[Funland] 60 năm trước đây, 2/11/1963, những giờ phút cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,841
Động cơ
247,945 Mã lực
Việt Nam 1963_11_5 (32).jpg

5-11-1963 – Dân chúng đập phá, cướp bóc cửa hàng sách Xuân Thu, là nhà sách lớn nhất Sài gòn nằm trên đường Tự Do (của người thân Trần Lệ Xuân). Ảnh: Kelly Horan và George Hicks
Việt Nam 1963_11_5 (36).jpg
Lãnh tụ để dân oán hận là thể hiện rõ nhất rồi!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,520
Động cơ
1,117,699 Mã lực
Về cái chết của anh em Diệm-Nhu:
Rất nhiều nguồn tin tả về cái chết này, chung quy với kết cục: anh em Diệm-Nhu bị đâm và bị bắn trên xe

Phạm Bá Hoa kể
Khoảng 5 giờ sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963, điện thoại reo trong khi tôi đang bận cuộc đàm thoại khác nên Thiếu tướng Khiêm nhấc ống nói sau mấy lượt chuông reo, và qua cuộc nói chuyện ngắn của Thiếu tướng Khiêm với các vị có mặt, tôi biết đầu dây bên kia là người thân cận của Tổng thống, nhưng chưa nghe nội dung.
Ngay tức thì, các vị gọi nhau vào họp thật nhanh, tiếc là tôi ngồi phòng ngoài nên chỉ nghe lỏm bõm mà thôi dù rằng cửa ngăn giữa phòng tôi với phòng Thiếu tướng Khiêm mở thường xuyên từ lúc 1 giờ trưa hôm qua.
Do công việc đòi hỏi tôi ra vào văn phòng Tham mưu trưởng Liên quân một cách nhanh chóng nên tôi phải sang ngồi ở phòng sĩ quan tuỳ viên, vì phòng này khi mở cửa thì nhìn thẳng vào bàn viết của Thiếu tướng Khiêm, nơi đang là bản doanh của Hội đồng quân nhân cách mạng.
Nghe Trung tướng Dương Văn Minh ra lệnh, tôi mới biết là một phái đoàn do Thiếu tướng Mai Hữu Xuân dẫn đầu sẽ vào nhà thờ Cha Tam đón Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu về Bộ Tổng Tham mưu.
Lúc ấy tôi trông thấy vài vị sĩ quan cấp tá đi vô đi ra phòng Tham mưu trưởng Liên quân, nhưng không rõ những vị này có được cử trong phái đoàn hay không.
Một lúc sau, Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm gọi tôi:
- Chú theo dõi khi đoàn xe đón Tổng thống và ông cố vấn về đến thì hướng dẫn xe đậu ở sân vận động cạnh toà nhà chánh, cho Quân Cảnh gác chung quanh và không cho bất cứ ai đến gần. Xong, chú lên trình tôi.
- Vâng.
Trong thời gian chờ đợi, các vị bàn thảo với nhau chung quanh vấn đề cách giải quyết Tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu sao cho ổn vì sợ phật lòng khối Thiên Chúa Giáo lẫn Phật giáo.
Ngay lúc đó, ngoài cửa phòng tôi có một người xin gặp tôi nói là ông được lệnh mang quần áo đến đây để Tổng thống và ông cố vấn đi ngoại quốc.
Tôi mời ngồi nhưng thật ra tôi cũng không rõ lệnh này từ đâu. Tôi ngờ rằng lệnh đó xuất phát từ Trung tướng Đôn vì ông là người hậu thuẫn mạnh mẽ ý kiến đưa Tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu xuất ngoại, được hiểu là “lưu vong”.
Trình xong với Thiếu tướng Khiêm thì tôi không theo dõi được nữa vì phải xuống lầu đón đoàn xe sắp vào cổng Bộ Tổng Tham mưu.
Theo hướng dẫn của tôi, chiếc M113 vào vị trí, và một tiểu đội Quân Cảnh bao quanh. Tôi trở lên văn phòng:
- Trình Thiếu tướng, Thiết Vận Xa chở Tổng thống và ông cố vấn đã vào sân vận động và có Quân Cảnh bảo vệ.
- Mình xuống đi.
Đó là lời Trung tướng Dương Văn Minh. Nói xong là ông đứng lên trong khi Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm nét mặt không vui:
- Các “Toa” xuống đi, thấy ổng dù sao “moi” cũng bùi ngùi!
Tuy nói vậy, nhưng khi các vị rời khỏi phòng thì Thiếu tướng Khiêm cũng từng bước theo sau, và tôi là người tháp tùng sau cùng. Khi xuống đến bậc thang chót của tầng trệt thì Thiếu tướng Khiêm đứng lại, vì các vị đã dừng chân hành lang bên ngoài, lúc ấy có Thiếu tướng Xuân và một sĩ quan nữa mà tôi không thấy rõ là vị nào, đang trình bày gì đó với các vị. Bỗng các vị cùng quay vào, Thiếu tướng Khiêm ngạc nhiên:
- Việc gì vậy?
