước mắt của bà mẹ lại một lần nữa ướt đẫm trên khuôn mặt đã có quá nhiều khỗ đau. Ông con trai lớn Ngô Đình Trác tốt nghiệp kỹ sư canh nông, năm nay cũng đã 55 tuổi, lấy vợ người Ý và có bốn con, ba trai một gái. Bà Nhu nói về những đứa cháu nội, con trai của Ông Trác, trong niềm vui "cao một mét tám, to lớn và đẹp trai lắm". Vợ ông Trác thuộc giòng dõi quý tộc rất giầu có. Ông Trác rất đam mê công việc trồng trọt chăn nuôi và đã chế tạo được nhiều dụng cụ nông cơ thích hợp cho việc canh tác những thủa đất nhỏ. Gia đình Ông Trác sỡ hữu một biệt thự to và rất đẹp trong nội thành La Mã. Ngôi biệt thự này có cách cấu trúc và đáng dấp như một tu viện. Bà Nhu đã ở đấy nhiều năm nên rất nhiều người lầm tưởng rằng Bà đã tá túc ở một tu viện Công giáo trong khoảng thời gian dài.

Người con trai thứ hai là Ngô Đình Quỳnh cũng đã trên 50 tuổi, tốt nghiệp trường E.S.E.C. (École Suprrieure de l'Economie et du Commerce) chứ không phải trường H.E.C. (Hautes Etudes Commerciales) như rất nhiều báo chí và sách vở đã sai lầm. E.S.E.C. là trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tài chánh cao cấp, có học trình gay gắt và học phí rất cao. Sinh viên được nhận vào học trường này phải vượt qua những cuộc thi cử cam go và sau khi tốt nghiệp được các cơ quan kinh tế và tài chánh trên toàn thế giới trọng vọng. Khi Ngô Đình Quỳnh hoc trường này Bà Nhu đã không đủ khả năng trả học phí nên phải làm giấy xin nợ tiền học. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một số công ty Hoa Kỳ ở Bruxelles, thủ đô nước Bỉ. Ông Quỳnh không lập gia đình. Bà Nhu cười nói "Ông Quỳnh giống Bác", hàm ý sống độc thân như Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đang lúc tôi nói chuyện với bà Nhu thì một thiếu nữ người Pháp gõ cửa bước vào với một xấp hình trên tay. Cô bé 17 tuổi này vừa trở về sau chuyến đi làm công việc thiện nguyện giúp các thanh nữ Phi Luật Tân bị bệnh AIDS. Tất cả chi phí cho chuyến đi của cô bé này do ông Ngô Đình Quỳnh đài thọ. Cô bé có những lọn tóc mầu hạt dẽ khoe những tấm hình chụp chung với các nạn nhan của căn bệnh thời đại và ước mong sẽ được trở lại thủ đô của nước Phi Luật Tân để tiếp tục công viêc bác ái. Bà Nhu nói ông Quỳnh sống đạm bạc và rất tích cực trong những hoạt động từ thiện nên ước vọng của cô bé chẳng phải là một giấc mơ.

Cô con gái út Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ trường đại học Roma. Lệ Quyên là một luật gia ngành Công Pháp rất nổi tiếng nhưng chỉ được mời thỉnh giảng và tham luận ở phân khoa Luật của đại học Roma mà thôi. Lý do đơn giản là Lệ Quyên không chịu vào quốc tịch Ý. Luật lệ nước Ý không cho phép những người không có quốc tịch được quyền giảng dậy một cách chính thức trong học trình. Lệ Quyên thường xuyên được mời dự các hội nghị quốc tế và có nhiều bài tham luận xuất sắc làm sửng sốt các "cây đại thụ" của ngành công pháp thế giớị Lệ Quyên có chống người Ý, nhưng đứa con trai 7 tuổi lại chính thức mang họ mẹ trên giấy tờ hộ tịch. Bà Nhu hãnh diện nói tên cháu bé là Ngô Đình Sơn, một tự hào dòng họ hay là sự gìn giữ gốc rễ gia tộc.

Mỗi buổi sáng sớm, bất kể thời tiết. Bà Nhu đều "xuống đường" đi bộ chừng độ 10 phút đến nhà thờ Saint Léon dâng thánh lễ hằng ngày. Cũng tại ngôi thánh đường này, lần đầu tiên vào tuần lễ đầu tháng 11 năm 2001, Ba Nhu tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Thông thường sau thánh lễ Bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt trưng bày hoa nến. Ngày chú nhật Bà phụ trách dậy lớp thánh kinh cho các trẻ nhỏ. Bà gia nhập đạo Công giáo khi lập gia đình, nhưng lúc thiếu thời được giáo dục trong các trường Công giáo nên có thể nói là Bà đã lớn lên và trưởng thành trong tín lý của đạo Chúa. Trong câu chuyện, Bà Nhu nhiều lần biểu lộ Đức Tin tuyệt đối nơi sự an bài của Đấng Tối Cao. Khi nghe tôi nói có thân nhân đang bị bệnh và rất muốn trở về Mỹ sớm hơn, Bà Nhu đi vào phòng làm việc lấy cho tôi một tượng ảnh Đức Mẹ Maria đúc bằng kẽm to hơn đồng một xu Mỹ kim. Bà nói mang tượng ảnh về cho bệnh nhân thì Đức Mẹ sẽ cứu giúp và chữa khỏi. Tôi nghĩ là vì có Đức Tin mạnh mẽ như vậy nên Bà đã vượt qua được bao cơn sóng gió ba đào mà sống mạnh khỏe đến ngày nay.

