Các nghiên cứu cho thấy những người ở độ tuổi vị thành niên thường gây tai nạn giao thông. Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho kết quả này.
Những con số thống kê cho thấy người trẻ (từ 16 - 25 tuổi) thường mắc nhiều sai lầm trong khi lái xe.
Hiệu ứng "anh hùng xa lộ"
Theo Autoblog, một thiếu niên vừa biết lái xe đi cùng một người đồng hành là sự kết hợp chết chóc. Trang này trích dẫn nghiên cứu từ AAA, cho thấy khi một thiếu niên lái xe và có chở theo một thanh niên dưới 21 tuổi, tỷ lệ tử vong tăng 44%. Nguy cơ tăng gấp đôi đối với hai hành khách và gấp bốn lần khi chở ba hoặc nhiều hành khách dưới 21 tuổi.
Việc có nhiều "trẻ trâu" đi trên một chuyến xe hơi hay hai thiếu niên cùng trên xe máy dễ tạo tâm lý "anh hùng xa lộ". Người điều khiển xe có xu hướng chạy nhanh và kém thận trọng hơn.
Sử dụng điện thoại
70% người trẻ thừa nhận có sử dụng điện thoại khi chạy xe, lướt Facebook, gửi tin nhắn hay gần nhất là bắt Pokemon. Hiệp hội an toàn đường cao tốc Mỹ cho biết 25% tai nạn xảy ra từ việc mất tập trung khi lái xe, mà đa số là do các thiết bị cầm tay.
Bỏ qua những biển báo giao thông
Việc bỏ qua biển báo giao thông khi chuyển làn, vượt xe mà không kiểm tra điểm mù là những hành động nguy hiểm. Đây là hậu quả của sự thiếu hiểu biết.
Nghiên cứu cho thấy trong não người có 2 vùng suy nghĩ, một nơi điều khiển những hành động hấp tấp, bốc đồng, vùng còn lại cân nhắc, đo lường thận trọng trước những quyết định. Khi đối diện với sự lựa chọn mạo hiểm, vùng bốc đồng của giới trẻ tăng cao hơn gấp đôi so với độ tuổi lớn hơn.
Vượt quá tốc độ cho phép
Một báo cáo năm 2005 của Viện y tế quốc gia Washington D.C cho biết thanh niên thường lái xe nhanh hơn 2 km/h so với mặt bằng chung. Đồng thời một nghiên cứu khác cũng chỉ ra 37% vụ tai nạn chết người liên quan đến các nam thanh niên từ 15-20 tuổi.
Nhiều người trẻ chạy xe với tốc độ cao nhưng ít hiểu rằng càng đi nhanh khả năng xử lý tình huống càng giảm.
Lái xe sau khi sử dụng chất kích thích
Năm 2008, tỷ lệ học sinh trung học sử dụng bia rượu là 43%. Hiện nay, với sự xuất hiện tràn lan của cần sa, nguy cơ tai nạn giao thông do các chất kích thích ngày càng tăng.
Khoa học chỉ ra rằng sau khi sử dụng chất kích thích, phản ứng trước các tình huống bất ngờ của con người sẽ giảm 0,9 giây. Nếu kết hợp với thức uống có cồn, thời gian ức chế phản ứng sẽ là 1,6 giây. Phản ứng chậm là nguyên nhân dẫn đến nhiều tai nạn, dù người điều khiển xe không chạy nhanh.
Đi quá sát xe trước
Khi đi với tốc độ cao quán tính của xe sẽ rất lớn, nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao nếu không giữ khoảng cách an toàn với xe trước. Có rất nhiều chỉ dẫn về khoảng cách an toàn giữa 2 xe trên Internet. Người dùng cũng có thể áp dụng quy tắc 3 giây để giảm thiểu nguy cơ cho mình.
Quy tắc rất đơn giản, hãy lấy vị trí mốc của xe trước. Nếu bạn đến cột mốc đó trong khoảng 3 giây hoặc hơn thì bạn đang ở trong khoảng cách an toàn. Ngược lại, bạn cần điều chỉnh tốc độ của mình cho phù hợp.
