2004 trở về trước : với sản xuất trong nước, chính phủ bảo hộ rất cao .Thuế tổng cộng hơn 300% thông qua thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Từ 1/1/2004 thuế đã giảm dần cho dòng xe nhập khẩu, thuế tiêu thu đặc biệt cho xe sản xuất trong nước đã nâng lên và đến 2006 đã phải ngang với ôtô nhập khẩu.
Thực chất Nhà nước đã giảm bảo hộ rất nhanh trong thời gian 3 năm qua từ mức 300% xuống còn 90%. Chính sách của có lộ trình rất rõ ràng nhưng không phải ai cũng nắm được lộ trình này dù ông nhà nước đã hứa sẽ công bố ()
Đến 2006, doanh nghiệp đã bắt đầu giảm giá xe ô tô cả loại tự lắp ráp sản xuất lẫn dòng nhập khẩu.Từ 1/5/2006, việc cho nhập ôtô đã qua sử dụng cũng là một sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước. Rõ ràng thị trường có thêm sự lựa chọn mới cho người tiêu dùng.
Để bảo hộ có nhiều chính sách như: thuế, bảo hộ thị trường, phi thuế quan. Mức thuế mới dành cho xe đã qua sử dụng thấp hơn chính sách hiện hành, vì đúng theo chính sách hiện hành thì xe mới nhập khẩu là 90% và ôtô cũ nhưng khi xây dựng thuế tuyệt đối các Bộ tính toán cân đối giữa bảo hộ với nhu cầu người tiêu dùng và các tác động xã hội khác.
Trong quá trình hội nhập, thực hiện các cam kết với các nước ASEAN theo AFTA và các cam kết khi gia nhập WTO Việt Nam sẽ phải giảm dần thuế nhập khẩu ôtô. Đặc biệt đồi với khu vực ASEAN, trước đây ôtô nằm trong danh mục lại trừ hoàn toàn không cắt giảm thuế nhưng đến nay đã phải đưa ra khỏi danh sách và thực hiện lộ trình cắt giảm. Việt Nam có 3-4 năm để giảm xuống mức độ các nước trong khu vực chấp nhận được. Mức thuế đó phụ thuộc vào kết quả đàm phám với các nước và hiện nay chúng ta đang đàm phán về lộ trình cắt, thời điểm, mức thuế cắt giảm nên chưa thể nói được gì cụ thể.
1 năm sau khi gia nhập WTO , năm 2008, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có chỉ đạo về việc thực hiện Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (tại công văn 819/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ). Theo đó, Bộ Công Thương có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình đầu tư, lắp ráp, sản xuất ô tô và sản xuất phụ tùng ô tô của các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Việt Nam sẽ xây dựng và công bố các tiêu chuẩn mang tính hàng rào kỹ thuật đối với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam.
Giữa tháng 6 năm 2008, theo quyết định mới của Bộ Tài chính, các mặt hàng ô tô, xe máy và linh kiện, phụ tùng nhập khẩu từ các nước trong khối ASEAN sẽ được đồng loạt điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu khá hấp dẫn, cho giai đoạn 2008 - 2013.
Từ 1/1/2004 thuế đã giảm dần cho dòng xe nhập khẩu, thuế tiêu thu đặc biệt cho xe sản xuất trong nước đã nâng lên và đến 2006 đã phải ngang với ôtô nhập khẩu.
Thực chất Nhà nước đã giảm bảo hộ rất nhanh trong thời gian 3 năm qua từ mức 300% xuống còn 90%. Chính sách của có lộ trình rất rõ ràng nhưng không phải ai cũng nắm được lộ trình này dù ông nhà nước đã hứa sẽ công bố ()
Đến 2006, doanh nghiệp đã bắt đầu giảm giá xe ô tô cả loại tự lắp ráp sản xuất lẫn dòng nhập khẩu.Từ 1/5/2006, việc cho nhập ôtô đã qua sử dụng cũng là một sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước. Rõ ràng thị trường có thêm sự lựa chọn mới cho người tiêu dùng.
Để bảo hộ có nhiều chính sách như: thuế, bảo hộ thị trường, phi thuế quan. Mức thuế mới dành cho xe đã qua sử dụng thấp hơn chính sách hiện hành, vì đúng theo chính sách hiện hành thì xe mới nhập khẩu là 90% và ôtô cũ nhưng khi xây dựng thuế tuyệt đối các Bộ tính toán cân đối giữa bảo hộ với nhu cầu người tiêu dùng và các tác động xã hội khác.