Trên đường từ nhà thờ về Bà Nhu cũng thỉnh thoảng ghé lại tiệm bán hoa và cây cảnh, mua vài bông hoa hay một chậu cảnh trang hoàng trong nhà. Ít khi Bà phải nấu nướng vì ăn rất ít và những bà bạn người Pháp thường mang đồ ăn đến cho nên cũng chẳng bận rộn gì việc bếp núc. Trước kia tôi nghe có người nói Bà Nhu chỉ ăn qua loa, hai ba lần một tuần. Tôi nghĩ là nếu ăn uống như vậy thì làm sao mà... thở được. Bây giờ tôi nghe chính Bà Nhu nói "hai ngày nay tôi chưa ăn gì cả, vì tôi không ăn nên không có bệnh". Các vị tu sĩ Ấn Độ giáo rất ít khi ăn uống nhưng người nào cũng mạnh khỏe và sống lâu trăm tuổi. Ở các nước Âu Mỹ đa phần người ta chết vì ăn chứ có ai chết vì đói.

Bà Nhu hầu như không đi sắm sửa quần áo giầy dép. Mỗi năm một bà bạn người Nhật gởi qua cho vài cái áo kimono đủ mặc trong nhà, có việc đi đâu thì mặc mấy cái quần áo cũ cũng còn tạm được. Nói đến quần áo, Bà có vẻ đăm chiêu "ở Sàigòn nóng quá nên tôi mặc áo dài hở cổ, Tổng Thống không bằng lòng". Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên là "kiểu áo Bà Nhu" đã một thời là "mốt" của các thiếu nữ Sai Gòn và cũng là một đề tài xôn xao của những người vô công rồi nghề. Bà kể chuyện trước kia phải đại diện chính phủ tiếp đón phu nhân các vị quốc khách mà chẳng có đến một món trang sức nên thấy thiếu sót. Nhân có bà vợ một ông bộ trưởng muốn bán mấy món đồ trang sức làm bằng đá đỏ (ruby), Bà Nhu có trình và xin Tổng Thống số tiền sáu ngàn đồng bạc VN để mua lạị Tổng Thống nghe lời giãi bầy cũng hợp lý nhưng yêu cầu người bán phải viết một tờ giấy biên nhận với đầy đủ lai lịch của những món đồ trang sức này. Bà Nhu nói đó là lần duy nhất Tổng Thống cho tiền và cung chẳng còn nhớ những đồ trang sức đó bây giờ thất lạc nơi đâu.

Nhớ lại Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới năm xưa, Bà nắm hai tay trước mắt nhìn lên trần nhà nói bằng tiếng Pháp "phụ nữ phải được giải phóng, phụ nữ phải được tôn trọng". Giấc mơ của Bà là người phụ nữ phải có chỗ đứng và tiếng nói trong xã hội. Ước vọng của Bà là người phụ nữ phải có những cơ hội thuận tiện để thăng tiến trong mọi lãnh vực của đời sống. Tiếng nói của Bà rõ ràng, chắc nịch, lên xuống với những cảm xúc làm người nghe rất dễ bị lôi cuốn rồi nhiệt tình ủng hộ.

Trong cả một buổi chiều, lúc nói chuyện này và đột nhiên nói sang chuyện khác nhưng Bà không hề đả động gì đến nước Mỹ mặc dầu Bà biết tôi đến từ một tiểu bang ở vùng Tây Bắc nước Mỹ. Nhiều người nói Bà Nhu căm thù Mỹ lắm vì những sai lầm trong chính sách đối với VN và nhất là đối với Đệ Nhất Cộng Hòa VN. Vào những ngày tháng cuối năm 1963, cả thế giới đã kinh ngạc nghe và nhìn Bà Nhu mạt sát nước Mỹ và những nhà lãnh đạo của siêu cường này ở tại một địa điểm chỉ cách Tòa Bạch Ốc một quãng đường. Tôi nghĩ là Bà dã không còn mang những "hận thù" đó trong tim óc nữa và thực sự muốn quên hết để mọi chuyện nhẹ nhàng đi vào lịch sử.

Bà kể chuyện vào mùa Xuân năm 1975, hệ thống truyền thanh NBC của Mỹ có xin phỏng vấn trong 30 phút. Lý do Bà chấp nhận lời yêu cầu của NBC và đòi mười ngàn (10,000) Mỹ kim thù lao cộng với hai vé máy bay khứ hồi hạng nhất Paris - Washington DC, vì lúc đó Lệ Quyên rất nhớ và muốn đi gặp ông bà ngoại. Bà Nhu không có tiền trang trải cho chuyến đi nhưng vì thương con nên bằng lòng trả lời cuộc phỏng vấn để có tiền đưa con gái đi gặp Ông Bà Trần Văn Chương ở thủ đô của nước Mỹ. Đối với một tổ hợp truyền thông to lớn như NBC thì những điều kiện đó thật quá nhỏ bé và họ đã vội vàng thực hiện cuộc phỏng vấn. Đó là lần duy nhất Bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất Bà tiếp xúc với giới truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra, Bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với báo giới Việt ngữ dưới bất cứ hình thức nào. Trong quá khứ đã có vài tờ bào ở Đức quốc và California đăng tải bài phỏng vấn Bà Ngô Đình Nhu. Tất cả những bài "phỏng vấn" đó đều là những ngụy tạo mà độc giả rất dễ dàng nhận ra tính chất giả dối và bịa đặt của người viết.

