[Funland] 50 năm trước đây, ngày 27 tháng 1 năm 1973, ký Hiệp định hoà bình Paris về Việt Nam

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
50 năm trước đây, ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định hoà bình Paris được ký kết tại Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nói cho đúng là chấm dứt cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam
Em sẽ trình bày chi tiết chặng đường gian nan để đưa đến Hiệp định hoà bình Paris nói trên.
Sau bài này, em sẽ mở thớt mới nói về tù binh của cả hai bên và cuộc trao trả tù binh
Đây là bài tổng hợp dựa trên những tài liệu sau
1. Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris
Tác giả: Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân, 2002
2. Hồ sơ mật Dinh Độc lập, của tác giả Nguyễn Tiến Hưng
3. Các nguồn khác

Trong thời gian Hoa Kỳ mở cuộc tập kích Hà Nội và Bắc Việt Nam bằng B-52, thì tại Paris, các chuyên viên hai bên Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn miệt mài sửa đổi và hoàn tất bản hiệp định, như báo chí nhận định: sau bom là hoà bình
Linebacker (7).jpg

Do những B-52 bị thiệt hại, Tổng thống Nixon buộc phải tuyên bố chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam hôm 30 tháng 12 năm 1972 và tái nhóm họp kín để có được bản Hiệp định hoà bình Paris
Ông Lê Đức Thọ bay tới Paris hôm 5 tháng 1 năm 1973.
Ba hôm sau Kissinger cũng tới Paris.
Hội nghị Paris 1973_1_8 (2).jpg

8-1-1973 – Kissinger họp báo khi tới sân bay Orly (Paris)
Hội nghị Paris 1973_1_8 (3).jpg

Phiên họp đầu tiên của họ diến ra hôm 8 tháng 1 năm 1973 tại biệt thự thị trấn Gif-sur-Yvette (Paris), nơi ở của phái đoàn Việt Nam.
Ngày 8 tháng Giêng (1973) khi Kissinger đến ngôi biệt thự tại thị trấn Gif-sur-Yvette (Paris), không có một người nào trong đoàn Bắc Việt Nam đón ông ở cửa. Kissinger phải tự mình bước vào nhà và tự tìm lối vào phòng họp, ở đó đoàn Bắc Việt Nam đang chờ ông ta, ai nấy đều tỏ thái độ lạnh lùng. Kissinger cảm thấy lúng túng, bèn mở đầu bằng câu thanh minh xin lỗi: “Đó không phải là trách nhiệm của tôi. Việc ném bom không phải là lỗi của tôi”.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
Hội nghị Paris 1973_1_8 (1).jpg

Phiên họp đầu tiên của Lê Đức Thọ và Kissinger diến ra hôm 8 tháng 1 năm 1973 tại biệt thự thị trấn Gif-sur-Yvette (Paris), nơi ở của phái đoàn Việt Nam