- Hai ổng chết rồi! - Trung tướng Minh trả lời ngắn ngủn. Tất cả cùng trở lên lầu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,520
Động cơ
1,117,699 Mã lực
Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa – chỉ huy đoàn xe đi đón anh em Diệm-Nhu, kể
Đoàn xe vào đến nhà thờ Cha Tam. Đại úy Hiệp giúp tôi bố trí trung đội thiết vận xa trước nhà thờ.
Tôi đi gặp thiếu tướng Xuân và đại tá Lắm để nhận lệnh tiếp.
Tôi không thấy đại úy Nhung lúc này. Tướng Xuân, đại tá Lắm không ai chịu vào nhà thờ để gặp Tổng thống Diệm, dù đó là nhiệm vụ của hai ông, và bảo tôi đại diện hội đồng vào mời tổng thống cùng ông cố vấn ra xe là được rồi.
Vào khỏi cổng khoảng 10 mét, tôi sực nhớ là mình vào một cơ sở tôn giáo không nên mang theo vũ khí.
Tôi vội bước lui, trở ra cổng và cởi súng lục ra, trao cho tài xế của tôi (xe đậu gần cổng chính). Lúc này, dân chúng thấy có việc lạ nên tò mò kéo đến đứng lố nhố đầy cả ngã ba, trước rào sắt của nhà thờ.
Binh sĩ cũng không gắt gao lắm và chắc chắn bấy giờ dân ở đây đã biết được tổng thống Diệm và ông Nhu đang ở trong nhà thờ này.
Tôi bước vào nhà thờ lần thứ hai, không súng và vẫn một mình. Tôi không nhìn lại phía sau nhưng nghĩ bụng là anh em thiết giáp ở ngoài rào sắt chắc cũng đã bố trí để theo dõi và bảo đảm an ninh cho tôi, vì tất cả đều biết rằng tôi vào đây không một tấc sắt trong tay.
Tôi mạnh dạn bước tới, rẽ về hướng tay phải, đi khoảng 20 mét thì thấy từ phía dãy nhà bên hông phải của nhà thờ bốn người đang đi ra, về hướng của tôi.
Đó là tổng thống (tay có cầm gậy), ông Nhu và hai người nữa mặc thường phục. Tôi nghĩ bụng: một trong hai người phải là đại úy Đỗ Thọ tùy viên của tổng thống (vì xách một chiếc cặp da). Người thứ tư (sau này tôi mới biết là đại úy An, sĩ quan cận vệ của tổng thống).
Tôi nghĩ, chắc là tổng thống đã được Hội đồng quân nhân cách mạng báo trước rồi, nên khi nghe thấy xe tới nhà thờ là đi ra.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,520
Động cơ
1,117,699 Mã lực
Tôi đứng lại chờ nhưng vẫn không để ý xem hai sĩ quan này có võ trang hay không...
Khi tổng thống đến còn cách tôi khoảng 3 mét, tôi đứng nghiêm lại, đưa tay lên mũ, chào đúng nghi lễ quân cách và giữ nguyên tư thế nghiêm đó, nói:
- Thưa tổng thống, chúng tôi được lệnh của Hội đồng quân nhân cách mạng đến đây mời tổng thống và ông cố vấn về Bộ tổng tham mưu. Có thiếu tướng Mai Hữu Xuân đại diện cho hội đồng đang trước cổng nhà chờ tổng thống.
Tổng thống đứng lại, nghe tôi trình bày và có nói một câu ngắn mà tôi không nghe rõ lắm. Sau đó, đại úy Đỗ Thọ bảo tôi đi trước, tổng thống sẽ theo sau. Nhưng tôi đứng nép qua một bên, mời tổng thống đi trước, ra hướng cổng nhỏ bên phải, cả bốn người qua hết rồi, tôi mới lững thững bước theo sau, cách xa 3 mét.
Dù sao trong cương vị sĩ quan (nhất là sĩ quan cấp tá), tôi vẫn bắt buộc phải giữ lễ đối với tổng thống, dù là trong hoàn cảnh nào.
Đi sau cũng có thể là một hành động phản ứng đề phòng tự nhiên của tôi, chớ hoàn toàn không có ý nghĩ gì khác. Tôi đinh ninh rằng tướng Xuân đã phải có mặt trước cổng để hướng dẫn tổng thống lên xe về Bộ tổng tham mưu vì đó là nhiệm vụ của ông.
Đến cổng rào, vì là cổng nhỏ bên hông nên bốn người phải tuần tự bước qua cổng, tổng thống bước ra trước, đến đại úy Đỗ Thọ rồi mới đến ông cố vấn, đại úy An. Tôi là người thứ năm bước ra khỏi cổng sau cùng.
Ngay lúc bấy giờ, tôi mới chợt nhận thấy có một thiết vận xa đậu ngay cổng nhỏ này; cánh cửa sau xe mở rộng, gác nằm xuống sát trên lề đường (lề đường rộng khoảng 8m dành cho người đi bộ, cao khỏi mặt lộ khoảng hơn 2 tấc).
