[TT Hữu ích] 60 năm sự kiện khủng hoảng tên lửa Cuba

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cuba 1962_10_24 (29).jpg

10-1962 – nhân dân Moscow biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ phản đối Mỹ bao vây Cuba. Ánh: Stan Wayman
Cuba 1962_10_24 (30).jpg
Cuba 1962_10_24 (31).jpg
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
14,212
Động cơ
435,288 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Cuba 1962_10_23 (9).jpg

23-10-1962 - Thủ tướng Fidel Castro phát biểu trên truyền hình phản đối Tổng thống phong toả bờ biển Cuba
Cuba 1962_10_23 (10).jpg
từ năm 62 mà Cu ba đã có truyền hình chất nhỉ :)
 

kidswatch.vn

Xe tải
Biển số
OF-695021
Ngày cấp bằng
17/8/19
Số km
202
Động cơ
101,377 Mã lực
Tuổi
37
Website
montessori123.net
hóng cụ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cuba 1962_10_24 (35).jpeg

28-10-1962 – những thành viên Chiến dịch giải trừ vũ khl hạt nhân luần hành lại London phản đối hành động cùa Mỹ trong vấn đề khủng hoảng lên lửa ở Cuba

Cuba 1962_10_24 (35a).jpg

24-10-1962 – những thành viên Chiến dịch giải trừ vũ khl hạt nhân tuần hành lại London phản đối hành động cùa Mỹ trong vấn đề khủng hoảng lên lửa ở Cuba

Cuba 1962_10_24 (35b).jpg

Cuba 1962_10_24 (36).jpg

23-10-1962 – Tổ chức “Phụ nữ vi hoà binh" biểu tình trước Trụ sở Liên hợp quốc ở New York trong lúc Hội đồng Bảo an đang họp về vấn đề Cuba
Cuba 1962_10_24 (37).jpg

10-1962 – một người biểu tình chống chiến tranh đơn độc đối mặt với cảnh sát Whitehall (London) trong sự kiện khủng hoảng tên lửa Cuba. Ảnh: Don McCullln
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cuba 1962_10_25 (2).jpg

25-10-1962 – John McCone, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương. một trong những thành viên của Ủy ban điều hành Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đến Nhà Trắng để tham gia các cuộc thảo luận về tình hình Cuba.
Cuba 1962_10_25 (3).jpg

25-10-1962 – Đại sứ Mỹ tại LHQ Adlai Stevenson (thứ hai, phải sang) đối mặt với đại diện Liên Xô Valerian Zorin (trái) trước không ảnh tên lửa Liên Xô ở Cuba lại phiên họp khẩn cấp Hội đồng Bảo an LHQ
Cuba 1962_10_25 (6).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cuba 1962_10_26 (1).jpg

Cuba 1962_10_26 (3).jpg

Cuba 1962_10_26 (5).jpg
Cuba 1962_10_26 (6).jpg

26-10-1962 – Đại sứ Liên Xô tại Liên hợp quốc Liên Xô Valerian Zorin cười sảng khoái khi phủ quyết dự thảo của Hội đồng Bảo an rằng Liên Xô "đã và đang đặt các tên lửa tầm trung ở Cuba".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Trong lúc tình thế căng như dây đàn, thì hai vụ việc suýt đưa thế giới tới thảm hoạ

Sự việc 1: U-2 bị bắn rơi hôm 27-10-1962
Sáng ngày 27-10-1962,
chiếc máy bay do thám U-2F (chiếc U-2A thứ ba của CIA, được cải tiến cho tiếp nhiên liệu trên không) do Thiếu tá Không quân Rudolf Anderson lái, cất cánh từ vị trí hoạt động tiền phương của nó ở Căn cứ không quân McCoy, tiểu bang Florida
Lúc 12:00 PM, máy bay bị một tên lửa S-75 Dvina (SA-2) từ Cuba bắn trúng. Máy bay rơi và Thiếu tá Anderson thiệt mạng.
Căng thẳng tại các cuộc thảo luận giữa Liên Xô và Hoa Kỳ lên cao, và chỉ thời gian lâu sau đó người ta mới biết rằng quyết định khai hỏa các tên lửa được thực hiện bởi Pliyev, Tư lệnh Liên Xô tại Cuba hành động theo thẩm quyền riêng của chính mình.
Cuối ngày hôm đó, vào khoảng 3:41 PM một số máy bay RF-8A Crusader của Hải quân Hoa Kỳ thực hiện những chuyến bay thật thấp để chụp hình chiếc U-2 do thám vừa bị bắn rơi. Một chiếc bị một đạn pháo 37 mm bắn trúng nhưng vẫn bay trở về căn cứ an toàn.