Nhớ lại lần đầu tiên gặp nhau giữa hai người, Kissinger đã cảm thấy bực tức trước cách đối xử của ông Lê Đức Thọ, coi Kissinger như là học trò của mình, và hôm nay, một lần nữa, điều ấy lại tái diễn ở một mức độ khác hẳn.
Ông Thọ bắt đầu nói:
- Bịa ra cái cớ thương lượng bị gián đoạn, các ông ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam đúng vào hôm tôi vừa về đến nhà, các ông chào đón tôi một cách rất lịch sự. Hành động của các ông, tôi có thể nói là rất trắng trợn, rất thô bạo (flagrant and gross)!”. Chính các ông chứ không phải ai khác, đã bôi nhọ danh dự nước Mỹ - ông Thọ nói tiếp.
Ông Thọ nói liền một tiếng đồng hồ không hề bớt gay gắt. Có một lúc, Kissinger đã xin ông hạ giọng bớt để các nhà báo đang tụ tập bên ngoài không nghe được, nhưng ông phớt lờ.
Ông nói:
- Hơn mười năm nay, Mỹ đã dùng bạo lực để khuất phục nhân dân Việt Nam, bom napan, B-52. Nhưng các ông đã không rút ra được bài học nào từ những thất bại đó. Thật là “ngu xuẩn, ngu xuẩn, ngu xuẩn” (nguyên văn tiếng Việt vẫn được giữ trong bài viết bằng tiếng Anh - QD).
Khi ông ngừng đập bàn, Nguyễn Đình Phương. người phiên dịch của đoàn Việt Nam nhìn xuống sàn nhà, không muốn dịch hai tiếng cuối cùng. Các thành viên trong phái đoàn Mỹ phải dịch thêm mấy từ ông Thọ vừa nhấn mạnh: “Stupid! Stupid! Stupid!”.
Kissinger đành chịu khuất phục (was subdued). Ông ta thanh minh:
- Sở dĩ đã có việc ném bom bằng B-52 là do cách xử sự của phía Hà Nội hồi tháng Chạp, đã làm cho Washington nghĩ rằng phía Bắc Việt Nam không chịu giải quyết.
Ông Thọ nói:
- Các ông lấy ném bom làm liều thuốc để cứu chế độ Sài Gòn – và tiếp tục tố cáo: – Các người đã chi phí hàng tỷ đô la và hàng bao nhiêu tấn bom đạn khi đã có sẵn một văn bản chỉ chờ ký.
Kissinger cố gắng phản ứng lại cơn giận của ông Thọ:
- Tôi nghe thấy nhiều tính từ ông đã dùng trong phát biểu vừa rồi. Đề nghị ông không nên dùng những từ ấy.
Ông Thọ lạnh lùng trả lời:
– Tôi đã dùng những từ ấy một cách hết sức kiềm chế rồi đấy. Dư luận thế giới, báo chí Mỹ và những chính khách Mỹ còn dùng những từ nghiêm khắc hơn nhiều.
Kissinger không nói gì nữa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
Khi bước vào đàm phán, Kissinger nêu yêu sách của Sài Gòn về việc rút quân Bắc Việt Nam, ông Thọ bác bỏ ngay nhưng Kissinger cũng không nói gì thêm.
Ông Thọ nói bây giờ chỉ còn lại hai cản trở lớn. Đoàn miền Bắc không thừa nhận khu phi quân sự bởi vì Hà Nội luôn cho rằng Việt Nam là một nước. Ông Thọ nói không thể có nhượng bộ về vấn đề này. Phía Mỹ thì muốn chỉ cho phép thường dân qua lại vùng này, nhằm không cho bộ đội và trang bị tiếp tục đi vào Nam.
Sau một hồi tranh cãi, Kissinger đồng ý hoãn vấn đề này lại và chấp nhận một cách lấp lửng: “Trong số các vấn đề còn phải tiếp tục thương lượng, có vấn đề về cách thức di chuyển của dân thường qua đường ranh giới quân sự tạm thời”. Hiệp định mới cũng nói đến việc tôn trọng các hiệp định Genève 1962 về Lào và Campuchia.
Một câu trong bản hiệp định nêu yêu cầu rút quân đội nước ngoài ra khỏi miền Nam Việt Nam, đã xóa nhòa khá dễ dàng sự chống đối của chính quyền Thiệu, bởi Kissinger có thể biện minh điều này hàm ý bao trùm cả quân đội Bắc Việt Nam, còn Hà Nội vẫn có thể cứ tiếp tục giữ vững lập luận, bất cứ một người Việt Nam nào trên đất nước Việt Nam đều không thể coi là người nước ngoài.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
