Cái này em đồng ý là cụ đánh giá đúng. Để thành công thì con đường phải trải qua không hề dễ dàng. Các con phải khổ luyện từ nhỏ, và nếu không có sức ép từ bố mẹ, những người giám hộ, hay các huấn luyện viên tâm huyết luôn đi theo thì có nhiều con sẽ phải bỏ cuộc giữa trừng.
Em thì chưa được trải nghiệm hệ thống giáo dục của nước Đức, nhưng em nghĩ hệ thống giáo dục của Séc cũng là bản copy ở mức độ thấp hơn. Sau năm 1989, nước Séc đã thay đổi thể chế và chọn lựa hình mẫu của nước Đức để phát triển. Séc copy từ mô hình chính phủ, hệ thống an sinh xã hội, tới giáo dục, y tế, an ninh,... đều từ Liên Bang Đức. Em và các con em may mắn được học tập và trải nghiệm trong môi trường thay đổi này.
Chính vì giáo dục, y tế, an ninh đều được miễn phí (thật ra thì đều lấy nguồn lực từ ngân sách nhà nước, mà chủ yếu là chính từ tiền thuế và tiền đóng bảo hiểm của người dân), nên gần như tất cả các con đều bình đẳng khi có cơ hội được học tập, rèn luyện và theo đuổi đam mê như nhau. Tất nhiên khi lên cấp 2, lúc mà năng khiếu lẫn đam mê của các con được bộc lộ rõ nét hơn, lúc đó sẽ có sự chọn lọc để hướng nghiệp.
Những em nào vượt trội hơn các bạn ở một khía cạnh nào đó đều được quan tâm và tạo mọi điều kiện để có thể phát huy và nâng cao trình độ. Từ học thuật là hướng các con vào hệ thống trường chuyên Gymnázium, Akademie, hay về năng khiếu khi hướng các con vào các trường nghệ thuật, hay hướng các con vào các câu lạc bộ thể thao (từ bóng đá, hockey, bóng chuyền, bóng rổ, tennis... là những môn nhiều người chơi, cho tới các môn ít người chơi), để các con có điều kiện học tập và rèn luyện trong môi trường đặc biệt hơn các bạn khác.
Em kể ví dụ đứa cháu em, từng thi đấu cho đội tuyển bóng chuyền U19 CH Séc, ngay từ lớp 3 cháu đã tham gia chơi bóng chuyền trong trường học. Lên cấp 2, nhận thấy đam mê cũng như năng khiếu của cháu mà ông thầy dạy thể dục đã giới thiệu cháu đăng ký tham gia vào câu lạc bộ bóng chuyền của phường, nơi gia đình cháu đang ở. Từ đó, cháu tập luyện và tiến từng bước trên con đường chơi bóng chuyền từ amateur cho tới chuyên nghiệp. Bố mẹ cháu cũng không hề ép cháu, nhưng bản thân cháu luôn có đam mê cũng như áp lực từ chính câu lạc bộ, từ ban huấn luyện, tới bạn bè, khiến cháu càng hăng say và tập luyện vất vả hơn.
Ngòai ra tất cả các trường và câu lạc bộ đều miễn phí, nên không ai tạo điều kiện cho người không có quyết tâm và nghị lực cả. Nếu bạn không vượt qua được áp lực thì bạn phải nhường cơ hội cho người khác. Nó cũng như nhóc nhỡ nhà em tham gia chơi bóng đá từ những năm cấp 1, từ câu lạc bộ thuộc hạng 9, là hạng thấp nhất của liên đoàn bóng đá Séc, cháu phải tự rèn luyện nếu muốn được nhận vào các câu lạc bộ mạnh hơn. Tụi em cũng chẳng bao giờ tạo áp lực hay ép các con. Các cháu học và rèn luyện là tốt cho chính bản thân các cháu. Xã hội đã tạo mọi điều kiện để các con được học tập và rèn luyện hơn các bạn khác thì các con phải biết trân trọng điều đó.
Từ câu lạc bộ hạng 9, cháu phấn đấu lên câu lạc bộ hạng 6, rồi hạng 5 và giờ là hạng 3 của liên đoàn bóng đá Séc. Mơ ước của cháu là cố gắng được tuyển vào đội trẻ của CLB FC Viktoria Plzen. Tất nhiên con đường trước mắt đó cháu phải tự đi và tự phấn đấu, còn được hay không thì bố mẹ cũng chỉ biết ủng hộ.
Hiện tại ở Séc có hơn 1200 cháu đã đăng ký là thành viên của Liên đoàn bóng đá Séc, trong đó có hơn 600 cháu là vẫn đang thi đấu cho 1 đội nào đó thuộc liên đoàn.
View attachment 8819405
View attachment 8819407
Danh sách này chưa kể tới những cháu có quốc tịch Séc, nên số lượng các cháu gốc Việt sẽ nhiều hơn. Các cầu thủ như Filip Nguyễn, Filip Phan, Andrej An Khanh Nguyễn, Toni Lê Tuấn Anh,... đều là những cầu thủ đi lên từ môi trường đào tạo của hệ thống giáo dục này.