[Funland] 30/4/1975- 30/4/2005, những tượng đài " thầm lặng"

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Căn nhà có diện tích khoảng 35m2. Khi mua, lấy cớ cần đào hố ga làm nhà vệ sinh, ông Lai đã bí mật xây dựng căn hầm, chuyên chở vũ khí từ ngoại ô vào Sài Gòn và cất giấu tại đây.

w-hue-9677-2-854.jpg


Lối xuống hầm thời điểm đó được ngụy trang hệt như một sàn nhà bình thường, rất khó phát hiện. Miệng hầm dài 60cm, rộng 40cm được đặt gần cầu thang, nắp có chốt vặn ở giữa để dùng khoen nhấc lên.

w-hue-9702-1-855.jpg

Căn hầm phía dưới có kích thước dài hơn 8m, rộng 2m, sâu 2,5m, bên trong có các khung tròn nối với ống thoát nước để thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.

Sau trận đánh mùa Xuân năm 1968, địch cho người đến bắn phá căn nhà vì nghi đây là nơi trú ngụ của đội biệt động. Sau này, căn nhà rơi vào tay Mỹ nhưng chúng không biết có hầm vũ khí ở dưới.

hue-9696-2-856.jpg

Căn hầm từng là nơi cất giấu hơn 350kg thuốc nổ TNT, thuốc nổ C4, 15 súng AK và 3.000 viên đạn, súng ngắn, súng B40, lựu đạn… Điều đặc biệt, căn nhà nằm ngay giữa trung tâm thành phố, cách dinh Độc Lập chỉ hơn 1km nhưng tất cả các hoạt động đào hầm, vận chuyển, cất giấu vũ khí đều được giữ bí mật, an toàn tuyệt đối.

w-hue-9704-1-863.jpg
w-hue-9722-1-862.jpg
w-hue-9724-1-861.jpg


Di tích Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1988.

Ngoài các địa điểm trên, chuỗi di tích về biệt động còn "kéo dài" đến Garage Citroen ở 499/20 Cách Mạng Tháng Tám, quận 10; địa điểm Gió Lộng ở 166/8 Tắc Xuất, thị trấn Cần Thạnh, mặt biển Cần Giờ; biệt thự thi công nội thất dinh Độc Lập với hệ thống hầm ngầm bí mật dưới lòng biệt thự chứa vũ khí và nuôi giấu cán bộ cách mạng hoạt động trong lòng địch trước 1975 tại số 8 Nguyễn Thị Huỳnh, quận Phú Nhuận...

Tìm về các điểm bảo tàng, di tích biệt động Sài Gòn không chỉ là chuyến đi trở lại khứ mà còn là hành trình khám phá đầy tự hào về một giai đoạn lịch sử của dân tộc. Mỗi câu chuyện, mỗi hiện vật đều khiến chúng ta xúc động và biết ơn những chiến sĩ biệt động đã chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc.

 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
NGƯỜI CHIẾN SỸ TÌNH BÁO ĐƯỢC PHONG TƯỚNG NGAY TRONG ĐÊM 30/4/1975

Thiếu tướng tình báo Ba Trần – Hai lần được phong danh hiệu Anh hùng.

Ông Trần Văn Danh sinh năm 1923, tên thật là Trần Văn Bá, là con của một nhà hoạt động cách mạng. Từ khi 12 tuổi, Trần Văn Bá đã được cha sai đi rải truyền đơn bí mật, kêu gọi ủng hộ Đảng CS Đông Dương. Tháng 7-1945, ông tham gia tổ chức bí mật Thanh niên Cứu quốc. Trong Cách mạng Tháng Tám-1945, ông tham gia giành chính quyền ở Hóc Môn. Một thời gian ngắn sau đó, thực dân Pháp núp dưới bóng quân Anh, tái chiếm Nam Bộ. Trần Văn Bá đăng ký gia nhập Đội trinh sát Quân khu 7, chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ. Nhờ đó, ông nắm chắc địa bàn miền Đông, đặc biệt là thuộc lòng từng kênh rạch, con hẻm khu Sài Gòn-Chợ Lớn. Khi kết nạp vào đảng Đảng CS, Trần Văn Bá ông đổi tên thành Trần Văn Danh (bí danh Ba Trần).