Tôi thấy thiếu tướng Xuân và đại úy Nhung đã có mặt tại chỗ, không có đại tá Lắm. Tướng Xuân bảo Đỗ Thọ trao cho ông chiếc cặp da của tổng thống mà đại úy đang xách. Sau đó, ông Xuân xách chiếc cặp đi ngay, không nói thêm một li nào khác ngoài việc khoát tay ra lệnh cho đại úy Thọ và đại úy An đi theo ông.
Đại úy Nhung hướng về phía tổng thống và ông Nhu, nói như ra lệnh:
- Mời hai ông lên xe!
Lúc này, tổng thống và ông Nhu đang đứng cách cửa thiết vận xa khoảng 1 mét. Tổng thống không có một phản ứng nào về thái độ kém nhã nhặn của người sĩ quan mà ông chưa hề biết mặt. Tổng thống còn đang đứng tần ngần, sững sờ, thì ông Nhu đã lên tiếng, lộ hẳn vẻ mặt bất bình của người bề trên:
- Tại sao lại phải lên xe này? Không còn xe nào khác hay sao?
- Không có! Vì lý do an ninh! Tình hình đang hỗn loạn. Dân chúng đang muốn tìm giết hai ông đó? Hai ông phải lên xe này thôi, để được bảo vệ an ninh.
Đại úy Nhung có vẻ bực bội vì câu hỏi giọng kẻ cả của ông Nhu nên vừa trả lời vừa đưa tay ra dấu, như có ý đẩy hai người vào thiết vận xa.
Nhìn qua, nhìn lại không thấy tướng Xuân đâu cả, đại úy Đỗ Thọ và người sĩ quan cận vệ cũng không thấy có mặt, tổng thống hỏi:
- Thiếu tướng Mai Hữu Xuân đâu? Gọi thiếu tướng Xuân đến gặp tôi đã!
- Thiếu tướng Xuân đã lên xe đi trước rồi - Đại úy Nhung vừa trả lời vừa giục hai ông vào xe.
Sau một phút ngập ngừng, hai ông phải bước lên xe (không còn cách nào hơn).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,520
Động cơ
1,117,699 Mã lực
Tôi vẫn còn đứng cách đó vài bước, bên cánh cổng nhỏ nhà thờ, còn nhìn thấy được cảnh thiếu tướng Xuân đầu trần, không nhìn thẳng tổng thống (không dám hay không muốn, khó mà nhận rõ được). Tướng Xuân đã đưa tay nhận chiếc cặp da từ tay đại úy Thọ, xong bước đi luôn về hướng xe của ông, không quên ra lệnh cho đại úy Thọ cùng người sĩ quan cận vệ (đại úy An) theo ông, để mặc cho đại úy Nhung đối đáp với tổng thống ra sao tùy ý.
Tôi cũng nhìn thấy gương mặt thẫn thờ, ngạc nhiên của ông Diệm, vẻ bất bình cau có của ông Nhu và thái độ nóng nảy của đại úy Nhung. Tôi còn chứng kiến được cảnh hai người lặng lẽ bước vào xe, còn nghe đại úy Nhung bảo họ “cúi đầu xuống” (vì cửa xe thấp, phải khom lưng xuống mới vào được). Đợi cho hai người vào xong, đại úy Nhung mới bước vào sau cùng. Cửa xe từ từ dựng đứng lên, đóng kín lại... Ngay lúc bấy giờ, tôi mới kịp nhận ra trong thiết vận xa không có một binh sĩ thiết giáp nào (trừ tài xế và phụ tài xế)
Lúc đại úy Nhung là người sau cùng bước vào xe, rõ ràng tôi chỉ thấy có ba “hành khách” trong xe. Đó là: tổng thống Diệm, ông Nhu và đại úy Nhung. Sau này hỏi ra tôi mới biết là trưởng xa, xạ thủ đều được đại úy Nhung yêu cầu tạm đi qua xe khác.
Tôi bước xuống lòng đường, đi bộ lại gặp tướng Xuân (xe ông đậu trước thiết vận xa này, trên con đường dọc). Tôi báo cáo tình hình sau cùng và đề nghị với tướng Xuân cho đoàn xe khởi hành về Bộ tổng tham mưu.
Tôi bước về xe Jeep của tôi, ra lệnh cho đoàn xe nổ máy và chuẩn bị lên đường. Thứ tự các xe như cũ: xe Jeep chỉ huy của tôi và đại úy Hiệp đi đầu, ngay sau hai xe quân cảnh dẫn đường, kế đó là xe tướng Xuân, xe của đại tá Lắm, theo sau vẫn là bốn thiết vận xa liền nhau, thiết vận xa thứ ba chở tổng thống Diệm và Nhu tiếp theo là xe bọc thép và cuối cùng là thiết vận xa của trung đội trưởng thiết giáp. Xe này thường trực liên lạc truyền tin với tôi để báo cáo tình hình di chuyển và tình hình an ninh của đoàn xe.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,520
Động cơ
1,117,699 Mã lực
Tôi vẫn lái xe Jeep chỉ huy của tôi, đại úy Hiệp ngồi bên cạnh. Đoàn xe đi với tốc độ bình thường, không nhanh lắm. Đoàn xe đang đi trên đường Hồng Thập Tự, qua khỏi nhà bảo sanh Từ Dũ (Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ hiện nay) thì dừng lại tại cổng xe lửa, vì có xe lửa sắp chạy qua, cổng đã gác ngang đường. Thời gian đoàn xe ngừng tại đây khoảng trên 10 phút.