Bà Nhu cũng không nói gì về vụ phản loạn 1.11.1963 và những người được ngoại bang thuê mướn sát hại chồng Bà. Tôi có nói xa gần đến đám quân nhân phản loạn để dò xét phản ứng của Bà nhưng không trông chờ ở một sự tức giận thường tình của một con người vì thời gian đến gần 40 năm cũng đã làm nguôi ngoai cơn thịnh nộ. Bà có vẻ buồn, nhìn qua khung cửa sổ nói một cách nhỏ nhẹ bằng tiếng Anh "đó là một bọn ngu đốt".

Đồng hồ chỉ tám giờ rưỡi tối. Những ngọn đèn của Paris kết nối làm thành một biển ánh sáng và thành phố đã bắt đầu đi vào cuộc sống ban đêm. Hơn sáu giờ đồng hồ ngồi nói chuyện, tôi đã uống hết hai ly nước bưởi to nhưng tuyệt nhiên không thấy Bà Nhu uống một chút nước nào. Tôi sợ ngồi lâu quá Bà sẽ mệt mỏi những thực sự thì chính tôi là người đã thấm mệt. Bà Nhu không tỏ ra mệt mỏi hay có một dấu hiệu nào biểu hiện sự rã rời sau một buổi chiều dài chuyện trò. Trước khi tôi xin cáo từ Bà Nhu có nói đến cuốn sách của Bà. Theo chỗ tôi được biết thì cuốn sách này sẽ được phát hành cùng một lúc tại nhiều nơi trên thế giới bằng bốn thư ngôn ngữ: VN, Anh, Pháp và Ý. Bà viết bằng tiếng Pháp và tự dịch sang tiếng Anh và Ý. Bản dịch tiếng Việt đang trong giai đoạn nửa chừng. Cũng vì vậy mà tôi hạn chế bài viết này trong một kích thước vừa đủ, những gì độc giả muốn biết hay những gì gọi là "bí mật lịch sử" sẽ rất có thể được nói đến hoặc phân giải trong cuốn sách mà rất nhiều người chờ đợi.

Tôi chợt nghĩ đến "ông tướng phường chèo" Nguyễn Khánh. Ông này đi đến đâu cũng cầm cuốn vở học trò huyênh hoang có nhật ký của Bà Nhu trong tay. Tôi nghĩ rất có thể Ông này lượm được cuốn vở Bà Nhu ghi chép những chuyện vụn vặt của một người nội trợ trong gia đình như hôm nay đi chợ cần phải mua những món gì, đến bao giờ thì phải đóng tiền trường cho con... Ngoài ra chẳng có gì đáng nói tới hay có một giá tri gì cả. Tôi cũng không hiểu được lý do tại sao khi bị đuổi ra khỏi nước mà đương sự còn ôm theo "báu vật" đó để làm gì. Đặt trường hợp "báu vật" đó mang lại danh vọng và lợi lộc hoặc là một thứ vũ khí để để mạt sát nhục mạ Bà Nhu thì chắc chắn độc giả đã được đọc từ lâu rồi.

Tôi bước ra chỗ thang máy để xuống phố lang thang với người Paris mà trong lòng xôn xao niềm vui vì không ngờ một "bà cụ" gần 80 tuổi đã vật vã với bao sóng gió phũ phàng của cuộc đời mà lại còn có một sức khoẻ thật sung mãn, trí óc minh mẫn đến như thế. Ở vào tuổi đời như vậy mà còn giữ được thể chất và tinh thần trong một tình trạng gần như lý tưởng thì thật là hiếm có. Bà Nhu đã thực sự lánh xa những tục lụy phù phiếm của trần gian. Bà sống trong hơi thở nhịp tim của đời sống tận hiến và phó dâng với niềm cậy trông tuyệt đối với sự quan phòng của Đấng Tạo Hóa. Tôi cầu chúc Bà luôn mạnh khỏe, an vui.

Trương Phú Thứ.
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,922
Động cơ
1,632,774 Mã lực
Em đọc đâu đó, thời Diệm, quan chức dưới quyền vào gặp lúc ra phải đi lùi. Nó ko điên tiết mới là lạ.
XD nền cộng hòa, XH dân chủ nhưng bắt quân dân gọi cụ xưng con kiểu Vua chúa thì trước sau gì cũng tèo thôi.
Lại còn bố Cẩn nữa...bắt gọi cậu như cậu giời ... và tra tấn tù nhân tàn bạo...sau bị xử tử là đáng kiếp.
 

