[Funland] 41 Quy tắc khi ngồi ăn hồi xưa, có cầu kỳ không các Cụ? nên bỏ cái nào?

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,709 Mã lực
Tuổi
52
Lễ nghĩa Khi ăn
(Dưới đây là một số quy tắc khi ăn của người xưa, có bố sung ý kiến đóng góp của các Cụ, tuy nhiên không phải bắt buộc áp dụng cứng nhắc. Tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà vận dụng linh hoạt, thể hiện sự văn minh, lịch sự)

1– Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.
2– Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.
3– Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không nhấc mông.
4– Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.
5– Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
6– Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.
7– Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.
8– Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.
9– khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.
10– Khi nhai tối kỵ chép miệng.

11– Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]
12– Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.
13– Không gõ đũa bát thìa.


an com ngay xua
Cảnh một bữa ăn thời xưa ở một gia đình dư giả

14– Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu bát nhỏ có thể bưng bát hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể hơi nghiêng bát đĩa, một tay múc chứ không bưng tô, đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu.
15– Không ăn trước người lớn tuổi, chờ vai trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước).
16– Dù là trong gia đình hay khi là khách, tuyệt đối không chê, khi món ăn chưa hợp khẩu vị. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.
17– Không gắp liên tục 1 món ngon dù đó là món khoái khẩu của mình (nếu dĩa có ít ).
18– Phải ăn trước rồi mới thêm muối, chanh v.v…, tránh vừa ngồi ăn đã rắc đủ thứ gia vị vào phần của mình.
19– Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.
20– Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…

21– Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông, tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, từ 6 tuổi ngồi cùng mâm với cả nhà được.
22– Khi trẻ em muốn ăn món ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ.
23– Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, (ngày nay là điện thoại di động) là bất lịch sự và mất vệ sinh.
24– Nhất thiết để phần người ăn sau vào đĩa riêng, không để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.
25– Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.
26– Khi ăn không để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch.
27– Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.
28– Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.
29– Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.
30– Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay

31– Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
32– Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.
33– Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện
34– Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.
35– Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau.
36– Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.
37– Ăn xong cần tô son thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.
38– Ngồi đâu theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.
39– Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp.
40– Không được phép quá chén.
41– Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.
42. Khỉ xỉa răng phải lấy tay còn lại che mồm, không được đưa tăm lên mũi ngửi, không được thò ngón tay vào cậy thức ăn bị mắc trong răng. Không chùi miệng bằng đũa, (bổ sung của các Cụ)
43. Không mút đũa rồi khoắng vào tô thực ăn chung. Tiếp thức ăn thì nên trở đầu đũa hoặc không nên tiếp thức ăn. (bổ sung của các Cụ)
44. Khi chan canh, phả bỏ đúa xuống, Ko vừa cầm đũa vừa cầm thìa. Thìa/muôi trong bát canh phải để úp. Không nối đũa. (bổ sung của các Cụ)
45. Gắp thức ăn phải vào bát mình xong mới đưa vào mồm, không được vừa gắp ở mâm lên đưa vào mồm luôn. (bổ sung của các Cụ)
46. Gia đình phải ăn cùng nhau, không kiểu dọn ra ai thích ăn trước, không chờ người khác. (bổ sung của các Cụ)
47. Không được bới thức ăn trong đĩa, định gắp miếng nào thì chỉ chạm miếng đó. Không cứ chỉ gắp toàn nạc, chưa xương xẩu lại. Biết nhường, chừa phần người khác khi gắp. (bổ sung của các Cụ)
 
Chỉnh sửa cuối:

hai.tranhr

Xe container
Biển số
OF-493906
Ngày cấp bằng
2/3/17
Số km
9,381
Động cơ
293,321 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Tp.HCM
Iem giữ khoản 11, không húp sùm sụp , còn nại bỏ hết, ăn uống cho thoải mái. Mọi thành viên trong gia đình đều ngang hàng với nhau, bàn ăn là nơi để gia đình tận hưởng khoảng thời gian quý báu cùng nhau, nghiêm túc quá thì không hay.
 

hai.tranhr

Xe container
Biển số
OF-493906
Ngày cấp bằng
2/3/17
Số km
9,381
Động cơ
293,321 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Tp.HCM
Chỉnh sửa cuối:

tuancaothu

Xe hơi
Biển số
OF-522854
Ngày cấp bằng
22/7/17
Số km
183
Động cơ
176,270 Mã lực
Tuổi
36
Website
xn--tichnkhng-e2a5rmc.vn