Theo Đăng Khoa (Zing.vn)
Những con số thống kê cho thấy người trẻ (từ 16 - 25 tuổi) thường mắc nhiều sai lầm trong khi lái xe.
Hiệu ứng "anh hùng xa lộ"
Theo Autoblog, một thiếu niên vừa biết lái xe đi cùng một người đồng hành là sự kết hợp chết chóc. Trang này trích dẫn nghiên cứu từ AAA, cho thấy khi một thiếu niên lái xe và có chở theo một thanh niên dưới 21 tuổi, tỷ lệ tử vong tăng 44%. Nguy cơ tăng gấp đôi đối với hai hành khách và gấp bốn lần khi chở ba hoặc nhiều hành khách dưới 21 tuổi.
Việc có nhiều "trẻ trâu" đi trên một chuyến xe hơi hay hai thiếu niên cùng trên xe máy dễ tạo tâm lý "anh hùng xa lộ". Người điều khiển xe có xu hướng chạy nhanh và kém thận trọng hơn.
Sử dụng điện thoại
70% người trẻ thừa nhận có sử dụng điện thoại khi chạy xe, lướt Facebook, gửi tin nhắn hay gần nhất là bắt Pokemon. Hiệp hội an toàn đường cao tốc Mỹ cho biết 25% tai nạn xảy ra từ việc mất tập trung khi lái xe, mà đa số là do các thiết bị cầm tay.
Bỏ qua những biển báo giao thông
Việc bỏ qua biển báo giao thông khi chuyển làn, vượt xe mà không kiểm tra điểm mù là những hành động nguy hiểm. Đây là hậu quả của sự thiếu hiểu biết.
Nghiên cứu cho thấy trong não người có 2 vùng suy nghĩ, một nơi điều khiển những hành động hấp tấp, bốc đồng, vùng còn lại cân nhắc, đo lường thận trọng trước những quyết định. Khi đối diện với sự lựa chọn mạo hiểm, vùng bốc đồng của giới trẻ tăng cao hơn gấp đôi so với độ tuổi lớn hơn.
Vượt quá tốc độ cho phép
Một báo cáo năm 2005 của Viện y tế quốc gia Washington D.C cho biết thanh niên thường lái xe nhanh hơn 2 km/h so với mặt bằng chung. Đồng thời một nghiên cứu khác cũng chỉ ra 37% vụ tai nạn chết người liên quan đến các nam thanh niên từ 15-20 tuổi.
Nhiều người trẻ chạy xe với tốc độ cao nhưng ít hiểu rằng càng đi nhanh khả năng xử lý tình huống càng giảm.
Lái xe sau khi sử dụng chất kích thích
Năm 2008, tỷ lệ học sinh trung học sử dụng bia rượu là 43%. Hiện nay, với sự xuất hiện tràn lan của cần sa, nguy cơ tai nạn giao thông do các chất kích thích ngày càng tăng.
Khoa học chỉ ra rằng sau khi sử dụng chất kích thích, phản ứng trước các tình huống bất ngờ của con người sẽ giảm 0,9 giây. Nếu kết hợp với thức uống có cồn, thời gian ức chế phản ứng sẽ là 1,6 giây. Phản ứng chậm là nguyên nhân dẫn đến nhiều tai nạn, dù người điều khiển xe không chạy nhanh.
Đi quá sát xe trước
Khi đi với tốc độ cao quán tính của xe sẽ rất lớn, nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao nếu không giữ khoảng cách an toàn với xe trước. Có rất nhiều chỉ dẫn về khoảng cách an toàn giữa 2 xe trên Internet. Người dùng cũng có thể áp dụng quy tắc 3 giây để giảm thiểu nguy cơ cho mình.
Quy tắc rất đơn giản, hãy lấy vị trí mốc của xe trước. Nếu bạn đến cột mốc đó trong khoảng 3 giây hoặc hơn thì bạn đang ở trong khoảng cách an toàn. Ngược lại, bạn cần điều chỉnh tốc độ của mình cho phù hợp.
Theo Đăng Khoa (Zing.vn)