Atlas99

Xe tải
Biển số
OF-742659
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
276
Động cơ
93,197 Mã lực
XD nền cộng hòa, XH dân chủ nhưng bắt quân dân gọi cụ xưng con kiểu Vua chúa thì trước sau gì cũng tèo thôi.
Lại còn bố Cẩn nữa...bắt gọi cậu như cậu giời ... và tra tấn tù nhân tàn bạo...sau bị xử tử là đáng kiếp.
Em nghĩ là người ta hoặc sợ uy hoặc tôn kính hoặc muốn lấy lòng ông Diệm mà xưng hô kiểu vậy thôi chứ ko có quy định như vậy...
 

thunder

Xe tải
Biển số
OF-494
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
311
Động cơ
583,758 Mã lực
FB_IMG_1698976217798.jpg

Thông tin của một tờ báo SG khi đó, có thể thiếu tin hoặc có thể là cái loa của cuộc cách mạng.
Cụ nào search ra được báo chí HN khi đó viết gì thì hay quá
Báo Nhân Dân, số 3556, ngày 23-12-1963, tr.4.

Miền Nam tất thắng

Cháu Thu Oanh yêu quý,
Cháu phân tích rất đúng cuộc đảo chính ở Sài Gòn (1-11-1963). Trong thư này, chú chỉ thêm vài ý kiến.
Đế quốc Mỹ - Thiên hạ ai cũng biết Mỹ là kẻ chủ mưu trong vụ đảo chính. Nhưng Mỹ cứ chối đây đẩy. Đó là vì:
- "Ném đá giấu tay" là thói quen của đế quốc Mỹ. Chúng hòng lừa bịp dư luận thế giới, làm ra vẻ chúng không bao giờ can thiệp vào nội bộ của nước ngoài.
- Gần 10 năm qua, để giúp bọn Diệm, Mỹ đã tốn 3.000 triệu đôla; đã phái hàng chục tướng tá, hàng trăm chó ngao, hàng vạn binh sĩ. Mỹ đã tâng bốc Diệm đến tận mây xanh - nào là "đại chí sĩ yêu nước", nào là "bạn thân của thế giới tự do", v.v..
Nhưng rốt cuộc là Diệm đã thất bại nhục nhã tức là Mỹ đã thất bại nhục nhã. Cho nên Mỹ đã mượn tay bọn đảo chính thủ tiêu anh em Diệm.
- Thấy Diệm và Nhu chết thê thảm như vậy, những bù nhìn khác như Tưởng Giới Thạch, Pắc Chung Hy... và ngay cả bọn đảo chính Sài Gòn, không khỏi "trông người mà ngẫm đến ta"; chúng không tin vào "độ lượng" của Mỹ nữa. Mỹ chối không phụ trách vụ đảo chính là hòng làm cho yên tâm bọn bù nhìn "tại chức". Nhưng cũng vô ích. Báo chí Mỹ đã nhận rằng: "Mỹ đang gặp nhiều khó khăn... Vì bọn đảo chính không phải là những công cụ thật tốt đối với Mỹ" (Nữu Ước thời báo, 10-11-1963).
Thật ra, nhân dân miền Nam là người đã đánh đổ Ngô Đình Diệm.
Bọn đảo chính - Là một lũ "thân lươn bao quản lấm đầu", chúng đã từng làm tay sai trung thành cho thực dân Pháp, cho phát xít Nhật và nay cho đế quốc Mỹ. Chúng đều thạo nghề bán nước, buôn dân. Trong 10 năm qua, chúng là tay chân đắc lực của Ngô Đình Diệm, đều có nhiều nợ máu với nhân dân.
Chúng đã giết Diệm, nhưng vẫn tiếp tục những tội ác dã man của Diệm: càn quét, khủng bố, rải thuốc độc, "ấp chiến lược", đốt phá làng mạc, giết hại đồng bào...
Tương lai của chúng ra sao? Là "lũ chó tranh xương", hiện nay nội bộ chúng đã lục đục dữ và sẽ lục đục mãi.
Dư luận nước ngoài đều nói rõ sự lục đục đó. Thí dụ:
Hãng thông tấn Mỹ AP (7-11-1963) viết: "Tướng Đôn nhận rằng hội đồng quân nhân đang vấp phải vấn đề tranh giành quyền lực cá nhân...".
Hãng thông tấn Anh Roitơ (8-11-1963) viết: "Viên tướng chủ chốt trong vụ đảo chính là Tôn Thất Đính đang xông vào một cuộc đấu tranh sống còn để giữ lấy địa vị có thần thế trong nhóm cầm quyền... Người ta đang âm mưu gạt ông ta ra...".
Hãng Mỹ UPI (10-11-1963) viết: "Các tướng tá trong vụ đảo chính đã trở nên một liên minh không chắc chắn. Họ ngờ vực ghen ghét lẫn nhau".
Hãng Roitơ (3-12-1963) viết: "Hiện đang có sự căng thẳng gay go trong hội đồng quân nhân... Hội đồng này do tướng Minh đứng đầu ngày càng trở nên bất lực vì sự tranh chấp nội bộ...".
Nói tóm lại, rồi đây chúng sẽ đảo lẫn nhau và cuối cùng nhân dân sẽ đảo cả lũ chúng.
Ai thắng ai?
- Mồ ma tổng Ken, hiện nay thì tổng Giôn (Giônxơn) và bọn cầm quyền Mỹ đều nói: "Mỹ sẽ thắng". Miệng họ nói vậy nhưng lòng họ thì không tin. Trước ngày kết thúc Chiến dịch Điện Biên Phủ vài tuần, thực dân Pháp cũng vẫn ba hoa rằng chúng "sẽ thắng"! Một số báo chí Mỹ "mắt thấy tai nghe", nói thật thà hơn. Thí dụ:
"Cảm tưởng ở nước Mỹ là Mỹ đang sa lầy tại miền Nam
Việt Nam" (Nữu Ước thời báo, 7-10-1963).
"Trong cuộc chiến tranh này, Mỹ sẽ không thắng được trong một năm, hai năm, thậm chí trong năm năm" (UPI, 22-10-1963).
"Hòng nhờ 2 vạn rưỡi binh sĩ Mỹ để dùng lực lượng quân sự chinh phục miền Nam Việt Nam, là một điều không làm được. Trước đây người Pháp đã dùng 38 vạn binh sĩ mà cũng không làm được điều đó, nữa là..." (Nữu Ước thời báo, 6-11-1963).
