Em thấy cái quy định đổi gplx 5 năm hay 10 năm đều bất hợp lý cả.
Ở các nước Châu Âu điển hình là Pháp, gplx là có giá trị suốt đời.
Theo như bài báo thì đổi gplx là để đảm bảo sửa khỏe điều khiển phương tiện, nhưng con người ta ai chả có vấn đề về sức khỏe nhất là người có tuổi.
Ở Châu Âu các cụ U90 vẫn lái xe ầm ầm, các vụ tai nạn giao thông thì do người trẻ chiếm số đông
Bằng lái xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi và xe tải loại 3,5 tấn được đề xuất có hiệu lực 5 năm kể từ ngày cấp, thay vì 10 năm như hiện nay.
vnexpress.net
Bộ Công an đề xuất rút thời hạn bằng lái xe xuống còn 5 năm
Bằng lái xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi và xe tải loại 3,5 tấn được đề xuất có hiệu lực 5 năm kể từ ngày cấp, thay vì 10 năm như hiện nay.
Ngày 25/8, đại tá Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết đề xuất trên được đưa ra tại dự thảo (lần 5) Luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông, với mục đích "quản lý sức khỏe của tài xế tốt hơn". Tuy nhiên, theo ông Trung, đây mới là dự thảo để xin ý kiến và cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu các góp ý để sửa đổi cho phù hợp.
Theo quy định hiện nay, bằng lái B1, B2 cấp cho tài xế ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi; ôtô tải, máy kéo trọng tải dưới 3.500 kg có thời hạn 10 năm. Bộ Công an đề xuất các loại bằng lái này sẽ chỉ còn hiệu lực trong 5 năm kể từ ngày cấp.
Ngoài ra, Bộ Công an cũng đề xuất bổ sung một số thông tin trong giấy phép lái xe như: Nơi sinh; số định danh cá nhân; chữ kỹ của người được cấp.
Bằng lái xe ôtô B2 hiện nay có giá thời hạn 10 năm. Ảnh: Phương Sơn
Bằng lái xe ôtô B2 hiện nay có giá thời hạn 10 năm. Ảnh: Phương Sơn
Đánh giá đề xuất trên, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam, cho rằng nếu rút ngắn thời hạn giấy phép lái xe sẽ gây lãng phí thời gian, tiền bạc và gây phiền hà cho người dân; hàng triệu người phải đi đổi lại giấy phép lái xe, trong khi quy định hiện hành đã có tính ổn định.
"Nếu buộc phải rút ngắn thời hạn của bằng lái để quản lý sức khỏe tài xế, thì phải nghiên cứu và chia theo nhóm tuổi vì người trẻ có sức khỏe tốt, ổn định hơn so với người cao tuổi", ông Quyền phân tích.
Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư Hà Nội) nói "đề xuất trên có thể thuận tiện cho cơ quan quản lý song sẽ gây bất lợi cho người dân rất nhiều". Theo ông Tú, hiện công nghệ cho phép đăng ký và đổi giấy phép trên mạng, tuy nhiên người dân vẫn phải đến cơ quan chức năng, vẫn phải nộp giấy tờ và vẫn phải nộp tiền phí. "Điều này sẽ dẫn đến tốn thời gian, công sức và phiền hà", ông Tú nói.
Đề xuất giảm thời hạn bằng lái ôtô xuống còn 5 năm từng được đại tá Đào Vịnh Thắng (nguyên Trưởng phòng CSGT Hà Nội) đưa ra năm 2017. Ông Thắng nhận định thời hạn bằng lái ôtô 10 năm là quá dài, trong thời gian này, tài xế ốm đau, sức khỏe thay đổi, không đủ sức khỏe để lái xe nhưng cơ quan chức năng không quản lý được, sẽ là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
Tuy nhiên lúc đó đề xuất của phòng CSGT Hà Nội không nhận được sự đồng tình của giới chuyên gia giao thông và nhiều người dân. Theo khảo sát trên VnExpress từ 12h trưa đến hết ngày 9/2/2017, 10.900 người trong tổng số 11.500 người tham gia khảo sát chọn "không đồng tình" với việc rút ngắn thời hạn giấy phép lái xe ôtô.