- Biển số
- OF-175397
- Ngày cấp bằng
- 6/1/13
- Số km
- 2,555
- Động cơ
- 365,670 Mã lực
- Nơi ở
- Cognotiv Việt Nam
- Website
- www.cognotiv.vn
Em trích dẫn VNExpress để các cụ ném đá chơi
Khi kẹt đường, ai cũng nhích lên từng tí, không ai nhường ai vì nếu nhường một người thì sẽ phải nhường thêm người nữa, cứ thế thì bao giờ mới đến nơi (!).
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/xa-hoi/2013/03/nguoi-viet-xau-xi-vi-thoi-quen-di-xe-may/
Đi xe máy như ở Việt Nam, vô số những tính xấu đang tiềm ẩn trong nhiều người có cơ hội và khả năng bùng phát. Vì khi ấy ta sẽ tiếp cận với nhiều tình huống xấu để phần “con” trong mỗi người chúng ta nhảy ra tung hoành:
1. Tính vô kỷ luật cá nhân:
Vì xe máy nhỏ gọn, nên luồn lách rất dễ. Hễ kẹt đường là nhảy lên hè, nghĩ rằng mình nhảy lên có một chút thì đã sao, có mòn lề mòn gạch gì đâu.
2. Tính vô kỷ luật tập thể:
Vì xử phạt chưa triệt để, nên người ta cho rằng hễ cùng nhau phá luật thì không ai phạt mình nổi. Ít khi cảnh sát giao thông đuổi kịp và phạt nổi cả chục chiếc xe máy vượt đèn đỏ cùng một lúc.
3. Tính tiểu nông tùy tiện:
Đang chạy trông thấy hàng bánh mì thì phanh gấp lại để mua, mua xong rú ga phóng đi như bay vì chợt nhớ ra đã gần đến giờ hẹn đi nhậu. Cá tính “coi thường sự an toàn của người khác chỉ nghĩ đến tiện lợi cho mình” này nếu đi xe buýt hoặc xe điện sẽ không có dịp phát triển.
4. Tính gian vặt:
Đèn xanh bên phía mình chưa lên, nhưng đoán chừng đường bên kia sắp đèn đỏ nên “đón đầu” chạy trước. Có người sẽ hỏi: “Tôi gian vặt ở chỗ nào?”. Xin thưa, trong giao thông có khái niệm “lượng thời gian an toàn”, là tài sản của người công dân sử dụng phương tiện giao thông. Khi bạn chưa có đèn xanh mà đã chạy, thì bạn đã “ăn gian” của xe cộ của con đường trước mặt một khoảng thời gian an toàn của họ.
5. Tính hối lộ và nhận hối lộ:
Cái này thì khỏi cần nói nhiều, bởi báo chí và dư luận đã tốn nhiều giấy mực.
6. Tính chụp giựt:
Khi kẹt đường, ai cũng nhích lên từng tí, không ai nhường ai vì nếu nhường một người thì sẽ phải nhường thêm người nữa, cứ thế thì bao giờ mới đến nơi (!).
Do đó mạnh ai nấy huých, tính lịch sự mã thượng của mỗi người dễ bị thui chột dần dần sau nhiều năm chạy xe máy. Chẳng hạn, nếu bạn giành giật từng mét đường trong một giờ đồng hồ kẹt xe, khi về đến ngõ nếu gặp một bà cụ chậm chạp bước qua, bạn khó mà nhường bước vì cái “đà”, cái tư duy giành giật từng tấc vẫn còn nằm nguyên trong đầu.
[SIZE=+0]Những thói xấu trên dễ dẫn người ta tới sự vô cảm, chai sạn:[/SIZE]
Khi nghĩ về đất nước, ngoài hình ảnh gia đình thì hình ảnh quê hương, thành phố, chợ búa, công viên, con đường..., là những hình ảnh nổi bật và đậm đà nhất trong tiềm thức chúng ta.
Thế nhưng nếu ngày nào ta cũng phải mất hai ba tiếng đồng hồ toát mồ hôi ngửi khói nhê nhích từng tí trong những con đường con phố, thì những hình ảnh thân quen đó, và cả cái thành phố ta sinh ra và lớn lên ấy, dần dần trở thành khó thương vì sự hỗn loạn, nhếch nhác và vô trật tự.
Lòng yêu quê hương từ đó giảm đi và có thể biến mất lúc nào ta cũng không hay. Vì người ta chỉ có thể luyến nhớ và hy sinh cho một quê hương với một ký ức tốt đẹp.
Chẳng hạn như: “Tôi yêu quê hương tôi với con sông Hậu nước chảy êm đềm trong làn gió thơm mùi lúa chín, với bến chợ có những con thuyền ra vào buôn bán, với người dân hiền hòa chất phác”, chứ chẳng ai nói là: “Tôi yêu quê Sài Gòn của tôi với con đường Cách mạng tháng Tám quá tải xe cộ đi 1 km hết gần tiếng đồng hồ trong làn gió nồng nặc mùi khói xăng dầu, rất dễ gặp những người bặm trợn hễ va quẹt là xuống xe ăn thua đủ”.