Trong quá trình hội nhập, thực hiện các cam kết với các nước ASEAN theo AFTA và các cam kết khi gia nhập WTO Việt Nam sẽ phải giảm dần thuế nhập khẩu ôtô. Đặc biệt đồi với khu vực ASEAN, trước đây ôtô nằm trong danh mục lại trừ hoàn toàn không cắt giảm thuế nhưng đến nay đã phải đưa ra khỏi danh sách và thực hiện lộ trình cắt giảm. Việt Nam có 3-4 năm để giảm xuống mức độ các nước trong khu vực chấp nhận được. Mức thuế đó phụ thuộc vào kết quả đàm phám với các nước và hiện nay chúng ta đang đàm phán về lộ trình cắt, thời điểm, mức thuế cắt giảm nên chưa thể nói được gì cụ thể.
1 năm sau khi gia nhập WTO , năm 2008, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có chỉ đạo về việc thực hiện Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (tại công văn 819/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ). Theo đó, Bộ Công Thương có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình đầu tư, lắp ráp, sản xuất ô tô và sản xuất phụ tùng ô tô của các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Việt Nam sẽ xây dựng và công bố các tiêu chuẩn mang tính hàng rào kỹ thuật đối với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam.
Giữa tháng 6 năm 2008, theo quyết định mới của Bộ Tài chính, các mặt hàng ô tô, xe máy và linh kiện, phụ tùng nhập khẩu từ các nước trong khối ASEAN sẽ được đồng loạt điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu khá hấp dẫn, cho giai đoạn 2008 - 2013.
Theo Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam nhằm thực hiện hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN giai đoạn 2008 - 2013, thuế suất nhập khẩu đối với các loại xe ô tô chở người 10 chỗ trở lên, kể cả lái xe, sẽ được giảm từ mức 83% như hiện nay xuống 70% vào năm 2011 - 2012 và xuống 60% vào năm 2013.
Từ năm 2008 đến 2013, riêng các loại xe thiết kế đặc biệt để đi trên tuyết, xe ô tô chơi golf, kể cả xe chở người có khoang chứa hành lý và ô tô đua đều được áp dụng đồng loạt thuế suất 5%, thay cho mức 10% hiện hành. Một số loại xe chuyên dụng, như xe chở tù nhân, xe cứu thương, cứu hoả, tang lễ..., được hưởng thuế suất 0%.
Xe thiết kế đặc biệt nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước thuộc khối ASEAN cũng sẽ được hưởng thuế suất 5%, thay cho mức 10% cũ. Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý riêng, SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van) và loại khác trong 3 năm đầu vẫn chịu mức thuế suất như hiện hành, nhưng đến năm 2011 và 2012 giảm xuống còn 70%, năm 2013 xuống còn 60%.
Các loại phụ tùng như: săm, lốp dùng cho xe con, xe tải, xe buýt có cùng mức thuế suất 5%; riêng lốp cho máy bay, cho máy nông nghiệp, máy xây dựng... được hưởng mức thuế 0%. Khung gầm đã lắp động cơ, thân xe (cả cabin), tất cả các bộ phận và phụ tùng của xe có động cơ như máy kéo, xe chở người các loại, xe tải các loại... có mức thuế suất 5%.
Lộ trình giảm thuế đối với mô-tô chậm hơn: trong 4 năm tới, mô tô (kể cả mopeds) và xe đạp có gắn động cơ phụ trợ, có hoặc không có thùng xe cạnh; mô-tô thùng vẫn giữ mức thuế suất 90% như hiện nay, nhưng đến năm 2012 sẽ giảm xuống 75%, và năm 2013 xuống 60%.
Như vậy, tại biểu thuế mới này, mức cắt giảm thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN trung bình là 5%. Thuế suất thuế nhập khẩu những mặt hàng này cùng danh mục trong giai đoạn 2003 - 2005 trung bình là 20% và giai đoạn 2006 - 2013 xuống còn 10%.
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hiện có 10 nước thành viên là Brunei, Campuchia, Inđônêsia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Hai nước quan sát viên là Papua New Guinea và Đông Timor.