Năm 1949, ông được đề bạt làm Tham mưu phó kiêm Trưởng ban quân báo tỉnh Thủ-Biên. Năm 1954, Ba Trần đã trở thành Phó Chính ủy kiêm Bí thư Trung đoàn ủy của Trung đoàn 556, một đơn vị bộ đội nổi tiếng với những chiến công đánh Pháp ở miền Đông Nam Bộ.

Thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, ông Trần Văn Danh tập kết ra Bắc, được phong quân hàm thiếu tá và đi học văn hóa lẫn nghiệp vụ chuyên môn tình báo. Đến tháng 12-1960, ông được tổ chức giao nhiệm vụ trở về miền Nam chiến đấu. Ông Nguyễn Văn Linh gặp ông và thông báo, Trung ương Cục quyết định thành lập Ban Quân sự Miền, do ông Trần Văn Quang làm trưởng ban, ông được phân công làm trưởng ban tình báo chiến lược trực thuộc Ban Quân sự Miền, về sau được đề bạt làm Phó tham mưu trưởng Miền phụ trách công tác tình báo, đặc công, biệt động.

Lúc đó, lực lượng tình báo của ta bị tổn thất rất nặng. Chính quyền Ngô Đình Diệm với chính sách “tố cộng, diệt cộng” đã triệt phá, bắn giết và bỏ tù hàng loạt cán bộ tình báo. Vì vậy, ông Trần Văn Danh và các đồng chí của ông phải bắt tay xây dựng lại ngành tình báo. Nhiều cán bộ tình báo từ Trung ương được tăng cường. Lợi dụng địch mâu thuẫn nội bộ, phía ta đã giải thoát nhiều cán bộ tình báo đang bị tù đày, bố trí hoạt động trở lại. Từ đó, các điệp viên của ta lại len vào các cơ quan đầu não của địch như: Tòa Đại sứ Mỹ, Phủ Tổng thống, Bộ Tổng tham mưu, Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo…

Điển hình nhất là vụ giải cứu ông Trần Quốc Hương (Mười Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban An ninh T4) thoát khỏi nhà tù. Lợi dụng tình hình rối ren sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm tháng 11-1963, ông Mai Chí Thọ chỉ thị bằng mọi cách phải giải cứu ông Mười Hương. Khi địch chuyển từ nhà tù Huế vào tổng nha cảnh sát Sài Gòn để phúc tra. Ông Ba Trần cử ông Tư Cang phối hợp với ông Phạm Xuân Ẩn giải cứu thành công và đưa ông Mười Hương về căn cứ cụm tình báo A.18 tại Bến Đình, Củ Chi.

Ông Ba Trần rất giỏi trong mưu lược và nhạy bén với tình hình trên chiến trường. Lực lượng tình báo, đặc công, biệt động của quân giải phóng đã lập được những chiến công vang dội dưới tài chỉ huy và tổ chức của ông. Năm 1965, Cục tham mưu Miền được thành lập, ông là phó tham mưu phụ trách về công tác tình báo, đặc công biệt động của quân giải phóng do thượng tướng Trần Văn Trà làm tư lệnh. Sau này đổi tên thành Bộ tham mưu Miền B2. Lực lượng biệt động thành Sài Gòn-Gia Định lúc đó do tướng Trần Hải Phụng, Tư Chu, Bảy Sơn chỉ đạo trực tiếp.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

TRANG-TRANG

Xe buýt
Biển số
OF-92172
Ngày cấp bằng
19/4/11
Số km
714
Động cơ
904,855 Mã lực
“Mình tồn tại đến bây giờ thứ nhất là nhờ dân, thứ hai là nhờ chiến sỹ trung thành”


Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu sinh ngày 30/10/1928, có biệt danh Tư Cang.
Tham gia cách mạng từ năm 1945 trong phong trào Thanh niên tiền phong, tới giai đoạn 1947-1954, ông là chiến sĩ quân báo của Việt Minh ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, đổi tên là Trần Văn Quang và làm trung đội trưởng trinh sát, sau đó là chính trị viên đại đội thông tin, Sư đoàn 338.
Năm 1961, ông quay lại hoạt động tại chiến trường miền Nam. Tháng 5/1962, Tư Cang chính thức được giao nhiệm vụ chỉ huy cụm H63.
Năm 1971, cụm tình báo H63 được tuyên dương Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, với cụm trưởng Tư Cang, các điệp viên Hai Trung (Phạm Xuân Ẩn), Tám Thảo (Nguyễn Thị Mỹ Nhung) và cô giao thông Nguyễn Thị Ba.
Ông bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng lời khẳng định: "
Nói chung, không nhờ dân thì người lính tình báo sẽ sống không nổi.

