http://f319.com/threads/vix-co-phieu-khong-dinh-hang-ngo-nhung-tien-that.544711/
mời các cụ ngâm cứu ạ:
Cổ phiếu VIX của Công ty CP Chứng khoán IB đã tăng chóng mặt mà giới đầu tư gọi là không có đỉnh.
Chỉ trong 3 tháng, cổ phiếu này đạt mức 68.600 đồng/cổ phiếu, trong lúc các cổ phiếu của những CTCK hàng đầu SSI và HCM lại loay hoay trên dưới 30.000 đồng/cổ phiếu. Vào thời điểm này năm 2013, cổ phiếu này nằm bẹp ở mức 6.000 đồng/cổ phiếu. Sau đúng 1 năm, cổ phiếu này đã tăng hơn 1.000%.
Sóng cổ phiếu VIX bắt đầu từ tháng 9 cho tới nay và thường xuyên tăng trần ở mức 10%/phiên. Vì đâu một cổ phiếu của CTCK nhỏ, không tên tuổi trên thị trường có vốn điều lệ chỉ là 300 tỷ, nhưng lại có mức vốn hóa lên tới hơn 2.000 tỷ.
Đây là câu hỏi khó mà không có chuyên gia, NĐT trả lời thỏa đáng được. Chỉ có điều, ai cũng thấy giá cao sợ không dám mua vào, nhưng cuối phiên tăng trần thì lại tiếc đứt ruột.
Tăng tốcấn tượng
Soi báo cáo tài chính (BCTC) quý III/2014 của VIX thì kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng. Theo đó, doanh thu đạt 24,4 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 13,5 tỷ đồng, tương ứng tăng gấp 4,3 lần và 3,6 lần so với cùng kỳ 2013.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2014, doanh thu và lợi nhuận sau thuế là 59,4 tỷ đồng và 31,4 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần và 1,9 lần so với 9 tháng đầu năm 2013, nhưng chỉ bằng 52,2% và 35% kế hoạch năm 2014.
Trong đó, hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho VIX. Cụ thể, giá trị đầu tư tài chính ngắn hạn trong quý II tăng lên 91,5 tỷ đồng từ 1,4 tỷ đồng ở quý I/2014 và tiếp tục tăng lên đến 233,5 tỷ đồng trong quý III/2014.
Nếu như ở quý II/2014, VIX tập trung đầu tư vào các cổ phiếu (niêm yết và OTC với tổng giá trị sổ sách 93,5 tỷ đồng) thì sang quý III, VIX bổ sung thêm vốn nhiều nhất cho hoạt động ủy thác đầu tư (35 tỷ đồng) và gửi tiết kiệm (48 tỷ đồng).
Trên thị trường niêm yết, danh mục đầu tư của VIX cũng khá đa dạng. Đặc biệt là lĩnh vực tự doanh được xem là khá thành công khi trong tháng 10/2014, VIX đã mua thêm tổng cộng 2,78 triệu cổ phiếuGTN, nâng số cổ phiếu GTN nắm giữ lên 4,78 triệu cổ phiếu chốt tại 28/10 và trở thành cổ đông lớn của GTN chiếm tỷ lệ 7,03%.
Cổ phiếu GTN (Công ty CP Đầu tư và Sản xuất Thống Nhất) là cổ phiếu mới niêm yết trên HoSE từ 3/10/2014, giá tham chiếu 10.500 đồng. Hiện tại, giá cổ phiếu GTN đang ở mức 21.000 đồng/cổ phiếu, tăng gần 100% chỉ sau hơn 1 tháng niêm yết.
Chỉ tính riêng khoản đầu tư vào GTN đã đem lại khoản lợi nhuận gần 30 tỷ đồng cho VIX (giả định 2 triệu cổ phiếu nắm giữ trước đó ở mức giá 10.500 đồng). Điều này khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, cổ phiếu VIX vẫn còn tăng trưởng mà không biết đâu là đỉnh.
Một yếu tố khác khiến VIX tăng giá không “mệt mỏi" có thể xuất phát từ kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ trong năm 2014 với tỷ lệ 1:1 và giá phát hành bằng mệnh giá là sức hấp dẫn đối với nhiều NĐT.
Thay tên, đổi chủthành công!
Chứng khoán IB, tiền thân là chứng khoán Vincom, sau đó được “bầu” Thụy mua lại và đổi tên thành Chứng khoán Xuân Thành. Tuy nhiên, từ khi ông Nguyễn Đức Thụy bán hết hơn 74% vốn tại CTCK IB thì cổ phiếu này đã tạo được điểm sáng và tăng giá nhanh chóng.
Tính từ đầu tháng 4, khi ông Thụy tìm mọi cách thoái vốn khi giá cổ phiếu nằm quanh mức 10.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu này đã tăng lên khoảng 800%. Đây là điều mà ít ai có thể tưởng tượng trên thị trường chứng khoán.
Điều đáng nói hơn nữa là với mức giá 68.600 đồng/cổ phiếu thì VIX đã bỏ xa những cổ phiếu được xem là hàng đầu như SSI, HCM hơn 50%. Còn những cổ phiếu chứng khoán khác vẫn loay hoay trên dưới mệnh giá giống như VIX một năm trước đây.
Trải qua giai đoạn tái cấu trúc mạnh các CTCK sau nhiều thăng trầm của thị trường, các CTCK lớn thì tự đổi mới bắt kịp xu thế, các đơn vị yếu hơn tìm đối tác để sáp nhập.