Ni No Kuni 2

Xe container
Biển số
OF-552113
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
5,516
Động cơ
211,197 Mã lực
Cơ bản nhà em là: ăn là phải mời, bắt đầu ăn mời, ăn xong mời.
Ko vừa cầm đũa vừa cầm thìa. Thìa/muôi trong bát canh phải để úp. Không nối đũa. Gắp thức ăn phải qua bát mình xong mới đưa vào mồm, ko được vừa gắp ở mâm lên phang vào mồm luôn.
Gia đình phải ăn cùng nhau, ko kiểu dọn ra ai thích ăn trước thì ăn, ko thì ăn sau.

Còn các thứ còn lại như ko nhai tóp tép, ko lọ ko chại thì nó là thường thức cuộc sống rồi.
 

745Lii

Xe điện
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,292
Động cơ
619,862 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Xưa gì đâu, có nhiều điều trong 41 gạch đầu dòng đó mãi mãi vẫn đúng.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,982
Động cơ
1,252,270 Mã lực
Lễ nghĩa Khi ăn

1– Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.
2– Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.
3– Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.
4– Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.
5– Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
6– Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.
7– Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.
8– Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.
9– khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.
10– Khi nhai tối kỵ chép miệng.

11– Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]
12– Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.
13– Không gõ đũa bát thìa.


an com ngay xuaCảnh một bữa ăn thời xưa ở một gia đình dư giả

14– Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.
15– Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).
16– Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.
17– Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.
18– Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.
19– Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.
20– Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…

21– Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.
22– Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.
23– Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.
24– Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.
25– Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.
26– Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.
27– Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.
28– Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.
29– Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.
30– Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.

31– Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
32– Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.
33– Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện
34– Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.
35– Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.
36– Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.
37– Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.
38– Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.
39– Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.
40– Không được phép quá chén.
41– Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.
cái quy định bòi gì cũng phải có "phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng"
 

Anycar

Xe tăng
Biển số
OF-53581
Ngày cấp bằng
25/12/09
Số km
1,213
Động cơ
461,747 Mã lực
Còn cái vụ ăn xong lấy đũa quẹt mỏ nữa cụ ạ.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Tốt cả các bác ah. Nhưng có một số quy tắc trùng nhau. Ngoài ra, "không được quá chén" như nào thì hơi mơ hồ.

"Không phát ra tiếng động" mục đích thì tốt, cách giải thích thì mơ hồ, có lẽ mơ hồ như mọi thứ khác trong não trạng của dân ta. Tây nó cứ dạy con là: không há mồm trong khi nhai ==> thế là Ok và sẽ không phát ra tiếng nhồm nhoàm tộp toạp như rất nhiều người VN ta.

Hồi tôi học lái xe ở bển, đơn giản họ cũng dạy là: khi vào vòng xuyến (bùng binh) thì phải nhường cho xe đã ở trong vòng xuyến. Cách truyền đạt này thực ra diễn tả cùng nghĩa với cách dạy ở ta: nhường đường cho xe bên trái, nhưng ở ta nghe nó rất "nguy hiểm" ở chỗ tỏ ra mô phạm, nội hàm ngoại diên v.v. :D
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,327
Động cơ
585,446 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Còn cái vụ ăn xong lấy đũa quẹt mỏ nữa cụ ạ.
Hắn chu cái miệng lại rồi cầm hai cái đũa quẹt ngang sang trái, rồi sang phải. Với tay lấy cái ấm tích, rót 1 chén nước chè đặc lại đưa lên miệng hớp 1 hớp rõ dài. Hắn xúc miệng òng ọc mấy cái rồi trợn mắt lên như con gà nuốt con nghóe đánh ực 1 cái hụm nước chè vào bụng.
Với tay lấy cái tăm với dáng điệu khoan thai hắn đưa lên mồm, không quên lấy cái nữa dắt vành tai.
Rồi hắn ngồi bệt đít xuống cái chõng tre, giơ hai chân lên xoa xoa hai bàn chân, rồi lại dùng hai chân ấy đập đập cho hết cát bửn. Xong xuôi, dường như mãn nguyện, hắn lăn kềnh ra, đánh 1 giấc đến chiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top