Đi vào chi tiết, báo Tin tức Mỹ và thế giới, 25-11-1963 viết: "Sư đoàn 7 đóng ở vùng Tân An, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Đồng Tháp. Tất cả có 33.376 binh sĩ các loại... Tuy vậy, đêm nào cũng có những đồn bốt bị du kích đánh phá. Đường sá đều bị phá hoại. Một phần tư vùng này do du kích kiểm soát. Chỉ ở tỉnh Mỹ Tho đã có hơn 2.500 trai tráng bỏ "ấp chiến lược" đi theo du kích... Tình hình ở đây rất căng thẳng...".
"Tỉnh Long An chỉ cách Sài Gòn 14 dặm. Trong tỉnh có 257 "ấp chiến lược" thì 169 ấp đã bị phá. Trong các ấp khác, du kích tha hồ hoạt động. Suốt cả tháng 11-1963, du kích tiến công gắt gao và giành được chủ động... Quân "chính phủ" thất bại nặng nề. Du kích lấy được hơn 1.600 vũ khí, đủ trang bị cho 5 tiểu đoàn của họ. Số vũ khí đó chẳng những giúp cho du kích hoạt động toàn diện, mà còn rất nguy hiểm cho các máy bay, nhất là cho máy bay lên thẳng..." (UPI, 14-12-1963).
Báo Bưu điện Hoa Thịnh Đốn (18-12-1963) viết: "Không thể tin rằng dùng chiến tranh mà giải quyết được vấn đề miền Nam Việt Nam".
Nhân dân miền Nam nhất định thắng - Chỉ trong tháng 11-1963, quân và dân miền Nam đã:
Diệt hơn 4.800 tên địch (31 tên Mỹ),
Làm bị thương hơn 2.300 tên,
Bắt sống 900 tên,
Giác ngộ hơn 3.000 lính địch đào ngũ,
Thu được hơn 2.100 súng các loại,
Bức địch rút 345 đồn bốt,
Phá gần 1.000 "ấp chiến lược".
Nếu tính trong ba năm nay, từ ngày Mặt trận Giải phóng miền Nam thành lập, thì đã có 25 vạn tên địch bị giết và bị thương, trong đó có hơn 1.500 tên Mỹ, (Chính phủ Mỹ chỉ công khai nhận có hơn 150 tên Mỹ tử thương!), 865 máy bay bị bắn rơi và bắn hỏng, hơn 3 vạn khẩu súng bị du kích lấy được, 80% "ấp chiến lược" bị phá.
Hiện nay, hai phần ba đất đai đã được giải phóng, hơn 50% nhân dân sống trong vùng tự do. Có những thắng lợi vẻ vang đó là do đồng bào miền Nam đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu anh dũng, do nhân dân ta có chính nghĩa; do sự nhiệt tình ủng hộ của nhân dân các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ.
Đế quốc Mỹ bị kẹt trong "đường hầm" và trong vòng luẩn quẩn: Rút lui, thì sợ mất thể diện; cứ đeo đuổi chiến tranh thì sẽ thua to, vì cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam tuy trường kỳ và gian khổ, song nhất định thắng lợi.
Cách giải quyết "lịch sự" nhất là thực hiện 6 yêu sách mà Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đề ra ngày 8-11-1963. Tóm tắt là Mỹ phải rút khỏi miền Nam, việc nội bộ của miền Nam do nhân dân Việt Nam tự giải quyết lấy.
Mong cháu học tập tốt, lao động tốt, để xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng.
CHIẾN SĨ
-----------------------
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Em nhớ đọc ở đâu đó là bà Trần Lệ Xuân gọi điện cho nhân vật cao cấp của Mỹ. Đại ý là các ông giết chồng tôi, có muốn giết cả mấy đứa trẻ nữa không. Vì cuộc gọi này người Mỹ mới ra lệnh cho đưa mấy anh em con bà ta ra nước ngoài.
Khi Mỹ đã tỏ thái độ thì tướng lĩnh VNCH chỉ biết cúi đầu nghe lệnh.
Có mấy chuyện góp cùng bác Ngao:
Tháng 12 năm 2022, nhà báo [hải ngoại] Phạm Cao Phong có cuộc gặp và phỏng vấn ông Ngô Đình Quỳnh tại khách sạn Amigo, Brussels, vương quốc Bỉ.
"Sau ngày 1/11/1963, khi quân đảo chính sát hại Tổng thống Diệm và cha ông:
- Có một câu chuyện nhỏ thế này. Cha của chúng tôi đã bố trí dự phòng một kế hoạch khi có biến. Một vị đại tá được giao trách nhiệm coi sóc chúng tôi, anh tôi là Ngô Đình Trác, tôi và em gái tôi Ngô Đình Lệ Quyên ở Đà Lạt, thành phố nơi chúng tôi sinh sống. Phòng nếu khi cuộc đảo chính xảy ra, vị đại tá với số ít người thân tín và những cận vệ được ba tôi cắt cử trông nom được dặn phải lập tức đưa chúng tôi vào rừng. Mục đích là để tránh cho phe đảo chính bắt cóc chúng tôi làm con tin, dùng chúng tôi làm áp lực lên bác tôi và cha tôi, dồn họ vào tình thế khó xử. Để bác tôi và cha tôi không phải lo lắng, bận tâm về số phận của mấy anh em tôi trong trường hợp phe đảo chính xử dụng thủ đoạn này. Đó là một kế hoạch nhằm bảo đảm sinh mạng cho chúng tôi. Cha tôi đã dự phòng một kế hoạch như thế.
Chúng tôi lẩn trốn vào rừng, di chuyển trong ba ngày. Chúng tôi mang theo một máy thu thanh để hóng tin tức, để biết chuyện gì đã xẩy ra, để biết cuộc đảo chính diễn biến ra sao. Khi được tin bác tôi và cha tôi đã bị sát hại, vị đại tá dẫn chúng tôi ra khỏi rừng trở lại gặp viên tư lệnh Đà Lạt, người mà cha tôi tin cậy. Ông Tư lệnh sẽ coi sóc chúng tôi. Chẳng may, ông đã bị phe đảo chính bắt giữ. Khi chúng tôi đến nơi, ông đã bị cầm tù.

