Bác michaeljo kính.
Đợt vừa rồi, mạng mẹo chán quá, làm baoleo tôi không được đọc thường xuyên bài của bác.
Nay mạng có vẻ ổn, và bác lại tái xuất.
May quá, thế là lại có được thú vui tao nhã rồi.
Cảm ơn bác.
Xin phụ họa thêm, cho bài của bác michaeljo thêm phong phú.
Ấy là, Hà Nội ta, cũng có tượng ‘Nữ thần tự do’, mà dân An Nam ta, quen gọi là tượng ‘bà đầm xòe’ đấy.
Thông tin trên mạng, cho biết thế này:
Sau khi trao cho chính phủ Mỹ tượng thần tự do, người Pháp cũng tạo thêm một vài phiên bản nhỏ hơn nhiều để đem dự triển lãm. Một trong số những phiên bản đó được đem sang triển lãm ở Việt Nam năm 1887 và sau đó, được tặng cho thành phố Hà Nội. Bức tượng mang sang Hà Nội cao 2,5m làm bằng đồng. Vì tượng mặc áo lòe xòe nên người dân gọi nôm na là tượng bà đầm xòe.
Lúc đầu, tượng được đặt ở vườn hoa trung tâm gần tòa công sứ (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ). Sau đó, vào năm 1891, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương muốn thay vào đó tượng Pôn Be (paul Bert) - viên toàn quyền Đông Dương đầu tiên, nên đã hạ tượng bà đầm xòe xuống.
. …….
Sau nhiều cuộc tranh cãi, cuối cùng, chính quyền thực dân Pháp ở Hà Nội quyết định đặt tượng bà đầm xòe trên nóc tháp Rùa mà họ gọi là ngôi đền nhỏ. Bức tượng được đặt ở đó từ năm 1891 đến 1896. Mặt tượng hướng về phía đông tức là khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay.
Sau năm 1896, một lần nữa người ta lại di dời bức tượng này về vườn hoa Cửa Nam.
Tháng 7/1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, chính phủ Trần Trọng Kim được quân Nhật dựng lên. Ở Hà Nội, cụ Trần Văn Lai được bổ nhiệm làm thị trưởng. Là một người yêu nước, cụ Lai đã cho đổi lại tên hầu hết các con phố Hà Nội từ những tên của Pháp sang tên các danh nhân nước Việt mà cụ biết. Đồng thời với hành động đó, cụ Lai cũng ký quyết định cho giật đổ nhiều tượng đài tàn tích của thực dân Pháp. Một trong số chúng là tượng bà đầm xòe ở vườn hoa Cửa Nam.
Cụ Lai giật đổ mất tượng, chứ nếu không, ngày nay, baoleo xin làm chân canh tượng, và bán vé cho bác michaeljo, lấy tiền ăn phở sáng cho sang. :-|