Chợt tôi nghe có mấy tiếng súng nổ phía sau, vào khoảng giữa đoàn xe. Tôi quay đầu xe Jeep lại, chạy dọc theo đoàn xe để xem việc gì đã xảy ra. Đến ngang thiết vận xa có chở tổng thống và Nhu, tôi thấy đại úy Nhung ngồi trên nóc xe (ngay vị trí của trưởng xa) và hướng về phía chúng tôi, đưa một ngón tay cái lên làm hiệu (được hiểu là mọi việc đều tốt).
Tôi vội hỏi:
- Tiếng súng nổ ở đâu đó?
Đại úy Nhung đưa tay chỉ vào trong xe và không nói gì. Tôi quay đầu xe lại, tiếp tục trở lên đầu đoàn xe. Lúc đó xe lửa vừa chạy qua xong, cổng đã mở, đoàn xe chúng tôi tiếp tục chạy, hướng về Bộ tổng tham mưu. Để được biết rõ ràng hơn, qua máy bộ đàm, tôi có hỏi trung đội trưởng thiết giáp việc gì đã xảy ra mà có tiếng súng nổ trên thiết vận xa thứ ba?
Trung đội trưởng thiết giáp trả lời:
- Phụ tài xế xe này có báo cáo cho tôi biết là tiếng súng đó do ông đại úy bộ binh ngồi trong xe bắn chết tổng thống Diệm và ông Nhu.
Cả tôi và đại úy Hiệp nghe câu trả lời này qua hệ thống truyền tin trên xe Jeep chỉ huy của chúng tôi. Nhưng tôi vẫn chưa báo cáo gì về Bộ tổng tham mưu vào lúc đó, cả với Bộ chỉ huy hành quân thiết giáp cũng vậy (tần số chỉ huy khác tần số an ninh hộ tống).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,520
Động cơ
1,117,699 Mã lực
Đoàn xe đến Bộ tổng tham mưu vào lúc hơn 8 giờ sáng.
Một tiểu đội quân cảnh đã có mặt tại cổng và hướng dẫn chiếc thiết vận xa có chở tổng thống Diệm và Nhu đến đậu ở bãi cỏ bên cạnh toà nhà chính và gác luôn tại chỗ, chờ lệnh.
Đại úy Nhung đã xuống xe lúc nào tôi không thấy được.
Tôi bước theo tướng Xuân lên toà nhà chính. Vừa vào đến tầng dưới, tôi đã thấy có tướng Dương Văn Minh và một số tướng khác từ trên lầu vừa xuống tới đó. Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm đi sau cùng.
Tướng Xuân vui vẻ bước tới báo cáo thẳng với tướng Minh bằng tiếng Pháp, ai cũng nghe thấy:
- Mission accomplie! (Nhiệm vụ đã hoàn thành).
Trầm ngâm và đăm chiêu, tướng Minh chưa nói một lời nào, sau báo cáo của tướng Xuân, thì thiếu tướng Khiêm hỏi nhỏ:
- Việc gì đã xảy ra?.
Trung tướng Minh quay lại nói một câu ngắn gọn:
- Hai ông đã chết rồi.
Ngay lúc này, tôi cũng có mặt tại chỗ. Tôi chợt hiểu ra.
Thì ra câu “Nhiệm vụ đã hoàn tất” cũng còn có nghĩa là “Hai ông đã chết rồi”.
Rất rõ ràng. Tướng Minh nói xong, tất cả đều không có một câu hỏi nào khác nữa và cùng nhau trở lên văn phòng, không đi ra chỗ thiết vận xa đậu nữa.
Tôi cũng đi theo. Bước vào đây, tôi mới thấy là đại úy Nhung đã có mặt ở văn phòng của tham mưu trưởng rồi, cũng tức là văn phòng mà tướng Minh và các tướng tá trong Hội đồng quân nhân cách mạng đang tạm sử dụng.
Lúc bấy giờ, tôi mới biết thêm là đại úy Nhung đã lên đây trước rồi, đã báo cáo với tướng Minh trước khi có người lên đây trình là “xe đón tổng thống đã về đến Bộ tổng tham mưu, đang đậu ở sân vận động và đã có quân cảnh canh gác cẩn thận”.
Đại úy Nhung chỉ báo cáo riêng cho tướng Minh mà thôi và chắc chắn vẫn là “kín” là “mật” nên các tướng tá trong hội đồng, kể cả tướng Khiêm, cũng chưa hay biết được việc gì đã xảy ra. Do đó, khi tướng Minh cùng các tướng tá trong hội đồng cùng đi xuống sân vận động dự trù sẽ gặp tổng thống và ông cố vấn thì chưa ai biết được việc gì đã xảy ra cho tổng thống cả.