Ngoài các điều khoản được viết thành văn trong hiệp định, Lê Đức Thọ có đưa ra một cam kết bằng miệng là trong vòng mười lăm ngày, sau đình chiến ở Việt Nam, sẽ có đình chiến ở Lào. Nhưng ông cũng nói thêm là Hà Nội không thể đưa ra một lời cam kết như vậy liên quan đến Khmer Đỏ tại Campuchia.
Lúc bấy giờ, ở Campuchia chính phủ Lon Nol chỉ còn giữ được một phần ít ỏi quanh thủ đô Phnompenh. Kissinger vẫn không tin ông Thọ đã nói thật là Hà Nội không có ảnh hưởng gì đối với Pol Pot - lãnh tụ CS Campuchia. Không lâu sau đó, khi một ủy viên Bộ Chính trị của Bắc Việt Nam lên tiếng đề nghị Pol Pot chấp nhận ngưng bắn như đã được đề ra tại Paris, Pol Pot trả lời rằng chế độ Lon Nol sắp kết thúc rồi, và bác bỏ đề nghị trên.
Khi cuộc họp kết thúc, Kissinger ngượng ngập làm ra dáng vui vẻ và khẩn khoản yêu cầu Lê Đức Thọ:
- Chúng ta hãy quên đi mọi chuyện vừa xảy ra. Đề nghị ông khi bước ra khỏi phòng họp, chúng ta cần giữ nụ cười vui vẻ.
Để đi đến được văn bản cuối cùng cũng phải qua tranh cãi gay go, giống như việc đi đến thống nhất về hình dáng cái bàn họp. Nhưng đến đêm 9 tháng Giêng, Kissinger gọi điện mừng sinh nhật lần thứ sáu mươi của Nixon, đồng thời báo cho ông biết cuộc hội đàm đã có lối ra. Nixon vẫn còn nghi ngờ không biết Kissinger có lạc quan thái quá không nhưng cũng đồng ý là sẽ chưa nói cho ai biết cả - kể cả Rogers, Laird, Haig hay Abrams.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
Sang ngày 10 tháng Giêng, đoàn đàm phán gặp phải một khó khăn đột xuất về vấn đề tù binh. Kissinger nêu yêu cầu thả hết tù binh Mỹ sau khi hiệp định được ký, nhưng chỉ cam kết sẽ yêu cầu (Sài Gòn) trao trả phần lớn số tù binh do chính quyền Sài Gòn giam giữ trong vòng 60 ngày.
Ông Thọ nói:
– Tôi không thể chấp nhận đề nghị của ông. Tôi hoàn toàn bác bỏ đề nghị đó. Tất cả tù binh phải đồng thời được trao trả.
Đoàn Bắc Việt Nam nêu vấn đề này vì họ nghĩ sẽ có nguy cơ không thể lấy hết số người của phía mình cả đàn ông lẫn đàn bà còn bị giam giữ… Kissinger nói rằng dàn xếp được chuyện này là rất khó. Lê Đức Thọ nổi nóng lên:
– Ông chưa bao giờ là một người tù”.
Ông Thọ nói với sức mạnh của một người từng sống trong nhà tù Côn Đảo:
– Ông không hiểu thế nào là chịu đựng cảnh tù đày. Như thế là không công bằng”.
Chú thích của em: Ông Lê Đức Thọ bị tù ở nhà tù Sơn La, không phải nhà tù Côn Đảo
Kissinger có vẻ lắng nghe một cách thông cảm, nói:
– Ngài không thỏa mãn. Tôi cũng hoàn toàn không thỏa mãn. Chúng ta phải cố gắng tìm được sự nhất trí chung.
Cuối cùng, Hà Nội cũng chấp nhận có một nghị định thư buộc Mỹ phải cam kết sẽ dùng “ảnh hưởng tối đa của mình”, để đạt được việc thả hết tù chính trị ở Việt Nam trong vòng 60 ngày, sau khi ký hiệp định và thả hết những người bị bắt giữ trong vòng 90 ngày.
Đến ngày 13 tháng Giêng, Kissinger trở về Washington với bản hiệp định đã sẵn sàng chờ ký, nhưng rất bực mình khi thấy Nhà Trắng đánh giá thấp công lao của ông ta. Nixon lại còn trách cứ Kissinger, không phải không có lý do, về một bài bình luận của nhà báo Scotty Reston vào thời gian Mỹ tiến hành đợt đánh bom dịp lễ Giáng Sinh, bài báo nói Kissinger phản đối các cuộc oanh tạc bằng B-52 và thậm chí có thể xin từ chức để viết một cuốn sách về cuộc hội đàm tại Paris. Một cuốn sách như thế “hẳn sẽ làm cho Nixon vô cùng bối rối”.
Kissinger khăng khăng chối cãi chuyện đã nói với Reston, nhưng khi đem cuốn băng ghi lại các cuộc gọi điện thoại ra thì ông ta đành chịu. Ông ta thừa nhận: “Vâng, tôi có nói chuyện với bình luận viên Reston, nhưng đó chỉ là nói chuyện qua điện thoại thôi”.
 

