Rồi , giờ vào trong không có máy ảnh và điện thoại nên em chụp ảnh bằng mồm giống mợ Giao Thông nhé:
Trước hết xếp hàng vào cửa, sau đó có hướng dẫn để mình đi theo vào một trong hai cửa. Qua cửa là một phòng lớn có sân khấu phía trước. Mấy ông Amway là hình dung ngay được món này, hay hội thảo mà.
Ai có thẻ xanh ngồi bên xanh, ai thẻ đỏ ngồi bên đỏ. Họ trình chiếu 1 clip khoảng 15p giới thiệu về thế giới tại sao thu nhỏ được là do có máy bay, rồi sự tiện lợi của máy bay mang hàng hoá sáng hái từ Mỹ chiều ăn ở Nhật là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa.. bla..bla..
Khỏi nói các cụ cũng hình dung được rồi. Cuối cùng là mấy màn show off về Boeing.
Sau đó bắt đầu có 2 hướng dẫn viên lên giới thiệu về quy trình khi đi thăm quan, phải theo các quy định ngặt nghèo của họ. Đương nhiên là vậy, và họ nói đó là một quy trình buộc phải giữ bí mật, nhìn được mà không sờ được, tuyệt đối hình ảnh lại càng không. Sau đó, hai nhóm xanh đỏ, mỗi nhóm ra một cửa phía sau và lên thẳng xe bus. Hướng dẫn viên đều tầm trên 50, là nữ, kinh nghiệm hiểu biết về nhà máy này cỡ trên dưới 30 năm.
Quy trình đi thăm quan thì lần lượt được thăm quan 3 nơi sản xuất 747, 767 và 787, trong đó 787 là loại máy bay đời mới nhất với nhiều công nghệ cực kỳ hiện đại như cửa sổ máy bay từ nay không phải dùng tấm gạt để che nắng mà họ dùng công nghệ tối dần đều chỉ việc chạm vào cửa sổ sẽ chuyển sang bầu trời đen kịt luôn. Chưa kể các công nghệ như nếu bay từ vùng này sang vùng khác, lệch múi giờ thì họ cũng điều chỉnh ánh sáng trong máy bay sao cho phù hợp với múi giờ nước khởi hành để hành khách không cảm giác bị Jetlag nhiều... bla..bla..
Nói nhiều cũng vậy, tả cũng khó, thôi để em tổng kết vài vấn đề về nhà máy này để các cụ nắm được phần nào:
Đây là tổng kết em lấy trên mạng cho đỡ phải nhớ nhé:
1. Nhà máy lớn nhất thế giới
Đúng: Kỷ lục Guines thế giới đã liệt kê nhà máy Boeing Everett là nhà máy lớn nhất thế giới với thể tích chiếm chỗ lên đến 13,3 triệu m2
2. Thành phố Boeing
Đúng: Nhà máy Boeing Everett đúng như một thành phố nhỏ, bao gồm sở cứu hỏa, lực lượng an ninh, các thiết bị- trạm xá y tế, nhà máy điện và nhà máy xử lý nước thải
3. Nhà máy Boeing Everett có bao nhiêu người?
Nhà máy có 30.000 con người, ở khắp các bộ phận và được phân thành 3 ca để làm việc liên tục
4. Nhà máy Boeing Everett lớn đến mức có mưa trong nhà máy?
Sai: Câu hỏi này thực ra rất thiếu logic, có phần phóng đại về nhà máy tuy nhiên khi nhà máy trong quá trình xây dựng, các đám mây được hình thành ở gần phía trần của nhà máy. Các đám mây mờ hết đi khi nhà máy lắp đặt xong hệ thống thông gió.
5. Nhà máy không có hệ thống điều hòa nơi sản xuất?
Đúng: Theo như thời tiết của Seattle, tại khu vực này hiếm khi nhiệt đô vượt quá 30 độ C, nên khu vực sản xuất không cần có hệ thống điều hòa. Toàn bộ nhiệt độ được điều hòa bằng: thời tiết bên ngoài và hệ thống bóng đèn tròn chiếu sáng. Khi nhà máy có nhiệt độ lớn, hệ thống quạt thông gió tự động mở và thổi khí từ ngoài vào trong nhà máy. Khi nhiệt độ quá lạnh, nhà máy sẽ cho bật hệ thống bóng đèn để sưởi ấm, tại nhà máy có hơn 1000 bóng đen kiểu này.
6. Nhà máy có hệ thống cần cẩu để cấu và di chuyển máy bay?
Sai: Tại nhà máy có 26 cần cẩu di động trên ray được bố trí lắp đặt trên các cột, và có thể chạy tới trên 50 km xung quanh khu vực sản xuất. Những cầu trục này được sử dụng cẩu lắp các thiết bị trong quá trình sản xuất.
7. Có hệ thống ngầm dưới nhà máy?
Đúng: Trong khu vực nhà máy có 3,7km hầm ngầm chạy phía dưới nhà máy.
8. Có 1000 xe đạp để phục vụ đi lại nội bộ nhân viên trong nhà máy
Sai: Trong nhà máy có đến 1300 xe đạp và xe 3 bánh, giúp nhân viên dễ dàng di chuyển và làm giảm thời gian di chuyển giữa các bộ phận
9. Có 1000 xe đạp để phục vụ đi lại nội bộ nhân viên trong nhà máy?
Sai: Trong nhà máy có đến 1300 xe đạp và xe 3 bánh, giúp nhân viên dễ dàng di chuyển và làm giảm thời gian di chuyển giữa các bộ phận
10. Tầu hỏa chạy trong nhà máy
Đúng: Nhà máy Boeing không chỉ có tầu hỏa chạy ray trong nhà máy mà còn có đường sắt giúp kết nối vào hệ thống đường sắt quốc gia.