Lúc 4:00 PM , Chủ tịch các Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Maxwell Taylor thông báo cho Tổng thống Kennedy biết máy bay U-2 đã bị bắn rơi. Tổng thống Kennedy đã tuyên bố trước đây rằng ông sẽ ra lệnh tấn công vào những vị trí như thế nếu phi cơ Hoa Kỳ bị bắn từ những nơi đó nhưng ông quyết định không hành động trừ khi một vụ tấn công khác được thực hiện.
40 năm sau, cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara nhớ lại:
“Chúng tôi phải đưa một chiếc U-2 đến đó để thu thập thông tin thám thính để xem các tên lửa của Liên Xô đã sẵn sàng hoạt động chưa. Chúng tôi tin rằng nếu một chiếc U-2 bị bắn rơi thì — người Cuba không có khả năng bắn rơi nó mà là Liên Xô — chúng tôi tin rằng nếu nó bị bắn rơi thì nó đã bị một đơn vị tên lửa đất đối không của Liên Xô bắn, và rằng điều đó biểu hiện sự quyết định của Liên Xô leo thang cuộc xung đột. Và vì thế, trước khi chúng tôi đưa chiếc U-2 đi, chúng tôi đã đồng ý rằng nếu nó bị bắn rơi thì chúng tôi sẽ không họp, đơn giản là chúng tôi sẽ tấn công. Chiếc phi cơ bị bắn rơi ngày thứ sáu [...]. May mắn thay, chúng tôi đã đổi ý, chúng tôi cứ nghĩ "Ồ, có lẽ đó chỉ là một tai nạn, chúng tôi sẽ không tấn công". Sau đó, chúng tôi được biết rằng Khrushev cũng đã lý luận như chúng tôi: chúng tôi đưa phi cơ U-2 lên, nếu nó bị bắn rơi, ông ta lý luận rằng chúng tôi sẽ tin rằng đây là một cuộc leo thang có chủ ý. Và vì vậy, ông đã ra lệnh cho Pliyev, vị tư lệnh Liên Xô tại Cuba, hướng dẫn tất cả các hệ thống phòng không của ông ta không được bắn rơi phi cơ U-2.
/
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cuba 1962_10_27 (2_1) U-2.jpg

27-10-1962 – Thiếu tá Rudolf Anderson Jr., lái U-2 trinh sát Cuba và đã bị tên lừa SA-2 bắn hạ và tử trặn
Cuba 1962_10_27 (2_2).jpg
Cuba 1962_10_27 (2_4).jpg
Cuba 1962_10_27 (2_5).jpeg
Cuba 1962_10_27 (2_7).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Sự việc thứ hai: tàu ngầm Liên Xô suýt phóng ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân 15 kiloton
26-10-1962
Thời đó, Liên Xô chưa có tàu ngầm hạt nhân hoặc có tàu ngầm hạt nhân nhưng chưa triển khai ở Cuba. Những tàu ngầm Liên Xô triển khai ở Cuba là những tàu ngầm diesel, cứ vài chục giờ hoạt động lại phải nổi lên mặt nước để động cơ diesel nạp điện cho ắc quy.
Biết được điều này nên máy bay tuần biển phát hiện tàu ngầm đã dễ dàng phát hiện được vị trí tàu ngầm Liên Xô nổi lên.
Chiến hạm USS Beale phát giác và thả những quả bom loại diễn tập chống tàu ngầm (khổ cỡ bằng lựu đạn) trên chiếc tàu ngầm B-59, một tàu ngầm thuộc Dự án 641 của Liên Xô (NATO đặt tên nó là Foxtrot), có trang bị một ngư lôi hạt nhân 15 kiloton nhưng Hoa Kỳ không hề hay biết.
Vì cạn không khí và bị bao vây bởi các chiến hạm Mỹ nên nó buộc phải nổi lên mặt nước.
Một cuộc tranh cãi xảy ra giữa ba vị sĩ quan trên chiếc tàu ngầm B-59 trong đó có thuyền trưởng tàu ngầm Valentin Savitsky, sĩ quan chính trị Ivan Semonovich Maslennikov, và phó thuyền trưởng Vasiliy Arkhipov.
Vì mệt nhọc, thuyền trưởng Savitsky trở nên giận dữ và ra lệnh cho quả ngư lôi hạt nhân trên tàu được triển khai sẵn sàng khai hỏa.
Có nhiều lời kể khác nhau về việc liệu có phải do phó thuyền trưởng Arkhipov đã thuyết phục được thuyền trưởng Savitsky không tấn công bằng quả ngư lôi hạt nhân hay liệu có phải chính Savitsky sau cùng đã đi đến quyết định rằng chỉ có cách chọn lựa duy nhất mở ngỏ cho ông là cho chiếc tàu ngầm nổi lên mặt nước.
Về vụ này, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara nói rằng chiến tranh hạt nhân đã đến gần hơn là mọi người nghĩ.
Thomas Blanton, giám đốc Cục lưu trữ Tài liệu An ninh Quốc gia nói:"Một gã tên là là Vasili Arkhipov đã cứu thế giới”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cuba 1962_10_26 (10).jpg