Riêng với VIX, sau nhiều lần sang tên, đổi chủ, đã lột xác hoàn toàn. Cứ tưởng sau nhiều lần sang tên, đổi chủ, sẽ gây nên những thất vọng cho doanh nghiệp, nhưng VIX lại trở thành hiện tượng tăng trưởng ấn tượng trên sàn chứng khoán.
Trước đây, cổ phiếu VIX được thành lập bởi những ông lớn có tên tuổi trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, sau thời gian khó khăn, nhiều người đã từ bỏ chứng khoán. “Bầu” Thụy cũng không phải là ngoại lệ sau khi nâng tỷ lệ sở hữu lên 81,5% vốn vào năm 2013, nhưng sang năm 2013 lại tháo chạy do thua lỗ khủng nhưng sang năm 2014 đã bán hết vốn thoát khỏi cổ phiếu VIX. Công ty này đã đổi tên thành CK IB và thay luôn đội ngũ cán sự cao cấp. Chỉ trong vòng 4 tháng gần đây, VIX đã đổi Chủ tịch HĐQT 3 lần.
Theo số liệu công khai gần đây nhất, Thành viên HĐQT Nguyễn Văn Tuấn cùng vợ là bà Dương Thị Hồng Hạnh và tổ chức liên quan Công ty CP CVE Invest đang sở hữu 26,67% vốn CK IB.
Có thể nói, chưa có đơn vị nào trên sàn lại có nhiều biến động trong cấu trúc bộ máy hoạt động cũng như cổ đông như VIX. Thông thường, những biến động lớn như trên đối với một DN luôn là vấn đề tiêu cực ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng cũng như chiến lược hoạt động của đơn vị.
Cho tới thời điểm này, những cổ đông mới đang hưởng thành quả tích cực, tạo sự thay đổi hoàn toàn đối với cổ phiếu niêm yết trên sàn.
Ai đang nắm giữ gần 30% vốn VIX?
Thông báo gần đây cho thấy cổ đông lớn Nguyễn Văn Tuấn cùng vợ và một Công ty do vợ ông giữ vị trí Chủ tịch HĐQT đang nắm giữ 28.96% vốn điều lệ của CTCP Chứng khoán IB (HNX: VIX) kể từ ngày 17/07/2014.
Cụ thể,
ông Tuấn đã mua 1.52 triệu cp, nâng sở hữu từ 1.48 triệu cp (4.93% vốn) lên thành 3 triệu cp (10%) và trở thành cổ đông lớn kể từ ngày 17/07.
Ngược lại, bà
Dương Thị Hồng Hạnh - Chủ tịch HĐQT CVE Invest, là vợ ông Tuấn đã bán 86,100 cp, giảm sở hữu từ 1,275,400 cp (4.25%) xuống còn 1,189,300 cp VIX (3.96%).
Được biết,
CTCP CVE Invest cũng sở hữu 4.5 triệu cp VIX, tương đương với 15% vốn điều lệ.
Như vậy, tổng số lượng cổ phiếu mà vợ chồng ông Tuấn và Công ty VCE Invest đang sở hữu tại VIX là 8,689,300 cp, tương đương với 28.96% vốn điều lệ.
INVEST TÂY ĐẠI DƯƠNG ĐĂNG KÝ MUA 2 TRIỆU CỔ PHIẾU GTN, NÂNG TỶ LỆ SỞ HỮU LÊN 9,74%
(16-05-2015)
Font Font + Font ++
Thời gian dự kiến giao dịch từ ngày 22/05 – 20/06/2015.
CTCP Invest Tây Đại Dương thông báo đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu GTN của CTCP Đầu tư và Sản xuất Thống Nhất nhằm mục đích đầu tư dài hạn. Thời gian dự kiến giao dịch từ ngày 22/05 – 20/06/2015.
Nếu thành công, Invest Tây Đại Dương sẽ nâng sở hữu tại GTN từ 4.624.000 cổ phiếu (6,8%) lên 6.625.000 cổ phiếu tương đương 9,74%.
Hiện tại, ngoài Invest Tây Đại Dương, cổ đông lớn của CTCP Đầu tư và Sản xuất Thống Nhất gồm có Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Ngân hàng công thương Việt Nam (8%) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (5,22%). Ban lãnh đạo gồm có ông Nguyễn Trí Thiện – Chủ tịch HĐQT nắm 1,5%, bà Bùi Thị Thanh Hải – thành viên HĐQT nắm 1,47% và ông Tạ Văn Quyền – Tổng giám đốc nắm 1%.
Ông Nguyễn Văn Tuấn và vợ là bà Dương Thị Hồng Hạnh nắm 6,56%. Ông Nguyễn Văn Tuấn hiện đang là Phó Chủ tịch HĐQT của CTCP Chứng khoán IB (mã: VIX).
ĐHCĐ vừa qua của GTN đã thông qua kế hoạch phát hành thêm 75,2 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên 1.500 tỷ đồng. Cụ thể, công ty sẽ phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1, số lượng 74,8 triệu đơn vị. GTN cũng sẽ phát hành 400.000 cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên với giá chào bán là 10.000 đồng/cp. Thời gian thực hiện là quý 2/2015 - quý 2/2016.
Dự kiến phương án sử dụng vốn từ đợt phát hành để đầu tư 225,8 tỷ vào công ty con và công ty liên kết bao gồm: CTCP Thực phẩm Lâm Đồng (43 tỷ), CTCP Xây dựng hạ tầng Thống Nhất (15,3 tỷ), CTCP Tre Công nghiệp Thống Nhất (110 tỷ) và CTCP Nhựa Miền Trung (67,5 tỷ).
GTN có kế hoạch dùng 350 tỷ để M&A các doanh nghiệp cùng ngành và bổ sung 176,2 tỷ vào vốn lưu động.