Vừa đến tầng dưới thì gặp ngay thiếu tướng Xuân từ ngoài sân bước vào, hớn hở báo cáo (công khai) với tướng Minh là “nhiệm vụ đã hoàn thành”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,520
Động cơ
1,117,699 Mã lực
Tôi đã kín đáo nhận xét thái độ của các thành viên trong hội đồng ngay tại hành lang bầng dưới của toà nhà chính Bộ tổng tham mưu, ngay sau khi thiếu tướng Mai Hữu Xuân báo cáo và sau đó trung tướng Minh trả lời ngắn gọn cho tướng Khiêm.
Thoạt đầu, tất cả đều có vẻ vui (có lẽ khi biết đã đón được tổng thống và ông cố vấn về đây rồi, hay bắt được cũng vậy), vì ai cũng nghĩ rằng phe đảo chính đã nắm chắc phần thắng 100% mà không còn sợ hậu quả gì nữa, vì hai ông không chạy vuột ra khỏi thủ đô được để còn mưu tính chuyện gì khác nữa.
Và câu “Mission accomplie” cũng được các tướng tá trong hội đồng hiểu là đã “bắt được hai ông về rồi”.
Đến lúc nghe trung tướng Minh trả lời cho tướng Khiêm là cả hai đều đã chết hết rồi thì phần đông đều có vẻ sửng sốt, ngạc nhiên đến độ không nói được lời nào. Vì cứ y theo quyết định thì cùng lắm cũng chỉ có một mình ông cố vấn Ngô Đình Nhu bị giết mà thôi, tại sao lại hai người? Ai cũng nghĩ là tổng thống sẽ được hội đồng cho đi ra ngoại quốc, bây giờ tại sao lại như vậy? Phải giải thích thế nào đây?
Riêng tướng Minh rất bình tĩnh, không nói một lời nào với tướng Xuân, cũng không một lời giải thích với các thành viên của hội đồng sau câu trả lời ngắn gọn cho thiếu tướng Trần Thiện Khiêm.
Sau đó vài hôm, tôi có dịp gặp lại thiếu tá Nhung (đã được thăng cấp thiếu tá sau khi đảo chính thành công). Để hết thắc mắc, tôi có gạn hỏi lại sự việc đã xảy ra như thế nào trên thiết vận xa. Thiếu tá Nhung vừa cười vừa trả lời cho tôi một cách gọn gàng như đã không có chuyện gì xảy ra:
- Một người cũng vậy mà hai người cũng vậy thôi. Hai người cũng không khó lắm nhưng chắc ăn hơn.
- Nhưng làm gì có lệnh cho hai người? - Tôi gợi ý hỏi thêm.
- Vì ông Diệm chống cự lại sau khi ông Nhu bị tôi đâm chết nên tôi phải thanh toán luôn, có lệnh cũng được mà không có lệnh cũng vậy thôi. Cho nó chắc ăn. Lúc đó đâu có đợi lệnh được.
Thiếu tá Nhung cũng cho tôi biết anh ta đã sử dụng dao găm cá nhân và sau đó bồi thêm cho mỗi người một viên đạn vào đầu.
Tôi còn nhớ mồn một những câu đối đáp này. Nhưng, không bao giờ tôi dám hé môi nửa lời... Bí mật quốc gia chăng? Cũng có thể là như vậy, vì hội đồng họp báo có tiết lộ điều gì rõ ràng đâu.
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
883
Động cơ
320,031 Mã lực
Bà Lệ Xuân này cụ nào muốn tìm hiểu thêm thì tìm đọc cuốn "Đệ nhất phu nhân" của Hoàng Trọng Miên?? ( em nhớ láng máng), xuất bản thời VNCH, tái bản sau này..Cuốn này cũng nói nhiều về chế độ Diệm- Nhu và thời cuộc của Miền Nam VN bấy giờ.
Em đọc nó tầm năm 198x, lúc mới....dậy thì, lúc đó tò mò nhất là chuyện mây mưa của bà này. Đặc biệt là danh xưng " Đĩ quốc tế" của bà ấy.
Xem làm gì cái đấy cụ, tiểu thuyết 3 xu câu view, khác gì xem phim Đất Rừng Phương Nam của Dũng Khùng!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,520
Động cơ
1,117,699 Mã lực
Người chụp lén ba bức hình dưới đây kể
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (6).jpg

Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (2).jpg
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,520
Động cơ
1,117,699 Mã lực
Tôi đã được chứng kiến hai cái xác không hồn vào buổi sáng ngày 2-11-1963, tại Bộ tổng tham mưu:
Chiếc thiết vận xa M.113 (loại xe thiết giáp lội nước) mang số 80.989 đậu ở sân.
Cửa mở ra, hai cái xác nằm co quắp ở sàn xe, bên cạnh mấy cái nồi nhôm đen thui, mấy cái chén nhôm, mấy con gà trói chân.
