Em vẫn nghĩ một là quét sơn chống gỉ mầu đấy, hoặc bộ sao bánh..xích lắp thêm riêng
Iem tìm thêm được thông tin rồi Cụ ờ, Cụ đọc thêm thông tin này nhé
===
Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Ở đây có Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố.
Trước đây, khi mới giải phóng nơi đây chỉ là một bùng binh đầy cỏ dại với một cột đèn ba ngọn và vài tấm áp phích. Sau này một tượng đài được dựng lên với điểm nhấn chính chiếc xe tăng bằng sắt thép đã mở đầu trận đánh vào Buôn Ma Thuột. Đến những năm cuối thế kỷ trước thì tượng đài chiến thắng đã được xây dựng hòang tráng như hiện nay. Nơi đây từng có một chiếc xe tăng T-34 của Nga nhưng nó được đưa vào bảo tàng năm 1997 và thay thế vào đó là một chiếc xe mô hình.
Ngã sáu Ban mê đã đi vào thơ ca qua nhiều bài hát đi cùng năm tháng và giờ đây nó chính là một trong những địa chỉ mà du khách rất yêu thích, thường tìm đến để chụp ảnh kỷ niệm cho chuyến đi Đắk Lắk của mình.
Link:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Buôn_Ma_Thuột
===
Còn đây là thông tin ngoài lề nữa Cụ ạ !
===
baoleo:
Tăng T 34/85 đánh Buôn Mê Thuột
Nhân có bức ảnh của chiangshan và lời bình của các bác dongadoan, lixeta về việc Su 100 (CAY 100) của ta, phối hợp cùng F 320 đánh Buôn Mê Thuột hồi 1975, baoleo tôi xin kể có một nhầm lẫn còn kinh hơn thế nhiều, đó là việc T-34/85 cũng của ta, tấn chiếm Buôn Mê Thuột hồi 1975.
Chuyện là thế này.
Sau giải phóng 1975, tầm năm 1977, thủ đô Tây Nguyên là Buôn Mê Thuột, quyết định là phải dựng một cái tượng đài chiến thắng 75 hoành tá tràng ở ngã 6 Ban Mê.
Không có gì biểu trưng hơn là kiếm 1 con tăng, đặt lên bệ dốc 45 độ ở ngã 6, nòng pháo ngẩng lên trời xanh một cách hiên ngang.
Không nói đến việc nòng pháo quay về hướng nào, câu chuyện này cũng đáng làm 1 pho tiểu thuyết, vì riêng vụ này cũng mất nhiều tháng ròng rã, các ban ngành đoàn thể cãi nhau ỏm tỏi, vì nòng pháo quay ra hướng đẹp, thì lại chĩa vào Tỉnh uỷ, vân vân và vân vân. Thành ra bây giờ, cái nòng pháo quay ra 1 hướng rất vu vơ.
Thôi, quay lại chuyện con tăng.
Thời 7x đấy, nhận thức và kiến thức về trang bị vũ khí của cán bộ bảo tồn, bảo tàng là vô cùng hạn chế (đáng tiếc là bây giờ-2010-ở ngay Bảo tàng TWQĐ- vưỡn thế >
8)). Được trên hô: kiếm 1 con tăng, thế là người ta nháo nhào đi xin. Chẳng hiểu xin được ở đâu, người ta bê về 1 con T-34/85 đặt lên cái bệ dốc trứ danh ở ngã 6 Ban Mê đấy. Rồi chú thích 1cách hùng dũng rằng: con tăng này đã lập công đánh trại Mai Hắc Đế- góp phần giải phóng Ban Mê. :'( :'( :'(
Báo hại là các lớp con cháu và dân chúng nói chung, tin sái cổ là T-34/85 đã từng xông pha trận mạc hồi 75 trên đất Cao Nguyên.
May là vẫn còn có nhiều người tâm huyết (tỷ như bác lixeta), ra sức cải chính và phản đối.
Thế rồi, đâu như đến tận năm 85, cấp trên mới đã nghe thấu – may thế
. Bèn điều béng cái T-34/85 lừng danh ấy về di tích đường 9-Khe Sanh.
Còn thế vào chỗ con T-34/85 trên cái bệ dốc trứ danh kia, lần này là con T-54, đúng như sự thật lịch sử.
Nhưng cũng đáng nổi danh thay. Cái con T-54 ấy không phải là con T-54, mà chỉ là cái mô hình bằng bê tông xi măng sơn xanh. :'( :'( :'(
Kể cũng lạ, Bến Tre, chẳng liên quan gì đến không chiến thời KCCM, thế mà cũng lôi được con Mig 17 vê trưng bày.
Còn Buôn Mê, chẳng kiếm nổi cái vỏ T-54 nào.
Chuyện này lại nhớ đến tỉnh Hoà Bình.
Cái xác xe tăng do anh Cù Chính Lan đánh hỏng, đến tận 1979, baoleo lên Hoà Bình còn thấy ở ven đường số 6. Nhưng bây giờ chỗ ấy,cũng chỉ còn cái mô gạch với dòng chú thích : nơi đây, đã có cái xe tăng Pháp. :
:
:
Link:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=1229.545;wap2
===