Ông Ngô Đình Quỳnh, trong trang phục sang trọng, nét nhìn u buồn, quý phái kể tiếp:

- Tôi nhớ là họ đưa chúng tôi vào một góc phòng khách và bàn tán với nhau. Chúng tôi hiểu là họ đang hỏi nhau, có phải giết chúng nó đi không ?
Không biết bằng cách nào mẹ tôi đã liên lạc được với họ trên điện thoại đúng vào thời điểm đó.
Tôi thấy một vị tướng đứng dậy, ra nhấc máy và trả lời. Ông ta chỉ nói" dạ, dạ, dạ " rồi dập máy. Có thế thôi. Về sau mẹ tôi bảo lần ấy có nói "Các ông mà đụng đến con tôi, sẽ biết tay tôi." Không biết một người phụ nữ còn ở ngoài nước, đã mất hết quyền thế, chồng và anh rể vừa bị sát hại, còn có thể làm gì cho người ta sợ?
Tôi nghĩ có thể lương tâm họ không được yên vì đã phản bội rồi giết bác tôi, giết cha tôi. Như thế đủ lắm rồi."
Sau cuộc đảo chính chớp nhoáng, lật đổ một chế độ có những năm mà sử sách ca ngợi là Vàng Son, người ta đưa anh em ông Ngô Đình Quỳnh ra khỏi Nam Việt Nam.

Ông kể tiếp:

"Sau đó họ cho chúng tôi lên một máy bay. Một chiếc phi cơ Boeing. Chỉ có chúng tôi trên chiếc máy bay đó, anh Trác tôi, em gái tôi Lệ Quyên, tôi và thêm một người Mỹ, có thể nghĩ rằng đó là một người của CIA.
Thời bấy giờ máy bay không bay thẳng một mạch được, phải đỗ lại giữa đường. Tôi nhớ nơi đỗ lại là Karachi. Sau đó là Rome."
"Sao lại Rome ? Vì bác tôi, Giám mục Ngô Đình Thục ở đó. Mẹ tôi và chị tôi Ngô Đình Lệ Thủy từ Mỹ sang, đến đoàn tụ với chúng tôi. Ba anh em chúng tôi, anh cả tôi, tôi, và em gái, đến Rome là như thế."
Ông Quỳnh kể tiếp, sau đó cả mấy tháng, dù báo chí và những bức ảnh tràn lan về cuộc đảo chính lan tỏa khắp thế giới, mẹ ông và cả cá nhân ông đều không tin là ông Nhu đã bị giết (ngày 02/11/1963):
"Ba tôi nhiều khi biến mất cả tháng, không để lại tin tức gì. Tôi tin rằng ba tôi đang trong một sứ mệnh bí mật nào đó. Mẹ tôi cũng thế, bà không tin là họ có thể thủ tiêu chồng mình."