Tàu ngầm 8-59 lớp Foxtrot của Liên Xó suýt phóng ngư lõi đầu đạn hạt nhăn 15 kilo-ton vào Hoa Kỳ hôm 26-10-1962
Cuba 1962_10_26 (11).jpg

Sĩ quan Arkhipov có quyết định sáng suốt, khỗng phóng ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân 15 kilo-ton vào Hoa Kỳ hôm 26-10-1962
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cuba 1962_10_26 (7).jpg

26-10-1962 - Khu trục hạm USS John R. Pierce (DD-753) là một trong hai tàu chiến Mỹ phát hiện ra tàu thuỷ Liên Xô chở tên lừa tới Cuba
Cuba 1962_10_26 (8).jpg

26-10-1962 – USS Joseph P. Kennedy, Jr. (DD-850), kiểm tra tẩu chờ hàng Marucla (Lebanon) trên vùng biển Caríbean`
Cuba 1962_10_26 (9).jpg

26-10-1962 – USS Joseph P. Kennedy, Jr. (DD-850), kiểm tra tẩu chờ hàng Marucla (Lebanon) trên vùng biển Caríbean`
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
497
Động cơ
11,556 Mã lực
từ năm 62 mà Cu ba đã có truyền hình chất nhỉ :)
Từ trước 1960 Cuba đã có truyền hình. Khoảng 67-68 một số cán bộ đài TNVN được sang Cuba học về truyền hình hệ FCC (các nước XHCN dùng hệ OIRT). Nhiều người trong số này về sau đã tiếp quản và tham gia vận hành thành công đài Saigon.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cuba 1962_10_26 (12).jpg