Xác Diệm nằm không thẳng, đầu và mắt Diệm có nhiều vết đạn, máu chảy ra đã khô, ngực Diệm cũng có vết đạn, máu đẫm bộ đồ vét xám.
Còn Nhu đầu cũng có mấy vết đạn bắn, mặt cũng có vết đạn, ngực Nhu bị nhiều vết đạn và có mấy vết đâm, máu chảy ra ngực áo vét đã đen.
Đại úy Nhung đứng cạnh xe, cửa xe mở, Nhung vội bảo người lính lái xe lục túi Diệm xem có gì không?
Trong túi bộ đồ vét của Diệm còn bao thuốc lá Bactos xanh, chỉ còn một hai điếu, một cỗ tràng hạt và 2.640 đồng Việt nam cộng hoà.
Trên tay Nhu có đeo chiếc đồng hồ mạ vàng Tây.
Những vật này đại úy Nhung thu và đút vào túi, riêng bao thuốc lá thì Nhung đưa cho người lính lái xe.
Lúc đó không thấy bóng dáng một tướng lĩnh nào dám lảng vảng tới nhìn xác Diệm-Nhu
Hai cái xác Diệm-Nhu nằm trơ trọi, máu đã thâm đen, ruồi nhặng đánh hơi đã bay tới bám vào.
Một người lính thấy cảnh tượng như vậy đã chạy vào trong văn phòng ôm hai tấm vải trắng (có lẽ là vải trải giường của sĩ quan) ra gói xác Diệm, xác Nhu để chờ xe cứu thương tới chở đi.
Xác Diệm-Nhu được khiêng bỏ lên hai cái băng-ca rồi khiêng để xuống sàn chờ lệnh mang đi.
Tôi nhìn quanh không thấy có lính an ninh nào, bèn lén lấy máy ảnh chụp được vài kiểu.
Nhưng khi về nhà rửa xong thì bị an ninh quân đội tới tịch thu, may là tôi cho người bạn một tấm đã mang đi nên còn sót lại được. Còn các tấm khác và cả cuốn phim an ninh quân đội đã tịch thu hết.
Một hồi lâu sau đó, xe cứu thương tới chở hai xác Diệm-Nhu đi đâu không rõ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,520
Động cơ
1,117,699 Mã lực
Cái chết của Diệm-Nhu đã bị bao phủ bới bao điều bí mật, thì việc chôn cất họ cũng nhiều rắc rối.
Sau này, tôi có dịp gặp ông Trần Trung Dung, tôi có hỏi về vụ Diệm-Nhu chết được chôn cất như thế nào?
Chú thích: Vợ Trần Trung Dung là con gái chị ruột Diệm-Nhu, gọi hái người này bằng cậu. Trần Trung Dung là cháu rể. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dưới thời Ngô Đình Diệm, nhưng vì bất mãn với thói trịch thượng của ông cậu (Ngô Đình Diệm) nên ông từ bỏ chức vụ, chuyển sang làm báo
Ông Dung cho biết:
"Tôi có điện thoại cho tướng Trần Văn Đôn xin được mang xác hai ông Diệm-Nhu về tẩm liệm và mai táng.
Tướng Đôn đã đồng ý và đêm ngày 2-11-1963, xe cứu thương quân đội đã chở hai quan tài có xác Diệm-Nhu tới nhà thương Saint Paul đường Phan Thanh Giản (nay là đường Điện Biên Phủ).
Vợ chồng tôi thấy hai cái quan tài bằng gỗ tạp nứt nẻ, loại quan tài chôn lính chết nên tới hãng hòm Tobia, một hãng hòm nổi danh ở đường Hai Bà Trưng mua hai cái quan tài loại tốt.
Nhưng hãng hòm Tobia chỉ còn hai cái khác nhau, một kiểu Tây, một kiểu ta.
Hai chiếc hòm được chở đến Bệnh viện Sain Paul và xác hai ông Diệm-Nhu được chuyển sang hòm mới.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,520
Động cơ
1,117,699 Mã lực
Như vậy, vợ chồng Trần Trung Dung đã nhận được hai xác từ 17 giờ ngày 2-11-1968.
Trong hồ sơ về cái chết của Diệm-Nhu có một bản phúc trình của quân đội Sài gòn mang tên “Sơ lược tài liệu về hai ông Diệm-Nhu”, có đoạn:
“Khi tẩm liệm xong, hai quan tài để tại một phòng riêng trong nhà xác Saint Paul thì trung tướng Tổng trấn Sài gòn yêu cầu vợ chồng Trần Trung Dung sắp đặt tổ chức việc an táng hai xác Diệm-Nhu tại nghĩa trang đất Thánh Tây đường Mạc Đĩnh Chi, Quận 1 vào sáng ngày 3-11-1963, khoảng 1 giờ trưa, chôn tại lô đất số 3, nơi đây đã đào sẵn hai huyệt đã xây kim tĩnh xong".