Khi hoạt động ở căn cứ, chúng tôi có rừng cây, công sự che chở. Còn vào thành phố thì chúng tôi được quần chúng nhân dân nuôi nấng, bảo vệ.
Các cụm trưởng tình báo phải triệt để chấp hành nguyên tắc bí mật, còn trong tiếp xúc với quần chúng thì tuân theo lời dạy của Bác Hồ trong thư Người gửi cho Hội nghị tình báo tháng 8/1949: “Tình báo cũng như mọi việc khác phải dựa vào dân. Vì vậy, tình báo phải cố gắng làm thế nào cho nhân dân giúp sức thì sẽ thành công to".

w-bac-tu-cang-nguyen-hue-10-106148.jpg
“Mình tồn tại đến bây giờ thứ nhất là nhờ dân, thứ hai là nhờ chiến sỹ trung thành”


Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu sinh ngày 30/10/1928, có biệt danh Tư Cang.
Tham gia cách mạng từ năm 1945 trong phong trào Thanh niên tiền phong, tới giai đoạn 1947-1954, ông là chiến sĩ quân báo của Việt Minh ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, đổi tên là Trần Văn Quang và làm trung đội trưởng trinh sát, sau đó là chính trị viên đại đội thông tin, Sư đoàn 338.
Năm 1961, ông quay lại hoạt động tại chiến trường miền Nam. Tháng 5/1962, Tư Cang chính thức được giao nhiệm vụ chỉ huy cụm H63.
Năm 1971, cụm tình báo H63 được tuyên dương Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, với cụm trưởng Tư Cang, các điệp viên Hai Trung (Phạm Xuân Ẩn), Tám Thảo (Nguyễn Thị Mỹ Nhung) và cô giao thông Nguyễn Thị Ba.
Ông bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng lời khẳng định: "
Nói chung, không nhờ dân thì người lính tình báo sẽ sống không nổi.

Khi hoạt động ở căn cứ, chúng tôi có rừng cây, công sự che chở. Còn vào thành phố thì chúng tôi được quần chúng nhân dân nuôi nấng, bảo vệ.
Các cụm trưởng tình báo phải triệt để chấp hành nguyên tắc bí mật, còn trong tiếp xúc với quần chúng thì tuân theo lời dạy của Bác Hồ trong thư Người gửi cho Hội nghị tình báo tháng 8/1949: “Tình báo cũng như mọi việc khác phải dựa vào dân. Vì vậy, tình báo phải cố gắng làm thế nào cho nhân dân giúp sức thì sẽ thành công to".

w-bac-tu-cang-nguyen-hue-10-106148.jpg
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
NGƯỜI CHIẾN SỸ TÌNH BÁO ĐƯỢC PHONG TƯỚNG NGAY TRONG ĐÊM 30/4/1975

Thiếu tướng tình báo Ba Trần – Hai lần được phong danh hiệu Anh hùng.

Ông Trần Văn Danh sinh năm 1923, tên thật là Trần Văn Bá, là con của một nhà hoạt động cách mạng. Từ khi 12 tuổi, Trần Văn Bá đã được cha sai đi rải tru.yền đơ.n bí mật, kêu gọi ủng hộ Đ.C.S Đông Dương. Tháng 7-1945, ông tham gia tổ chức bí mật Thanh niên Cứu quốc. Trong Cách mạng Tháng Tám-1945, ông tham gia giành chính quyền ở Hóc Môn. Một thời gian ngắn sau đó, thực dân Pháp núp dưới bóng quân Anh, tái chiếm Nam Bộ. Trần Văn Bá đăng ký gia nhập Đội trinh sát Quân khu 7, chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ. Nhờ đó, ông nắm chắc địa bàn miền Đông, đặc biệt là thuộc lòng từng kênh rạch, con hẻm khu Sài Gòn-Chợ Lớn. Khi kết nạp vào đ.ảng, Trần Văn Bá ông đổi tên thành Trần Văn Danh (bí danh Ba Trần).