26-10-1962 – Tổng thống John Kennedy trao cho William Ekhart Danh hiệu Đơn vị Tổng thống vì đã chụp ảnh các cơ sở lắp đặt tên lửa Liên Xô ở Cuba
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cuộc khủng hoảng được tháo gỡ như thế nào?
Đã buông lời, cả Kennedy và Khrushevkhông ai chịu ai cả, vì đều giữ thể diện
Những người trung gian hoà giải xuất hiện
13 giờ ngày 26-10-1962, thông tín viên tin tức John A. Scali của đài truyền hình ABC ăn trưa với Aleksandr Fomin (bí danh của Alexander Feklisov), Trưởng toán An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) tại Washington D.C - theo lời mời của Fomin.
Fomin nhận định "Chiến tranh dường như sắp bùng nổ" và yêu cầu thông tín viên Scali dùng mối liên hệ quen biết để nói chuyện với "những người bạn cao cấp" của ông ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để xem Hoa Kỳ có thích thú đến giải pháp ngoại giao hay không.
Formin đề nghị ngôn từ giao dịch sẽ gồm có một sự bảo đảm của Liên Xô về việc tháo bỏ các vũ khí dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc và rằng Fidel Castro sẽ công bố rằng ông sẽ không chấp thuận những loại vũ khí như thế trong tương lai, tất cả để đánh đổi lời tuyên bố công khai của Hoa Kỳ rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ xâm chiếm Cuba.
Hoa Kỳ phản ứng bằng cách yêu cầu chính phủ Brazil chuyển thông điệp đến Castro rằng Hoa Kỳ sẽ "không xâm chiếm Cuba, nếu các tên lửa được dẹp bỏ".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
18 giờ ngày 26-10-1962, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận được một thông điệp có lẽ là được chính nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev viết ((2:00 AM ngày thứ bảy ở Moscow).
Lá thư dài này phải mất vài phút mới đến được và phải mất thêm một khoản thời gian để phiên dịch và ghi chép lại.
Robert Kennedy diễn tả bức thư này là "rất dài và đầy cảm xúc".
Khrushev nhắc lại các ý cơ bản mà đã được đề cập với thông tín viên John Scali trước đó trong ngày là:
"Tôi đề nghị: Về phần chúng tôi, chúng tôi sẽ tuyên bố các tàu của chúng tôi đang hướng về Cuba không có mang bất cứ loại vũ khí nào. Ngài sẽ tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không xâm chiếm Cuba bằng lực lượng của mình và sẽ không hỗ trợ bất cứ lực lượng nào khác mà có ý định xâm nhập Cuba. Khi đó sự hiện diện cần thiết của các chuyên viên quân sự của chúng tôi tại Cuba sẽ biến mất".
18:45 , tin tức về lời đề nghị của Fomin với thông tín viên Scali cuối cùng được loan báo và được người ta diễn giải đó như là một sự chuẩn bị để lá thư của nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev gởi đến. Lúc đó lá thư được xem là chính thức và xác thực mặc dù sau này người ta biết được rằng Fomin dường như đưa ra lời đề nghị riêng của mình mà không có sự hậu thuẫn chính thức nào.
Lệnh nghiên cứu thêm về lá thư được đưa ra và sự việc này tiếp tục cho đến tối.
Trong khi đó
Về phần Fidel Castro, ông tin rằng một cuộc xâm chiếm đang sắp diễn ra, và ông thảo một lá thư gởi đến Khrushev trong đó Fidel Castro có lẽ yêu cầu Liên Xô tiến hành một cuộc đánh phủ đầu chống Hoa Kỳ. Ông cũng ra lệnh tất cả các loại vũ khí phòng không bắn vào bất cứ máy bay nào của Hoa Kỳ, mà trước đây chỉ được lệnh bắn vào những nhóm từ hai hay nhiều phi cơ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
9:00 AM thứ bảy ngày 27-10-1962, Đài phát thanh Moscow bắt đầu truyền đi một thông điệp của Khrushev.
Trái ngược với lá thư của đêm trước, thông điệp này đề nghị một cuộc trao đổi mới mẻ rằng các tên lửa tại Cuba sẽ được tháo bỏ để đổi lấy việc Hoa Kỳ tháo bỏ các tên lửa Jupiter khỏi Ý và Thổ Nhĩ Kỳ.
10:00 AM, Uỷ ban hành pháp họp để thảo luận tình hình và đi đến kết luận rằng sự thay đổi trong thông điệp có lẽ là do tranh cãi nội bộ giữa nhà lãnh đạo Khrushchev và các viên chức khác trong đảng tại Điện Kreml

11:03 AM, một thông điệp mới từ Khrushev gửi đến. Một phần thông điệp nói như sau:
“Ngài bực bội về Cuba. Ngài nói rằng nó làm ngài bực bội vì nó nằm cách bờ biển của Hoa Kỳ chỉ 90 dặm Anh. Nhưng... ngài đã đặt các vũ khí tên lửa tàn phá mà ngài gọi là vũ khí tấn công, tại Ý và Thổ Nhĩ Kỳ, thật sự là sát bên chúng tôi... Thế nên tôi đề nghị thế này: chúng tôi bằng lòng tháo bỏ khỏi Cuba những phương tiện mà ngài xem là vũ khí tấn công... Đại diện của ngài sẽ tuyên bố rõ rằng Hoa Kỳ ... sẽ tháo bỏ các phương tiện tương tự khỏi Thổ Nhĩ Kỳ ... và sau đó, những người được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tin tưởng có thể đến thanh tra việc thực thi những lời hứa đã được tuyên bố”
16:00 PM, Tổng thống Kennedy triệu tập những thành viên trong Ủy ban Hành pháp Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ vào Nhà Trắng và ra lệnh gửi thông điệp ngay lập tức đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant, yêu cầu Liên Xô "đình chỉ" triển khai các tên lửa trong khi các cuộc thảo luận đang tiến hành.
Sau nhiều bàn cãi giữa Liên Xô và Nội các của Tổng thống Kennedy, Tổng thống Kennedy bí mật đồng ý loại bỏ tất cả các tên lửa đặt tại Ý và Thổ Nhĩ Kỳ (các tên lửa tại Thổ Nhĩ Kỳ nằm trên biên giới với Liên Xô) để đổi lại việc Khrushev tháo bỏ tất cả các tên lửa tại Cuba.