Câu chuyện thoát hiểm của ba anh em ông Quỳnh ám ảnh tôi rất lâu. Có những điều không lý giải được về Định mệnh chăng? Nếu không phải vào giờ ấy, phút ấy, ngày ấy và cú điện thoại của người mẹ gọi từ Mỹ hẳn cả ba đứa trẻ vô tội đã bị giết? Các toán biệt kích và cả máy bay đã được gửi để săn đuổi.
Thưa cả hai cụ
Em đã đọc những bài viết kiểu này ở đâu đó, và em xin trao đổi với cụ
1. Ba đứa trẻ con ông bà Nhu được Nguyễn Khánh, Tư lệnh Quân khu 2, hộ tống bay từ Pleiku về Sài Gòn giao cho đại diện của Đại sứ Hoa Kỳ là Fred Flott.
2. Fred Flott hộ tống hai đứa trẻ này bằng chiếc vận tải cơ khổng lồ thời đó C-54 bay thẳng từ Sài Gòn sang Thái Lan
3. Từ Thái Lan cả 4 người (Fred Flott và ba đứa trẻ) bay bằng máy bay hành khách Boeing 707, hạ cánh nhiều chỗ, rất vất vả mới tới được Roma, để trao cho Ngô Đình Thục

Trần Lệ Xuân 1963_11_5 (3).jpg

5-11-1963, Quỳnh 11 tuồi, Lệ Quyên 4 tuồi, Trác 15 tuổi được Fred Flott, viên chức sở Ngoại vụ Hoa Kỳ đưa sang Rome trao cho Giám mục Ngô Đình Thục

Trần Lệ Xuân 1963_11_5 (4).jpg

5-11-1963 - Giám mục Ngõ Đình Thục đón ba con bà Nhu: Trác (15 tuổi). Quỳnh (11 tuổi) và Lệ Quyên được Fred Flott hộ tống tời Rome

Fred Flott, "viên chức sở Ngoại vụ Hoa Kỳ", người biết tiếng Việt khá sành
Chức vụ công khai là vậy. Nhưng ông là CIA và bên trong là trợ lý cho cả hai đại sứ Taylor và Cabot Lodge. Ông là một trong số người Mỹ hoạch định việc "tiêu diệt" triều đại Diệm. Ông không được nêu danh như Lucien Conein, Lucien Conein phải chấp nhận công khai đi kèm những kẻ cầm đầu đảo chính, và được Lodge chỉ thị nếu đổ bể thì tự nhận mình là quân nhân, tham gia đảo chính vì.... (chắc là ) say mê
Từ 1963 tới gần đây, người Mỹ vẫn chối bỏ vai trò trong đảo chính Ngô Đình Diệm. Gần đây thì giải mật nhiều và người Mỹ phải công nhận chính họ giật dây đảo chính từ khâu tìm người cầm đầu đến đường đi nước bước
Fred Flott là người như vậy.
Năm 1965, Fred Flott trở thành Lãnh sự Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam

25475496020_ff286af335_o.jpg

1965 – Trưởng CIA tại Sài Gòn Peer Dasilva và Lãnh sự Hoa Kỳ Fred Flott tại Tân Sơn Nhất. Ảnh: François Sully

Fred Flott nhớ lại ông Thục lạnh nhạt với ông khi nhận 3 đứa trẻ. Theo Fred Flott, lẽ ra ông Thục phải biết ơn chứ. Nhưng Fred Flott, biết mình đã góp phần vấy máu bố chúng, nên cũng chẳng đòi hỏi gì hơn. Em nghĩ, ông Thục cũng biết Fred Flott là ai nên lạnh nhạt
Cách đây hai chục năm, có lần đọc đâu đó rằng Trần Lệ Xuân gọi điện cho Trần Vặn Đôn đề nghị cứu 3 đứa trẻ đang nghỉ ở Darlak. Đôn đã giúp và "sắp xếp" đưa ba đứa trẻ sang Rome. Em tin là thật, vì thông tin lúc đó chưa được giải mật
Cứu và đưa ba đứa trẻ này sang Rome nhanh gọn, chắc chắn cả Minh, Khiêm, Đôn chưa chắc làm được chứ nói gì mình Đôn.
Việc giết Diệm hay không, Đôn không được bàn, và cũng không được biết trước.
Chỉ có Dương Văn Minh và Khiêm bàn với Lucien Conein chớp nhoáng. Nhu thì phải chết, khỏi bàn. Và chỉ thị giết cả Diệm thì Lucien Conein không thể quyết được. Người quyết được phải là Cabot Lodge.
Theo kịch bản (ban đầu) thì chỉ thịt Nhu thôi, tha cho Diệm. Do vậy hai ông Diệm-Nhu sẽ lên hai xe M-113 khác nhau. Nhưng khi quyết định thì đã có sự thay đổi, chính thế mà Đại úy Nhung đã dồn cả hai ông lên một xe.
Ngô Đình Cẩn bị bắt giữ ở Huế, dân chúng đòi xé xác Cẩn. Nhưng chỉ thị đưa Cẩn lên máy bay ở Huế đưa về Sài Gòn, với lời hứa rằng cho ông ra nước ngoài mà không giao cho phe đảo chính. Khi máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất, theo lệnh Cabot Lodge, đám hộ tống trao luôn Cẩn cho phe đảo chính, để họ xử và sau này xử tử Cẩn
Vậy thì ai cứu ba đứa trẻ?
Câu trả lời là người Mỹ
Bà Trần Lệ Xuân biết chính xác tin chồng và Ngô Đình Diệm bị giết lúc rạng sáng 2/11 (giờ Hoa Kỳ). Nghĩ tới ba đứa con mình mắc kẹt tại Darlak, bà không biết cầu cứu ai.
Theo lời cậu nhóc Quỳnh 11 tuổi, thì mẹ cậu gọi điện thẳng cho toán lính đang giam giữ ba đứa trẻ và chờ xem "có nên giết" hay không?
Bà Trần Lệ Xuân đang ở California, lại biết được số máy của toán lính vô danh ở Darlark ư?
Chắc là không
Cùng lắm bà có số máy của Nguyễn Khánh, Tư lệnh Quân khu 2, đóng tại Trại Plei Me ở Pleiku. Bà không gọi cho Khánh. Mà bà có gọi Khánh cũng chẳng dám nhận lời khi "Hội đồng Cách mạng" đang muốn loại bỏ Khánh vì cho là cùng bè cánh Diệm-Nhu
Nguyễn Khánh, khi là Đại tá Dù, trong cuộc đảo chính tháng 11 năm 1960 đã ở bên gia đình Diệm-Nhu, nên được coi là ân nhân, được thăng chức và lên làm Tư lệnh Quân khu 2, được Diệm-Nhu cực kỳ tin cẩn
Mà dù có gọi được cho Khánh, thì Khánh cũng chẳng quyết được gì, vì Khánh còn đang bị phe đảo chính nghi ngờ là "thân Diệm-Nhu" khi là người thứ 28 đánh điện bày tỏ ủng hộ phe đảo chính và phe đảo chính không coi Khánh là team của mình
Bà Nhu có một người "bạn thân", đó là bà nhà báo Marguerite Higgins, phóng viên của tờ New York Herald Tribune.
Marguerite Higgins, có phải là CIA không thì em không rõ, nhưng bà này rất nổi tiếng, rất có ảnh hưởng và quen nhiều nhân vật to trong chính quyền Hoa Kỳ. Bà quen họ từ lâu rồi, từ Thế chiến 2 cơ