Năm 1949, ông được đề bạt làm Tham mưu phó kiêm Trưởng ban quân báo tỉnh Thủ-Biên. Năm 1954, Ba Trần đã trở thành Phó Chính ủy kiêm Bí thư Trung đoàn ủy của Trung đoàn 556, một đơn vị bộ đội nổi tiếng với những chiến công đánh Pháp ở miền Đông Nam Bộ.

Thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, ông Trần Văn Danh tập kết ra Bắc, được phong quân hàm thiếu tá và đi học văn hóa lẫn nghiệp vụ chuyên môn tình báo. Đến tháng 12-1960, ông được tổ chức giao nhiệm vụ trở về miền Nam chiến đấu. Ông Nguyễn Văn Linh gặp ông và thông báo, Trung ương Cục quyết định thành lập Ban Quân sự Miền, do ông Trần Văn Quang làm trưởng ban, ông được phân công làm trưởng ban tình báo chiến lược trực thuộc Ban Quân sự Miền, về sau được đề bạt làm Phó tham mưu trưởng Miền phụ trách công tác tình báo, đặc công, biệt động.

Lúc đó, lực lượng tình báo của ta bị tổn thất rất nặng. Chính quyền Ngô Đình Diệm với chính sách “tố c.ộng, d.iệ.t cộng” đã triệt phá, bắn giết và bỏ tù hàng loạt cán bộ tình báo. Vì vậy, ông Trần Văn Danh và các đồng chí của ông phải bắt tay xây dựng lại ngành tình báo. Nhiều cán bộ tình báo từ Trung ương được tăng cường. Lợi dụng địch mâu thuẫn nội bộ, phía ta đã giải thoát nhiều cán bộ tình báo đang bị tù đày, bố trí hoạt động trở lại. Từ đó, các điệp viên của ta lại len vào các cơ quan đầu não của địch như: Tòa Đại sứ Mỹ, Phủ Tổng thống, Bộ Tổng tham mưu, Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo…

Điển hình nhất là vụ giải cứu ông Trần Quốc Hương (Mười Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban An ninh T4) thoát khỏi nhà tù. Lợi dụng tình hình rối ren sau cuộc đ.ảo chín.h Ngô Đình Diệm tháng 11-1963, ông Mai Chí Thọ chỉ thị bằng mọi cách phải giải cứu ông Mười Hương. Khi địch chuyển từ nhà tù Huế vào tổng nha cảnh sát Sài Gòn để phúc tra. Ông Ba Trần cử ông Tư Cang phối hợp với ông Phạm Xuân Ẩn giải cứu thành công và đưa ông Mười Hương về căn cứ cụm tình báo A.18 tại Bến Đình, Củ Chi.

Ông Ba Trần rất giỏi trong mưu lược và nhạy bén với tình hình trên chiến trường. Lực lượng tình báo, đặc công, biệt động của quân giải phóng đã lập được những chiến công vang dội dưới tài chỉ huy và tổ chức của ông. Năm 1965, Cục tham mưu Miền được thành lập, ông là phó tham mưu phụ trách về công tác tình báo, đặc công biệt động của quân giải phóng do thượng tướng Trần Văn Trà làm tư lệnh. Sau này đổi tên thành Bộ tham mưu Miền B2. Lực lượng biệt động thành Sài Gòn-Gia Định lúc đó do tướng Trần Hải Phụng, Tư Chu, Bảy Sơn chỉ đạo trực tiếp.
 

TRANG-TRANG

Xe buýt
Biển số
OF-92172
Ngày cấp bằng
19/4/11
Số km
714
Động cơ
904,855 Mã lực
Góp với bác chuyện nhỏ về cụ Tư Cang: dịp 30/4/2023 lãnh đạo tp HCM tổ chức gặp măt, nhiều quan chức và tướng tá muốn đến chào và chụp ảnh với cụ 4 Cang và tỏ ra khó chịu thấy cụ nói chuyện rất lâu và thân mật với cô gái trong hình.
Thấy vậy, cụ nói nhỏ với chị ấy: sao nhiều người kì cục, có cái ghế ngồi cạnh “lão già” này cũng muốn giành nhau? Con cứ ngồi đây với chú.
Họ biết đâu cô gái đó là con gái đồng đội cũ của Ông.
 