Kyson1

Xe điện
Biển số
OF-169849
Ngày cấp bằng
4/12/12
Số km
4,745
Động cơ
453,320 Mã lực
Chúc ng đang ông HP năm mới mạnh khoẻ và bình an nhé!!!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
… Nửa đêm 13 tháng Giêng, Kissinger đến gặp Nixon tại Nhà Trắng. Ông ta vẫn cho rằng, Tổng thống thật nhẫn tâm, vẫn lảng tránh việc biểu dương công trạng của mình, nhưng lúc này ông ta bỗng cảm thấy cái gì đó như là lòng thương hại đối với Nixon. Ông ta nghĩ, xét cho cùng thì Nixon xứng đáng được hưởng giờ phút vui mừng thắng lợi trước dư luận.

Tiếp đó, Haig bay sang Sài Gòn để thuyết phục Thiệu chấp nhận ký hiệp định. Nixon lúc này đã bực bội lắm rồi, dứt khoát muốn thẳng tay với Thiệu. Nixon nói thẳng với Kissinger:
– Có tàn bạo cũng chẳng là gì hết. Rồi anh sẽ thấy ra sao nếu tên chó đẻ này không chịu nghe theo, hãy tin lời tôi.
Nhưng Thiệu vẫn cố tình trì hoãn, mặc dù đến lúc này những đồng minh cứng rắn của ông ta như các thượng nghị sĩ diều hâu John Stennis và Goldwater đều đã công khai tuyên bố rằng cản trở việc ký hiệp định sẽ chỉ làm tổn hại đến quan hệ giữa Thiệu và Washington.

Đến 21 tháng Giêng, Thiệu đành phải chấp nhận.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
Ngày hôm sau, Kissinger trở lại Paris thì được tin Lyndon Johnson từ trần. Ông ta nghĩ cái chết của Johnson thật trùng hợp. Cuộc đời của Johnson đúng là phải chấm dứt đồng thời với cuộc chiến tranh đã từng đẩy ông ta ra khỏi chiếc ghế Tổng thống. Có thể Kissinger cũng đã ngẫm nghĩ về một thực tế là những điều khoản ông ta vừa chấp nhận ở Paris cũng chẳng khác gì nhiều những điều mà nước Mỹ có thể đạt được vào cuối nhiệm kỳ Tổng thống của Johnson.

Việc Nixon quyết duy trì chính quyền Thiệu, ít nhất cho đến khi ông ta tái trúng cử Tổng thống nhiệm kỳ II đã phải trả giá bằng sinh mạng của 20.533 lính Mỹ trong bốn năm từ 1969 đến 1972 và sinh mạng của 107.000 lính Nam Việt Nam trong cùng thời gian. Tổn thất của quân Bắc Việt Nam và Việt Cộng hẳn không phải là nhỏ, còn thương vong của dân thường thì thật khó mà ước đoán được. Con số đó có thể lên đến một triệu đàn ông, đàn bà và trẻ em.
Đến phút cuối cùng của hội nghị, Lê Đức Thọ nhắc lại vấn đề Mỹ cam kết viện trợ kinh tế cho miền Bắc mà Mỹ đã từng hứa, Kissinger bực bội trả lời việc đó còn tùy thuộc vào Quốc hội Mỹ và việc Hà Nội thực hiện hiệp định Paris.
Đến 12 giờ 45 trưa ngày 23 tháng Giêng năm 1973, Lê Đức Thọ và Kissinger ký tắt vào văn bản cuối cùng. Chiến tranh đã chấm dứt. Nói đúng hơn cuộc chiến tranh của Mỹ đã chấm dứt.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
Hội nghị Paris 1973_1_9 (1).jpg
Hội nghị Paris 1973_1_9 (2).jpg

Ngày hôm sau, 9-1-1973 tiếp tục họp kín Lê Đức Thọ-Kissinger
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
Hội nghị Paris 1973_1_13 (1).jpg