9:00 AM ngày 29-10-1962, một thông điệp mới của Khrushev được phát trên Đài phát thanh Moscow,
"Chính phủ Liên Xô, ngoài những chỉ thị được đưa ra trước đây về việc ngưng tiến hành xây dựng các vị trí dành cho vũ khí, đã đưa ra một lệnh mới là tháo bỏ các vũ khí mà ngài cho là "vũ khí tấn công" cùng với thùng chứa chúng và đưa chúng trở về Liên Xô”
Ngay lập tức Tổng thống Kennedy đáp lại bằng một lời tuyên bố, gọi lá thư của nhà lãnh đạo Liên Xô là "một sự đóng góp có tính xây dựng và quan trọng đối với hòa bình". Ông tiếp tục bằng một lá thư chính thức:
"Tôi xem lá thư của tôi gởi cho ngài vào ngày 27-10-1962 và việc ngài phúc đáp hôm nay như là những cam kết chắc chắn từ cả hai phía chính phủ của chúng ta mà hiện đang được tiến hành một cách nhanh chóng... Hoa Kỳ sẽ đưa ra một tuyên bố trong khuôn khổ của Hội đồng Bảo an liên quan đến vấn đề Cuba như sau: nó sẽ tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng sự vẹn toàn lãnh thổ, chủ quyền của Cuba, rằng Hoa Kỳ sẽ cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ, không xâm nhập và không cho phép sử dụng lãnh thổ của mình làm nơi xuất phát tiến hành xâm chiếm Cuba, và sẽ ngăn chặn những ai có kế hoạch tiến hành một cuộc xâm chiếm chống Cuba, cả từ lãnh thổ Hoa Kỳ hay từ lãnh thổ của các quốc gia lân bang khác của Cuba”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Như vậy, đến ngày 29 tháng 10 năm 1962, ba bên đã đi đến thoả thuận
1. Liên Xô đồng rút tên lửa hạt nhân và máy bay ném bom Il-28 về nước, chỉ để lại những vũ khí phòng vệ như MiG-21 và tên lửa phòng không SA-2
Tất cả những thứ chuyển khỏi Cuba không được che bạt để máy bay Hoa Kỳ có thể kiểm tra
2. Mỹ sẽ tháo bỏ tên lửa hạt nhân Thor ở Ý và Jupiter tại Thổ Nhĩ Kỳ
3. Mỹ cam kết không can thiệp quân sự vào Cuba
Đây là cách xử lý cho cả ba bên đỡ mất mặt, dù các bên đều tuyên bố là chiến thắng
Fidel Castro yên tâm trị vì "hòn đảo tự do", vì từ nay chẳng ai dám động đến lỗ chân lông ông. Nhưng ông lờ đi việc tháng 2 năm 1962, Tổng thống Kennedy phê chuẩn Lệnh cấm vận Cuba và kéo dài từ đó cho đến nay đã hơn 60 năm, khiến dân chúng Cuba khổ ải vì lệnh cấm vận này
Cuba 1962_2_7 (1).jpeg