Chỉnh sửa cuối:

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
FB_IMG_1744297029879.jpg


(Thiếu tướng tình báo Ba Trần )

Dấu ấn của ông và các cán bộ tình báo nội thành đã khai thác rất nhiều thông tin tối mật của địch như các kế hoạch: Maccarr, Hackin, Mcnamara, bình định nông thôn, Việt Nam hóa chiến tranh và các âm mưu chuyển hướng chiến lược của cơ quan đầu não CIA Mỹ, chính quyền Sài Gòn, cơ quan đặc phủ trung ương tình báo VNCH… kịp thời báo cáo cho Bộ Tư lệnh Miền, Trung ương Cục và Trung ương Đảng tại Hà Nội có những chủ trương, quyết sách đúng đắn làm tan rã các âm mưu, thủ đoạn chiến tranh của địch. Năm 1965, quân Mỹ và chư hầu tổ chức trận càn Jonhson City vào Bắc Tây Ninh với quy mô lớn chưa từng có: 45.000 quân, 775 xe tăng, thiết giáp, 160 máy bay các loại cùng 2 sư đoàn, 3 lữ đoàn… Nhờ công tác tình báo chính xác, nắm chắc kế hoạch và âm mưu địch, Trung ương Cục đã chỉ đạo dời tránh an toàn căn cứ địa, bày bố trận địa đập tan mưu đồ của địch một cách thảm hại khi vừa đặt chân vào căn cứ Tây Ninh.

Về phát triển tư tưởng tình báo hành động, ông Ba Trần đã chỉ huy nhiều trận đánh đặc công nổi tiếng. Có thể nói những chiến công vang dội của Trung Đoàn 10 đặc công Rừng sác đều có sự lãnh đạo của Cục tham mưu Miền và người trực tiếp là ông Ba Trần. Cuối năm 1972, Quân ủy Miền chỉ thị Ba Trần tập trung nghiên cứu, trinh sát tập kích kho bom thành Tuy Hạ (Đồng Nai). Đây là nơi dự trữ bom đạn chiến lược của Mỹ phục vụ chiến tranh Đông Dương. Kho bom được bảo vệ bằng hàng chục lớp rào kẽm gai cao 3m, bên trong có hào sâu, đập cao, thả các loại chó béc-giê, ngỗng và nhiều bót canh phát hiện xâm nhập từ xa. Ông Ba Trần chỉ đạo cho Đại đội 32, Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác vào trận đánh quyết tử này.

Rạng sáng 12-11-1972, tổ đặc công gồm 4 chiến sỹ do Nguyễn Hữu Hòa chỉ huy mang 32 khối thuốc nổ đã phá hủy 15 kho bom CBU, 17 kho đạn pháo 105 li cùng 10.000 tấn bom đạn, hủy diệt toàn bộ 33 nhà kho làm thương vong hàng trăm tên địch. Đúng 1 tháng sau, vào 2h sáng ngày 12/12/1972, Đội 5, Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác bí mật áp sát kho bom một lần nữa phá hủy 80 dãy nhà kho, chứa gần 18.057 tấn bom đạn. Kho bom Tuy Hạ cháy nổ suốt 3 ngày đêm khiến cho Mỹ và chính quyền Sài Gòn khiếp sợ, kinh hoàng.