Trong khi vợ chồng Trần Trung Dung nhờ Tổng trấn Sài gòn tổ chức việc mai táng thì học sinh và Phật tử đô thành cũng tổ chức ban chỉ đạo đến nhà xác Bệnh viện Saint Paul hoặc đến đất Thánh Tây để cướp hai quan tài Diệm-Nhu để tế các vị sư đã tử vì đạo cho thỏa dạ của Phật tử.
Khoảng 20 giờ ngày 2-11-1963, vợ chồng Dung nhờ hội đồng tướng lĩnh cứu nguy và cho gửi hai quan tài của Diệm-Nhu trong một bệnh viện của quân đội để tránh sự cướp phá nói trên.
Lúc 21 giờ ngày 2-11-1963, do lệnh của Trung tướng quyền Tổng tham mưu bảo liên lạc với vợ chồng Trần Trung Dung lo việc di chuyển hai quan tài xác Diệm-Nhu về để một nơi trung Bộ tổng tham mưu, đồng thời Trung tướng Tổng trấn Sài gòn (có lẽ là Tôn Thất Đính) cho lệnh hủy bỏ việc mai táng hai xác Diệm-Nhu tài nghĩa trang đất Thánh Tây, mặc dù hai huyệt đã được đào sẵn.
Lợi dụng trong giờ giới nghiêm, đúng 1 giờ 30 đêm ngày 3-11-1963, vợ chồng Dung viết thư cho bà soeur giám đốc Bệnh viện Saint Paul xin nhận lãnh hai quan tài và xác Diệm Nhu giao lại cho quân đội chở về Bộ tổng tham mưu và canh giữ được cẩn mật.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,520
Động cơ
1,117,699 Mã lực
Đến ngày 6-11-1963, bỗng chiếc quan tài của Nhu bị xì hơi bay mùi khó chịu.
Ngày 7-11-1963, nhận thấy tình trạng học sinh và Phật tử đô thành còn phẫn nộ, không thể an táng Diệm-Nhu được tại Sài gòn hay đưa về Huế, phần vì một quan tài đã bị xì hơi thối nên vợ chồng Trần Trung Dung gửi thư yêu cầu Trung tướng Tổng Tham mưu trưởng cho mượn một khu đất trong trại Trần Hưng Đạo, Bộ tổng tham mưu, để tạm mai táng hai quan tài Diệm-Nhu một thời gian rồi sẽ cải táng đem đi nơi khác..
Theo yêu cầu của vợ chồng Trần Dung Dung, Trung tướng quyền tổng tham mưu trưởng chỉ định an táng khoảng đất và Uỷ ban kiểm soát để tạm an táng Diệm-Nhu tại Bộ tổng tham mưu, theo Công văn số 835/TTM/VP ngày 7-11-1963.
Ngày 8-11-1968, đúng 20 giờ 20, hai quan tài Diệm-Nhu do quân nhân thuộc đại đội mai táng của quân vụ Trấn Sài gòn, dưới sự chỉ huy của đại úy Đỗ Văn Giương, Đại đội trưởng đại đội mai táng, được di chuyển bằng hai chiếc xe GMC từ phòng Hội đại đội Tổng hành dinh Tổng tham mưu đến đặt trên hai huyệt đã xây kim tĩnh sẵn tại khu vực lăng Võ Tánh sau chùa Hưng Quắc Tự phía Đông Bắc.
Khi đó có sự hiện diện của vợ chồng Trần Trung Dung và linh mục Claude Larre đại diện Toà Khâm sứ Sài gòn, do vợ chồng Trần Trung Dung mời đến để cử hành lễ cầu hồn đưa xác.
Đúng 21 giờ, hai quan tài được hạ xuống huyệt.
Mộ nằm về phía Đông Bắc, đầu hướng về phía Đông Tây, sau chùa Hưng Quốc Tự.
Hai nấm mộ được lấp đất và xây gạch kín tô đá rửa và mộ Diệm đề chữ huynh, mộ Nhu đề đệ.
Khi chôn cất Diệm-Nhu, ngoài vợ chồng Trần Trung Dung là cháu rể và linh mục người Pháp Larre cùng mấy người lính lo việc chôn cất, không có tướng lĩnh nào dám tới chứng kiến cả.
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (16).jpg

21 giờ ngày 8-11-1968, hai quan tài Diệm-Nhu được đại đội mai táng của Đại úy Đỗ Văn Giương hạ huyệt trong khuôn viên Trại Trần Hưng Đạo (Bộ Tổng Tham mưu) sau chùa An Quốc Tự chỉ có vợ chồng Trần Trung Dung và linh mục Claude Larre, đại diện Toà Khâm sứ Sài gòn được mời đến cầu hồn đưa xác, không có tưởng lĩnh nào VNCH dám tới chứng kiến cả
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,520
Động cơ
1,117,699 Mã lực
Năm 1967, hai xác Diệm-Nhu được cải táng đem về chôn tại Nghĩa tráng Mạc Đĩnh Chi, nhưng không có bia hay chữ đề gì, chỉ có vòng xích sắt đen quấn trên mộ làm hàng rào.
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (35).jpg
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (36).jpg
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
883
Động cơ
320,031 Mã lực
Đến ngày 6-11-1963, bỗng chiếc quan tài của Nhu bị xì hơi bay mùi khó chịu.
