Không thể tin nổi các cụ ah.. Đầu vào thì xét lý lịch 3 đời, qua được cổng trường đã có thể trở thành người xấu
http://www.phapluatplus.vn/doc-quyen-thi-sinh-dat-305-diem-van-truot-dai-hoc-d21121.html
Độc quyền: Thí sinh đạt 30,5 điểm vẫn trượt Đại học
16:45 - 12/08/2016 | Giáo dục - Sức khỏe
(PL+) - Đạt 30,5 điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016 nhưng thí sinh Nguyễn Như Quỳnh không được nhập học trường công an vì án tích của cha lúc chưa chào đời.
Sau khi điểm của kỳ thi THPT Quốc gia được công bố, thời điểm này đang là lúc "nóng bỏng" nhất của mùa tuyển sinh khi các trường ĐH, Học viện công bố điểm chuẩn vào trường.
Đạt 30,5 điểm với số điểm lần lượt là Ngữ văn 9; Lịch sử 8,5; Địa lý 9,5 và 3,5 điểm ưu tiên, điểm vùng, những tưởng giấc mơ đỗ vào trường Học viện An ninh mình yêu thích đã ở trong tầm tay thí sinh Nguyễn Như Quỳnh (SN 1997) trú tại xã Minh Khai, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn.
Tuy nhiên, ngay sau khi biết điểm, gia đình Quỳnh nhận được thông báo từ Công an tỉnh Lạng Sơn là Quỳnh không đủ tiêu chuẩn chính trị để vào ngành. Nguyên do là án tích của bố em trước khi em chào đời ở thế kỷ trước.
Giấy chứng nhận kết quả thi của em Nguyễn Như Quỳnh.
Theo tìm hiểu của Pháp luật Plus, năm 1993, anh Nguyễn Văn Thuận - bố Quỳnh - khi đó mới 25 tuổi, chưa lập gia đình và đang sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Anh được một người mang đến tận nhà khẩu súng C.K.C gạ bán. Vì tuổi còn trẻ, nhận thức pháp luật hạn chế nên bố Quỳnh đã mua súng về với mục đích trông vườn cây ăn quả mà không biết mình đang tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép.
Trong suốt thời gian mua về, khẩu súng không được sử dụng. Năm 1994, anh Thuận bị tạm giữ để điều tra. Sau đó, Tòa án Bộ tư lệnh quân khu I xử anh 12 tháng án tù treo.
Năm 1995, anh Thuận đã được xóa án tích. Sau đó, anh kết hôn với vợ và sinh ra Quỳnh vào năm 1997.
Được biết, suốt quãng thời gian từ đó đến nay, anh luôn làm ăn chăm chỉ làm ăn và sống lương thiện qua ngày. Không những thế, từ khi có con gái đầu lòng, anh Thuận còn rất tích cực tham gia các công tác xã hội tại địa phương. Từ năm 1997 đến năm 2002, anh đã tham gia và hoàn thành khóa huấn luyện dân quân tự vệ của xã.
Đạt số điểm "xưa nay hiếm" trong kỳ thi THPT quốc gia nhưng Quỳnh đang phải đối mặt với nguy cơ trượt ĐH.
Vì thế, sau khi biết tin Quỳnh không thể nhập học vào các trường an ninh do không đủ tiêu chuẩn về chính trị, gia đình Quỳnh đã rất sốc và buồn.
Quỳnh chia sẻ: "Mỗi khi nhìn đến tờ Giấy chứng nhận kết quả thi là em lại rớt nước mắt, không biết cách nào để biến giấc mơ lớn nhất của cuộc đời em thành hiện thực. Bởi em đã mơ ước được khoác trên mình bộ quân phục để làm nhiều việc tốt giúp ích cho mọi người từ những ngày còn thơ bé".
Được biết, Quỳnh là người dân tộc Nùng. Để có thể thi vào trường với số điểm cao như vậy, em đã phải nỗ lực và dành rất nhiều thời gian, công sức cho việc học tập.
Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.
Ngọc Khánh
http://www.phapluatplus.vn/doc-quyen-thi-sinh-dat-305-diem-van-truot-dai-hoc-d21121.html
Độc quyền: Thí sinh đạt 30,5 điểm vẫn trượt Đại học
16:45 - 12/08/2016 | Giáo dục - Sức khỏe
(PL+) - Đạt 30,5 điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016 nhưng thí sinh Nguyễn Như Quỳnh không được nhập học trường công an vì án tích của cha lúc chưa chào đời.
Sau khi điểm của kỳ thi THPT Quốc gia được công bố, thời điểm này đang là lúc "nóng bỏng" nhất của mùa tuyển sinh khi các trường ĐH, Học viện công bố điểm chuẩn vào trường.
Đạt 30,5 điểm với số điểm lần lượt là Ngữ văn 9; Lịch sử 8,5; Địa lý 9,5 và 3,5 điểm ưu tiên, điểm vùng, những tưởng giấc mơ đỗ vào trường Học viện An ninh mình yêu thích đã ở trong tầm tay thí sinh Nguyễn Như Quỳnh (SN 1997) trú tại xã Minh Khai, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn.
Tuy nhiên, ngay sau khi biết điểm, gia đình Quỳnh nhận được thông báo từ Công an tỉnh Lạng Sơn là Quỳnh không đủ tiêu chuẩn chính trị để vào ngành. Nguyên do là án tích của bố em trước khi em chào đời ở thế kỷ trước.
Giấy chứng nhận kết quả thi của em Nguyễn Như Quỳnh.
Theo tìm hiểu của Pháp luật Plus, năm 1993, anh Nguyễn Văn Thuận - bố Quỳnh - khi đó mới 25 tuổi, chưa lập gia đình và đang sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Anh được một người mang đến tận nhà khẩu súng C.K.C gạ bán. Vì tuổi còn trẻ, nhận thức pháp luật hạn chế nên bố Quỳnh đã mua súng về với mục đích trông vườn cây ăn quả mà không biết mình đang tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép.
Trong suốt thời gian mua về, khẩu súng không được sử dụng. Năm 1994, anh Thuận bị tạm giữ để điều tra. Sau đó, Tòa án Bộ tư lệnh quân khu I xử anh 12 tháng án tù treo.
Năm 1995, anh Thuận đã được xóa án tích. Sau đó, anh kết hôn với vợ và sinh ra Quỳnh vào năm 1997.
Được biết, suốt quãng thời gian từ đó đến nay, anh luôn làm ăn chăm chỉ làm ăn và sống lương thiện qua ngày. Không những thế, từ khi có con gái đầu lòng, anh Thuận còn rất tích cực tham gia các công tác xã hội tại địa phương. Từ năm 1997 đến năm 2002, anh đã tham gia và hoàn thành khóa huấn luyện dân quân tự vệ của xã.
Đạt số điểm "xưa nay hiếm" trong kỳ thi THPT quốc gia nhưng Quỳnh đang phải đối mặt với nguy cơ trượt ĐH.
Vì thế, sau khi biết tin Quỳnh không thể nhập học vào các trường an ninh do không đủ tiêu chuẩn về chính trị, gia đình Quỳnh đã rất sốc và buồn.
Quỳnh chia sẻ: "Mỗi khi nhìn đến tờ Giấy chứng nhận kết quả thi là em lại rớt nước mắt, không biết cách nào để biến giấc mơ lớn nhất của cuộc đời em thành hiện thực. Bởi em đã mơ ước được khoác trên mình bộ quân phục để làm nhiều việc tốt giúp ích cho mọi người từ những ngày còn thơ bé".
Được biết, Quỳnh là người dân tộc Nùng. Để có thể thi vào trường với số điểm cao như vậy, em đã phải nỗ lực và dành rất nhiều thời gian, công sức cho việc học tập.
Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.
Ngọc Khánh