13-1-1973 - Lê Đức Thọ và Kissinger đàm phán vế Hiệp định hoà binh Việt Nam tại nhà một thương gia Hoa Kỷ tại Paris
Hội nghị Paris 1973_1_13 (4).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
Hội nghị Paris 1973_1_13 (6).jpg

13-1-1973 - Lê Đức Thọ và Kissinger đàm phán vế Hiệp định hoà binh Việt Nam tại nhà một thương gia Hoa Kỷ tại Paris
Hội nghị Paris 1973_1_13 (7).jpg
Hội nghị Paris 1973_1_13 (8).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
Hội nghị Paris 1973_1_14 (1).jpg

Ngay sau đó Kissinger bay về Washington DC báo cáo với Tổng thống Nixon
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
Sau đó Kissinger quay lại Paris để cùng Lê Đức Thọ hoàn tất bản Hiệp định hoà bình Paris
Hội nghi Paris 1973_1_18 (1_).jpg

18-1-1973 – Henry Kissinger gặp Lê Đức Thọ ờ Golf of Saint Nom la Breleche (Paris) có mặt Thứ trưởng ngoại giao William Sullivan, Winston Lord, Bộ trưởng Xuắn Thuỷ, và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch
Hội nghi Paris 1973_1_18 (2).jpg
Hội nghi Paris 1973_1_18 (3).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
Nguyễn Văn Thiệu chống đối ký Hiệp định hoà bình Paris đến phút chót, và ngày 22 tháng 1 năm 1973, Ngoại trưởng VNCH Phạm Đăng Lâm phải tới Paris để ký kết
(chi tiết vụ này em sẽ kể sau, rất thú vị)
Hội nghị Paris 1973_1_22 (x82).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
Ngày 23 tháng 1 năm 1973. Lễ ký tắt bản Hiệp định hoà bình Paris giữa Kissinger và Lê Đức Thọ
Ghi chú: em ghi Lê Đức Thọ. Kissinger (không có ông, hoàn toàn không phải khiếm nhã)
Hội nghị Paris 1973_1_23 (1).jpg

23-1-1973 - ông Lê Đức Thọ và Kissinger ký tắt Hiệp định Hoà bình Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị quốc tế phố Kléber, Paris
Hội nghị Paris 1973_1_23 (2).jpg
Hội nghị Paris 1973_1_23 (3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
23-1-1973 - ông Lê Đức Thọ và Kissinger ký tắt Hiệp định Hoà bình Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị quốc tế phố Kléber, Paris
Hội nghị Paris 1973_1_23 (4).jpg
Hội nghị Paris 1973_1_23 (5).jpg
Hội nghị Paris 1973_1_23 (6).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
23-1-1973 - ông Lê Đức Thọ và Kissinger ký tắt Hiệp định Hoà bình Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị quốc tế phố Kléber, Paris
Hội nghị Paris 1973_1_23 (7).jpg
Hội nghị Paris 1973_1_23 (8).jpg
Hội nghị Paris 1973_1_23 (9).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực

23-1-1973 - ông Lê Đức Thọ và Kissinger ký tắt Hiệp định Hoà bình Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị quốc tế phố Kléber, Paris
Bên phải Kissinger là đại sứ William H. Sullivan
Hội nghị Paris 1973_1_23 (10).jpg
Hội nghị Paris 1973_1_23 (11).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
Hội nghị Paris 1973_1_23 (13).jpg

23-1-1973 - ông Lê Đức Thọ và Kissinger ký tắt Hiệp định Hoà bình Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị quốc tế phố Kléber, Paris
Bên phải Kissinger là đại sứ William H. Sullivan
Hội nghị Paris 1973_1_23 (14).jpg
Hội nghị Paris 1973_1_23 (16).jpg

Trái sang phải: Nguyễn Minh Vỹ, Xuân Thuỷ, Lê Đức Thọ, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Đình Phương (phiên dịch tiếng Anh)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,659 Mã lực
Hội nghị Paris 1973_1_23 (17).jpg
Hội nghị Paris 1973_1_23 (18).jpg
Hội nghị Paris 1973_1_23 (19).jpg
Hội nghị Paris 1973_1_23 (20).jpg
Hội nghị Paris 1973_1_23 (21).jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top