Ngày 7-11-1963, nhận thấy tình trạng học sinh và Phật tử đô thành còn phẫn nộ, không thể an táng Diệm-Nhu được tại Sài gòn hay đưa về Huế, phần vì một quan tài đã bị xì hơi thối nên vợ chồng Trần Trung Dung gửi thư yêu cầu Trung tướng Tổng Tham mưu trưởng cho mượn một khu đất trong trại Trần Hưng Đạo, Bộ tổng tham mưu, để tạm mai táng hai quan tài Diệm-Nhu một thời gian rồi sẽ cải táng đem đi nơi khác..
Theo yêu cầu của vợ chồng Trần Dung Dung, Trung tướng quyền tổng tham mưu trưởng chỉ định an táng khoảng đất và Uỷ ban kiểm soát để tạm an táng Diệm-Nhu tại Bộ tổng tham mưu, theo Công văn số 835/TTM/VP ngày 7-11-1963.
Ngày 8-11-1968, đúng 20 giờ 20, hai quan tài Diệm-Nhu do quân nhân thuộc đại đội mai táng của quân vụ Trấn Sài gòn, dưới sự chỉ huy của đại úy Đỗ Văn Giương, Đại đội trưởng đại đội mai táng, được di chuyển bằng hai chiếc xe GMC từ phòng Hội đại đội Tổng hành dinh Tổng tham mưu đến đặt trên hai huyệt đã xây kim tĩnh sẵn tại khu vực lăng Võ Tánh sau chùa Hưng Quắc Tự phía Đông Bắc.
Khi đó có sự hiện diện của vợ chồng Trần Trung Dung và linh mục Claude Larre đại diện Toà Khâm sứ Sài gòn, do vợ chồng Trần Trung Dung mời đến để cử hành lễ cầu hồn đưa xác.
Đúng 21 giờ, hai quan tài được hạ xuống huyệt.
Mộ nằm về phía Đông Bắc, đầu hướng về phía Đông Tây, sau chùa Hưng Quốc Tự.
Hai nấm mộ được lấp đất và xây gạch kín tô đá rửa và mộ Diệm đề chữ huynh, mộ Nhu đề đệ.
Khi chôn cất Diệm-Nhu, ngoài vợ chồng Trần Trung Dung là cháu rể và linh mục người Pháp Larre cùng mấy người lính lo việc chôn cất, không có tướng lĩnh nào dám tới chứng kiến cả.
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (16).jpg

21 giờ ngày 8-11-1968, hai quan tài Diệm-Nhu được đại đội mai táng của Đại úy Đỗ Văn Giương hạ huyệt trong khuôn viên Trại Trần Hưng Đạo (Bộ Tổng Tham mưu) sau chùa An Quốc Tự chỉ có vợ chồng Trần Trung Dung và linh mục Claude Larre, đại diện Toà Khâm sứ Sài gòn được mời đến cầu hồn đưa xác, không có tưởng lĩnh nào VNCH dám tới chứng kiến cả
Cái vụ “Huynh” “Đệ” hình như chỉ có sau khi cải táng 2 ông về nghĩa trang Đất Thánh Tây, còn gọi là NT Mạc Đĩnh Chi (vì nằm ngay đầu đường Mạc Đĩnh Chi, sau 1975, nhà nước cải táng NT đi chỗ khác để xây công viên Lê Văn Tám.
Còn hình mộ tạm của 2 ông ở BTTM đây ạ, vẫn ghi rõ họ tên.


Em nhặt bên Facebook.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,520
Động cơ
1,117,699 Mã lực
Sau 1975, thành phố cần chỉnh trang nên tất cả các mộ chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi được cải táng đi nơi khác.
Mộ hai anh em Diệm-Nhu cũng được gia đình cải táng đem về chôn ở nghĩa trang Lái Thiêu
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (42).jpg

Ở khu vực B của nghĩa trang có một khu mộ mang lịch sử khá đặc biệt. Khu mộ này gồm 3 ngôi mộ bằng đá nằm song song, được xây theo kiểu thức giống nhau.
Giữa là mộ thân mẫu hai ông Diệm-Nhu
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (40).jpg

Ngôi mộ ở giữa ghi tên người mất là Luxia Phạm Thị Thân - thân mẫu của ông Diệm và ông Nhu

Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (41).jpg

Bia của ngôi mộ bên trái ghi tên Giacobê Đệ, mất ngày 2/11/1963. Đây là mộ của ông Ngô Đình Nhu. Giacobê là tên thánh của ông.
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (39).jpg

Ngôi mộ bên phải là mộ ông Ngô Đình Diệm. Bia mộ ghi tên Gioan Baotixita Huynh. Cũng như mộ người em, ngày mất ghi trên mộ ông Diệm là ngày xảy ra cuộc đảo chính đẫm máu lật đổ hai ông.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,520
Động cơ
1,117,699 Mã lực
Mai em hầu tiếp các cụ. Còn nhiều chuyện hay ho nữa
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top