Tiếp tục kế hoạch phá hủy phương tiện, nhiên liệu phục vụ chiến tranh của địch, Ba Trần chỉ huy các lực lượng Đặc công Rừng Sác, trinh sát tập kích kho xăng dầu Nhà Bè, gây chấn động dư luận trong nước và thế giới vào đêm ngày 2, rạng sáng 3/12/1973…

Nói về tài chỉ huy sáng tạo của ông Ba Trần, ông Tư Cang (Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu), nguyên cụm trưởng cụm tình báo quân sự H63 kể, “anh Ba là người phát triển tư tưởng tình báo hành động, có nghĩa là tình báo kết hợp với đặc công để luồn sâu đánh hiểm, tiêu diệt sinh lực địch. Nhớ lại trong năm 1969 sau trận Mậu thân, Trung ương Cục và các đơn vị chủ lực của ta phải rút về đóng sâu trên đất Campuchia cách đường biên giới với Việt Nam. Năm 1970, Mỹ giật dây Lonol làm đảo chính Xihanuc. Tình hình hết sức khó khăn, ta bị kẹp ở thế hai gọng kìm, dưới này thì tụi Mỹ đánh lên, bên trong thì Lonol đánh xuống để đuổi chúng ta về phía biên giới. Anh Năm Ngà (thượng tướng Nguyễn Minh Châu) tham mưu trưởng đã gọi anh Ba ra hỏi ý kiến, giờ chúng ta phải tính sao ? Kiểu này chúng sẽ tiêu diệt chúng ta mất? Chúng cắt mất đường tiếp vận của chúng ta từ ngoài Bắc vô trong này rồi, anh Ba? Anh Ba trả lời, không lẽ ngồi yên để chúng đánh? Nhưng đánh bằng cách nào? Phải dùng những nhóm nhỏ tinh nhuệ để đánh tiêu diệt, phá thế bị bao vây. Lấy tình báo làm nòng cốt, đó là tình báo vũ trang kết hợp với đặc công tinh nhuệ của chúng ta hình thành cách đánh kiểu tình báo hành động. Do đó, phòng tình báo Miền thành lập ngay đoàn O22B do anh Mười Cơ, phó phòng tình báo Miền phụ trách. Trên cơ sở này, bộ tham mưu Miền ra quyết định thành lập đoàn 367 đặc công biệt động kết hợp với tình báo tiêu diệt bè lũ Lonol ở Campuchia, nối lại đường tiếp tế từ ngoài miền Bắc vào, giải vây cho cơ quan đầu não của Trung ương Cục đóng trên đất Campuchia. Năm 1970, Đoàn 367 được tuyên dương danh hiệu AHLLVTND với những thành tích đặc biệt xuất sắc do anh Mười Cơ chỉ huy đã xoá sổ binh chủng không quân của Lonol bằng trận đánh sân bay Pochenton, phá hủy hơn 100 máy bay, kho bom, kho vũ khí của địch, xoá sổ lực lượng thiết giáp của chúng. Năm 1974, anh Ba cũng đề xuất cho thành lập lữ đoàn đặc công biệt động 316 do tình báo chỉ huy theo mô hình đoàn 367 để chuẩn bị lực lượng cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Lữ đoàn 316 lại được giao cho anh Mười Cơ làm lãnh đạo.

Tháng 4/1975, khi Quân giải phóng chuẩn bị mở chiến dịch Hồ Chí Minh để giải phóng Sài Gòn, Lữ đoàn 316 là đơn vị đi đầu, đánh lót ổ các cơ quan đầu não của địch và bảo vệ các cây cầu trọng yếu để đại quân tiến vào. Dự kiến những trận đánh của 316 sẽ diễn ra trên các con phố của nội thành sẽ rất ác liệt, khi ấy tôi và anh Sáu Trí đang theo học lớp chính trị và quân sự cao cấp ở Hà Nội được Bộ tham mưu miền điện ra xin trở về gấp để tham gia chiến dịch lịch sử. Người đề xuất việc này chính là anh Ba. Anh Sáu Trí về trước tôi mấy hôm. Tôi được anh Ba giao làm chính ủy cánh Bắc (thay anh Tư Được) của lữ đoàn 316 cùng với anh Mười Cơ. Nhớ lại cách anh Ba giao nhiệm vụ năm đó, giờ không thể quên. Ngày 22/4/1975 tôi về tới phòng tình báo Miền B2, thông báo cho anh Ba biết để chờ chỉ thị. Anh Ba kêu điện thoại nói:

– Tư Cang về rồi hả?

– Dạ, tôi về tới nơi rồi.

– Khỏe không? Có đánh giặc được ngay không?

– Dạ, khoẻ re. Đánh giặc được liền.

