HẬU VẠN TƯỜNG
Sau trận giao chiến Vạn Tường hôm 18-9-1965, Lực lượng Mỹ và Nam Việt Nam tiếp tục càn quét một số đơn vị Quân Giải phóng chưa rút kịp và thương binh. Cuộc càn quét này chấm dứt hôm 24/8/1965.
Trung đoàn 1 Quân Giải phóng (tiền thân là Trung đoàn 95 Bình Trị Thiên nổi tiếng) bị thiệt hại phải rút về phía nam cách Vạn Tường chừng 6 km, để hồi sức. Nơi Trung đoàn dưỡng sức là bán đảo Batangan, thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.
Cái tên nghe như “tây” này có từ thời Pháp thuộc, dân dã gọi là “Ba Ta Gân”, đó là bán đảo (cũng có người gọi là mũi) gồm 3 làng Vân An, An Chuẩn, và An Hải thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Ba làng mang tên An, lẽ ra bán đảo đó phải gọi là Ba Làng An, thì người Pháp gọi chệch đi thành Batangan, người Việt phiên âm thành Ba Ta Gân. Bản đồ quân sự Mỹ cũng gọi theo người Pháp là Batangan.
Lùi xuống phía nam 5 km nữa là làng Mỹ Lai nổi tiếng với vụ thảm sát Sơn Mỹ năm 1968
Từ 7 đến 10-9-1965, hai Tiểu đoàn TQLC Mỹ mở Chiến dịch Piranha tắn công Trung đoàn 95 Việt Cộng (bị thiệt hại tại Vạn Tường) ở Ba Làng An (Vân An, An Chuẩn, An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi
Nhiếp ảnh gia Paul Schützer đã chụp những bức hình cuộc hành quân này. Ông tử trận 2 năm sau đó hôm 6/6/1967 khi tác nghiệp trong “Chiến Tranh Sáu Ngày” giữa Israel và phe Ả Rập tại bán đảo Sinai
Nhiếp ảnh gia Paul Schützer ở Việt Nam năm 1965