Khi kẹt đường, ai cũng nhích lên từng tí, không ai nhường ai vì nếu nhường một người thì sẽ phải nhường thêm người nữa, cứ thế thì bao giờ mới đến nơi (!).
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/xa-hoi/2013/03/nguoi-viet-xau-xi-vi-thoi-quen-di-xe-may/
Đi xe máy như ở Việt Nam, vô số những tính xấu đang tiềm ẩn trong nhiều người có cơ hội và khả năng bùng phát. Vì khi ấy ta sẽ tiếp cận với nhiều tình huống xấu để phần “con” trong mỗi người chúng ta nhảy ra tung hoành:
1. Tính vô kỷ luật cá nhân:
Vì xe máy nhỏ gọn, nên luồn lách rất dễ. Hễ kẹt đường là nhảy lên hè, nghĩ rằng mình nhảy lên có một chút thì đã sao, có mòn lề mòn gạch gì đâu.
2. Tính vô kỷ luật tập thể:
Vì xử phạt chưa triệt để, nên người ta cho rằng hễ cùng nhau phá luật thì không ai phạt mình nổi. Ít khi cảnh sát giao thông đuổi kịp và phạt nổi cả chục chiếc xe máy vượt đèn đỏ cùng một lúc.
3. Tính tiểu nông tùy tiện:
Đang chạy trông thấy hàng bánh mì thì phanh gấp lại để mua, mua xong rú ga phóng đi như bay vì chợt nhớ ra đã gần đến giờ hẹn đi nhậu. Cá tính “coi thường sự an toàn của người khác chỉ nghĩ đến tiện lợi cho mình” này nếu đi xe buýt hoặc xe điện sẽ không có dịp phát triển.
4. Tính gian vặt:
Đèn xanh bên phía mình chưa lên, nhưng đoán chừng đường bên kia sắp đèn đỏ nên “đón đầu” chạy trước. Có người sẽ hỏi: “Tôi gian vặt ở chỗ nào?”. Xin thưa, trong giao thông có khái niệm “lượng thời gian an toàn”, là tài sản của người công dân sử dụng phương tiện giao thông. Khi bạn chưa có đèn xanh mà đã chạy, thì bạn đã “ăn gian” của xe cộ của con đường trước mặt một khoảng thời gian an toàn của họ.
5. Tính hối lộ và nhận hối lộ:
Cái này thì khỏi cần nói nhiều, bởi báo chí và dư luận đã tốn nhiều giấy mực.
6. Tính chụp giựt:
Khi kẹt đường, ai cũng nhích lên từng tí, không ai nhường ai vì nếu nhường một người thì sẽ phải nhường thêm người nữa, cứ thế thì bao giờ mới đến nơi (!).
Do đó mạnh ai nấy huých, tính lịch sự mã thượng của mỗi người dễ bị thui chột dần dần sau nhiều năm chạy xe máy. Chẳng hạn, nếu bạn giành giật từng mét đường trong một giờ đồng hồ kẹt xe, khi về đến ngõ nếu gặp một bà cụ chậm chạp bước qua, bạn khó mà nhường bước vì cái “đà”, cái tư duy giành giật từng tấc vẫn còn nằm nguyên trong đầu.
[SIZE=+0]Những thói xấu trên dễ dẫn người ta tới sự vô cảm, chai sạn:[/SIZE]
Khi nghĩ về đất nước, ngoài hình ảnh gia đình thì hình ảnh quê hương, thành phố, chợ búa, công viên, con đường..., là những hình ảnh nổi bật và đậm đà nhất trong tiềm thức chúng ta.
Thế nhưng nếu ngày nào ta cũng phải mất hai ba tiếng đồng hồ toát mồ hôi ngửi khói nhê nhích từng tí trong những con đường con phố, thì những hình ảnh thân quen đó, và cả cái thành phố ta sinh ra và lớn lên ấy, dần dần trở thành khó thương vì sự hỗn loạn, nhếch nhác và vô trật tự.
Lòng yêu quê hương từ đó giảm đi và có thể biến mất lúc nào ta cũng không hay. Vì người ta chỉ có thể luyến nhớ và hy sinh cho một quê hương với một ký ức tốt đẹp.
Chẳng hạn như: “Tôi yêu quê hương tôi với con sông Hậu nước chảy êm đềm trong làn gió thơm mùi lúa chín, với bến chợ có những con thuyền ra vào buôn bán, với người dân hiền hòa chất phác”, chứ chẳng ai nói là: “Tôi yêu quê Sài Gòn của tôi với con đường Cách mạng tháng Tám quá tải xe cộ đi 1 km hết gần tiếng đồng hồ trong làn gió nồng nặc mùi khói xăng dầu, rất dễ gặp những người bặm trợn hễ va quẹt là xuống xe ăn thua đủ”.