– Vậy nghe tui dặn nè: anh nói giao liên đưa anh xuống ngay cánh Bắc của lữ đoàn 316 chỗ Mười Cơ. Anh thay anh Tư Được làm chính ủy. Công việc gấp gáp lắm rồi đó. Tôi đã dặn anh em dưới đó rồi.

– Dạ, báo cáo rõ! Nhưng phải có văn bản quyết định cụ thể chứ anh Ba?

– Trời, giờ này không cần văn bản gì hết! Cứ vậy mà làm!

– Rõ!

Đấy, anh Ba là người như thế, quyết liệt lắm, tướng chỉ huy phải mạnh mẽ vậy. Tụi tôi lính lác, chấp hành cái một rồi vào trận!

Anh Sáu Trí được anh Ba giao nhiệm vụ đặc biệt của tình báo trở vào trong thành và ảnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng với đồng đội tác động Dương Văn Minh tuyên bố hạ vũ khí, giữ cho Sài Gòn còn nguyên vẹn, đã không phải đổ máu vô ích, tiếp quản và bảo vệ trọn vẹn tài liệu hồ sơ của địch tại tổng nha cảnh sát, phủ đặc ủy trung ương tình báo nguỵ. Lữ đoàn 316 của tụi tôi cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chiếm được các mục tiêu được giao, đã có hy sinh rất nhiều, đặc biệt là trận đánh chiếm và giữ cầu Rạch Chiếc ở cửa ngõ Sài Gòn đã hy sinh 52 chiến sĩ. Cả phòng tình báo Miền B2 và Lữ đoàn 316 sau đó đều được tuyên dương AHLLVTND. Vẫn biết, công lao là của tập thể, nhưng công lao, đóng góp của người chỉ huy như anh Ba là rất to lớn”.

Trở lại công tác tình báo, Fran Snepp chuyên gia phân tích thông tin tình báo của CIA tại Sài Gòn đã viết trong cuốn sách ”Cuộc tháo chạy tán loạn 1975 ” của mình đã xếp ông Ba Trần là một trong 4 nhà tình báo giỏi nhất của Việt cộng trong chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Nhưng trên tất cả ông Ba Trần là người chỉ huy tình báo đặc biệt xuất sắc trong những thời điểm khó khăn của cuộc chiến.

Ông Sáu Trí luôn ca ngợi sự chỉ đạo sắc bén của ông Ba Trần sau khi lưới tình báo A.22 của ông Vũ Ngọc Nhạ bị vỡ. Trong thời điểm khó khăn đó, nếu không tỉnh táo thì hàng loạt lưới tình báo sẽ bị đổ vỡ, thiệt hại sẽ vô cùng to lớn. Ưu tiên hàng đầu là phải bảo vệ an toàn cho điệp viên, phải chấp nhận rút vào căn cứ những người có nguy cơ bị lộ, nhờ đó mới bảo vệ được an toàn cho điệp viên. Cô Tám Thảo cụm H.63 đang phát huy rất hiệu quả trong hoạt động của mình tại bộ chỉ huy tình báo Hải quân Mỹ đã được yêu cầu rút ngay về căn cứ để bảo vệ an toàn cho X6, Phạm Xuân Ẩn; rút cụm trưởng A.36 về căn cứ để bảo vệ an toàn cho ông Ba Quốc (thiếu tướng Đặng Trần Đức); rút ông Tư Bốn về căn cứ,… tất cả những chỉ đạo của ông Ba Trần cho phòng tình báo Miền đều rất chính xác khi thực tế sau đó chứng minh.

Hiệp định Paris được ký kết tháng 3 năm 1973, ông được cử làm Phó trưởng Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ cách mạng miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hiệp Quân sự bốn bên ở Trại Đa-vít Tân Sơn Nhất
Hiệp định Paris được ký kết tháng 3 năm 1973, ông được cử làm Phó trưởng Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ cách mạng miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hiệp Quân sự bốn bên ở Trại Đa-vít Tân Sơn Nhất thực thi Hiệp định Pa-ri. Đại diện cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Trại Davis khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là trung tướng Trần Văn Trà, Trưởng đoàn và các phó trưởng đoàn gồm đại tá Võ Đông Giang, đại tá Đặng Văn Thu (Đoàn Huyện), đại tá Trần Quốc Minh (chính là ông Ba Trần, Phó trưởng đoàn kiêm Trưởng tiểu ban hai bên) cùng các ủy viên như Nguyễn Văn Sĩ, Nguyễn Văn Hoàn, Dương Đình Thảo, Nguyễn Văn Tòng, Nguyễn Văn Tư…

Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ cách mạng miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hiệp Quân sự bốn bên ở Trại Đa-vít Tân Sơn Nhất.