7-2-1962 – Tổng thống Kennedy phê chuẩn Luật cấm vận Cuba

Tuy đạt được mong muốn, nhưng Fidel Castro vẫn ấm ức với Khrushchev vì không ra đòn "phủ đầu" Hoa Kỳ. Ông chê Khrushchev là hèn, và nhục khi phải rút bỏ vũ khí ra khỏi Cuba
Một tranh biếm hoạ, mô tả một phần nào mối quan hệ Fidel Castro - Khrushchev
Tranh biếm hoạ cho thấy nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev trong vai một nha sĩ chuẩn bị nhổ răng của nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro, được vẽ như tên lửa, miệng nói: "Tôi còn đau hơn ông đấy"
Cuba 1962_10_31 (9).jpg

Cuba 1962_10_31 (8).jpg

Tranh biếm hoạ về Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba mô tả Fidel Castro đang cầm chứng chỉ đọc: "Lời hứa của Hoa Kỳ không xâm lược Cuba”, trong khi Nikita Khrushchev gói ghém tên lửa ở hậu trường.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: XPQ

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Mai em sẽ tiếp tục
 

XámChâuPhi

Xe tải
Biển số
OF-787405
Ngày cấp bằng
13/8/21
Số km
384
Động cơ
36,459 Mã lực
Tuổi
56
Như vậy, đến ngày 29 tháng 10 năm 1962, ba bên đã đi đến thoả thuận
1. Liên Xô đồng rút tên lửa hạt nhân và máy bay ném bom Il-28 về nước, chỉ để lại những vũ khí phòng vệ như MiG-21 và tên lửa phòng không SA-2
Tất cả những thứ chuyển khỏi Cuba không được che bạt để máy bay Hoa Kỳ có thể kiểm tra
2. Mỹ sẽ tháo bỏ tên lửa hạt nhân Thor ở Ý và Jupiter tại Thổ Nhĩ Kỳ
3. Mỹ cam kết không can thiệp quân sự vào Cuba
Đây là cách xử lý cho cả ba bên đỡ mất mặt, dù các bên đều tuyên bố là chiến thắng
Fidel Castro yên tâm trị vì "hòn đảo tự do", vì chẳng ai dám động đến lỗ chân lông ông. Nhưng ông không quên rằng, tháng 2 năm 1962, Tổng thống Kennedy đã ra sắc lệnh cấm vận Cuba và từ đó cho đến nay đã hơn 60 năm, dân chúng Cuba khổ ải vì lệnh cấm vận này
View attachment 7441938
7-2-1962 – Tổng thống Kennedy phê chuẩn Luật cấm vận Cuba

Tuy đạt được mong muốn, nhưng Fidel Castro vẫn ấm ức với Khrushchev vì không "phủ đầu" Hoa Kỳ. Ông chê Khrushchev là hèn, và nhục khi phải rút bỏ vũ khí ra khỏi Cuba
Một tranh biếm hoạ, có thể chưa chính xác, mô tả một phần nào mối quan hệ Fidel Castro - Khrushchev
"Tôi còn đau hơn ông đấy"
Tranh biếm hoạ cho thấy nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev trong vai một nha sĩ chuẩn bị nhổ răng của nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro, được vẽ như tên lửa.
View attachment 7441941
View attachment 7441942
Tranh biếm hoạ về Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba mô tả Fidel Castro đang cầm chứng chỉ đọc: "Lời hứa của Hoa Kỳ không xâm lược Cuba”, trong khi Nikita Khrushchev gói ghém tên lửa ở hậu trường.
TRước sự kiện này Mỹ chưa cấm vận bao giờ, nên LX chưa có kinh nghiệm đòi hỏi Mỹ "Không thù địch, không cấm vận Cuba"
 

hoaoaihuong

Xe tăng
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
1,052
Động cơ
324,008 Mã lực
(6)https://img.otofun.net/upload/v7/images/6796/6796876-d5b3b325c0dfbfc41095648373e5b670.jpg[/IMG]
26-10-1962 – Đại sứ Liên Xô tại Liên hợp quốc Liên Xô Valerian Zorin cười sảng khoái khi phủ quyết dự thảo của Hội đồng Bảo an rằng Liên Xô "đã và đang đặt các tên lửa tầm trung ở Cuba".
[/QUOTE]
Nhìn bức này, em liên tưởng đến hình ảnh bà đại diện phái bộ Mỹ tại LHQ Medeleine Albright bước ra khỏi phòng họp sau khi thuyết phục được HĐBA trừng phạt Irag trong cuộc chiến vùng vịnh lần 1 - 1991.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top