gettyimages-106504004-2048x2048.jpg

Marguerite Higgins trong chiến tranh Triều Tiên 1951
gettyimages-514963868-2048x2048.jpg

Marguerite Higgins ở Đức 1945
***
Trong cơn túng quẫn, bà Nhu gọi điện cho Marguerite Higgins, bạn thân từ hồi còn ở Sài Gòn. Bà Nhu nức nở hỏi:
- Bạn có thực sự tin là họ (ông Diệm và ông Nhu) đã chết? Liệu họ có giết các con tôi không?
Higgins giúp đỡ bằng cách gọi điện thoại đến những chỗ quen biết của cô trong Bộ Ngoại giao ở Washington.
- Gấp đi, – bà Nhu van vỉ – Làm ơn gấp gấp giùm.
Higgins gọi cho Roger Hilsman, cố vấn thân cận của Tổng thống Kennedy và trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Viễn Đông, lúc 2 giờ sáng (2/11).
- Chúc mừng, Roger - bà chào ông - Thấy thế nào khi máu ở trên tay bạn?
– Ổ, thôi nào, Maggie - Hilsman đáp. - Các cuộc cách mạng đều dữ dội. Nhiều người bị tổn thương.
Nhưng giọng nói của Higgins trên điện thoại nửa đêm hỏi về những đứa trẻ trong gia đình họ Ngô hẳn là một nhắc nhở bất ngờ về quyền lực của báo chí. Phản ứng đầu tiên của Hilsman nhanh chóng quay ngược lại khi ông nhận ra rằng Hoa Kỳ không thể đứng một bên và để cho một điều gì đó tệ hại xảy ra với những đứa trẻ, bất kể cha mẹ chúng là ai. Việc chính đáng và hào hiệp phải làm là đưa bọn trẻ ra khỏi đất nước đó càng nhanh càng tốt. Hilsman bảo đảm với bà rằng Tổng thống Kennedy sẽ làm mọi thứ có thể để bảo vệ những đứa trẻ và hứa sẽ đưa chúng đến một nơi an toàn.
Chỉ trong ba ngày, bọn trẻ đã được an toàn ở Rome.
Người Mỹ hạnh phúc được ra tay giúp đỡ. Họ biết rằng nếu những đứa trẻ họ Ngô chết trong cuộc đảo chính, thì điều đó sẽ mang lại tiếng xấu khủng khiếp cho chế độ mới mà người Mỹ sắp sửa phải cộng tác. Mọi thứ đã khởi đấu tệ hại, có thể nói như vậy. Câu chuyện chính thức, rằng anh em họ Ngô tự sát, đã bị dập tắt khi hai tấm ảnh lọt ra ngoài cho thấy ông Diệm bị bắn xuyên qua đầu và thi thể ông Nhu vằn vện dấu vết của hơn hai chục nhát lê đâm. Một tấm ảnh cho thấy cả hai thi thể nằm trong vũng máu trên sàn xe bọc thép, hai tay bị trói ngoặt ra sau lưng. Một tấm ảnh khác cho thấy cái xác đầy máu của ông Diệm nằm trên cáng trong khi người lính mỉm cười nhìn vào ống kính. Một sĩ quan nghe nói là chịu trách nhiệm về hai cái chết của anh em họ Ngô, Đại úy Nguyễn Văn Nhung, được phát hiện bị siết cổ chết trong Bộ Tổng Tham mưu ba tháng sau đó. Cái chết của ông chưa bao giờ được sáng tỏ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top