Đến Chiến dịch Phước Long, ông lại được giao nhiệm vụ chỉ huy trận đánh chiếm núi Bà Đen ở Tây Ninh, một trung tâm viễn thông chiến lược quốc tế, thu tin mã thám và là điểm chỉ đường cho B52 cùng các loại máy bay của địch. Lực lượng do ông chỉ huy còn thu hút hỏa lực của Lữ đoàn Biệt kích dù 81 của ngụy, kiềm chế Sư đoàn 25 bộ binh ngụy; ngăn chặn không cho địch yểm trợ Phước Long khi ta tiến công. Chiến dịch Phước Long là chiến dịch mà lần đầu tiên ta giải phóng hoàn toàn một tỉnh, lại ở ngay gần Sài Gòn, qua đó thăm dò chiến lược khả năng của quân ngụy và giúp ta phát hiện rằng Mỹ không dám đưa can thiệp trở lại Việt Nam.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ông Ba Trần có nhiệm vụ chỉ huy lực lượng đặc công, biệt động bí mật chiếm giữ trước và bảo vệ an toàn 16 cây cầu dẫn vào Sài Gòn để mở đường cho đại quân miền Bắc tiến vào trung tâm thành phố và ngăn chặn không cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa phá hoại những mục tiêu quan trọng như: Đài phát thanh, kho xăng, nhà máy điện, nhà máy cấp nước, kho tàng, hồ sơ lưu trữ. Các chiến sĩ tình báo, đặc công, biệt động thành dưới sự chỉ huy của ông Ba Trần đã chiếm và bảo vệ cầu Rạch Chiếc, Sài Gòn, Bình Lợi, Bình Triệu, Bình Điền… trước giờ giải phóng Sài Gòn để quân chủ lực tiến vào.
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Góp với bác chuyện nhỏ về cụ Tư Cang: dịp 30/4/2023 lãnh đạo tp HCM tổ chức gặp măt, nhiều quan chức và tướng tá muốn đến chào và chụp ảnh với cụ 4 Cang và tỏ ra khó chịu thấy cụ nói chuyện rất lâu và thân mật với cô gái trong hình.
Thấy vậy, cụ nói nhỏ với chị ấy: sao nhiều người kì cục, có cái ghế ngồi cạnh “lão già” này cũng muốn giành nhau? Con cứ ngồi đây với chú.
Họ biết đâu cô gái đó là con gái đồng đội cũ của Ông.
Em đoán người phụ nữ này có thể có quan hệ gia đình với cụ?
 

Race Dead

Xe container
Biển số
OF-313983
Ngày cấp bằng
31/3/14
Số km
5,954
Động cơ
364,048 Mã lực
Trên YT có bản hồi ký của cụ Tư : Nước mắt ngày gặp mặt do Win Win VN thực hiện , giọng đọc chị Hải Yến dài hơn 7 tiếng mà em nghe 1 mạch từ tối đến sáng hôm sau .
 

TRANG-TRANG

Xe buýt
Biển số
OF-92172
Ngày cấp bằng
19/4/11
Số km
714
Động cơ
904,855 Mã lực
Em đoán người phụ nữ này có thể có quan hệ gia đình với cụ?
Bà bạn "đồng đạp" thôi. bạn này cũng nổi tiếng trong SG lắm, nhất là đang giải đua xe đạp HTV "cúp truyền hình" 50 năm non sông liền một dải : Sen Lê
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
18,670
Động cơ
554,426 Mã lực
Nơi ở
VTC1
Các cụ công tác ngạch này “sao vạch” có vẻ không được cao mấy nhỉ!
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Quái nhỉ, sao tự dưng mấy comment tiếp lại bị mất :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top