Sg có toà bị ảnh hưởng đây
Xuất hiện nứt nền, tường là tương đương cấp VI của thang đo động đất MSK-64 (của Nga) rồi, nó khác với thang đo Richte.
Chào cụ, cụ cho hỏi là KO biết đợt qua những nhà bị rung lắc ở HN, HCM thế, có bị ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà ko?Em cũng nghĩ thế.
Em là dân kết cấu, được đào tạo chính quy. Em nhớ, hồi làm đồ án tốt nghiệp (1996) thì em đã phải tính toán kết cấu cho một công trình cao 13 tầng. Phần phức tạp nhất là tính toán chống gió động và động đất (theo tiêu chuẩn của Nga lúc đó) và mức độ dịch chuyển đỉnh của công trình không vượt quá giới hạn cho phép (đỉnh nóc không được dịch chuyển quá biên độ bằng 1/1000 chiều cao nhà); tần số dao động riêng của tòa nhà đảm bảo không gây hiện tượng cộng hưởng.
Hồi đó, tính toán chống động đất đã là bắt buộc đối với công trình cao tầng rồi, ngay cả đồ án tốt nghiệp của sinh viên xây dựng đã phải tính toán, dù kỹ thuật, công nghệ tính toán còn rất thô sơ.
Do vậy, ngay khi đọc thông tin về việc tòa nhà 34 tầng ở bên Thái Lan bị sụp đổ nhanh chóng, vì máu nghề nghiệp, em bật ngay câu hỏi tại sao rồi.
Chắc chắn, việc tính toán kết cấu (phương án kết cấu hoặc/và tính toán) có vấn đề. Chúng ta chờ xem, chắc chắn họ (Thái Lan) sẽ điều tra nguyên nhân.
Chúng ta ở VN, yên tâm một điều là, các công trình cao tầng đều được tính toán chống động đất theo quy định của quy chuẩn thiết kế rồi. Việc cảm nhận rung rinh, đồ đạc rơi vỡ, chao đảo là bình thường khi động đất xảy ra.
Thiết kế chống động đất cho công trình, không có nghĩa là, công trình không thể bị sụp đổ khi động đất lớn xảy ra.
Em nhớ, đọc đâu đó, lâu rồi, triết lý thiết kế chống động đất của người Nhật là, miễn là làm sao để công trình tồn tại đủ lâu trong cơn động đất để người bên trong kịp thoát ra, còn sau đó công trình có thể đổ sập. Tức là, họ ưu tiên cao nhất cho việc thoát người, còn chấp nhận xây lại nhà.
Chắc chắn là không việc gì, với mức độ ảnh hưởng đã được báo cáo ạ. Việc nứt tường, vỡ gạch nền là chuyện nhỏ, vì chúng không được coi là kết cấu chịu lực của công trình.Chào cụ, cụ cho hỏi là KO biết đợt qua những nhà bị rung lắc ở HN, HCM thế, có bị ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà ko?
Cảm ơn cụ, e thấy báo họ đăng mấy nhà bị nứt tường chút ở HCM thì có sửa được ko cụ nhỉ?Chắc chắn là không việc gì, với mức độ ảnh hưởng đã được báo cáo ạ. Việc nứt tường, vỡ gạch nền là chuyện nhỏ, vì chúng không được coi là kết cấu chịu lực của công trình.
Nom bế tắc quá các bác ạ
Chính xác là 79 người bác ạ, các cụ nhà ta cũng gài ẩn ý và thâm nho phết đấyNay thấy đưa tin VN cử 80 chiến sỹ qua tjam gia cứu hộ. Hình như hơi ít nhỉ!
Cụ tính kết cấu chống động đất có xét đến yếu tố công trình đang thi công thì bị động đất không cụ ( bê tông chưa đủ 28 ngày)Em cũng nghĩ thế.
Em là dân kết cấu, được đào tạo chính quy. Em nhớ, hồi làm đồ án tốt nghiệp (1996) thì em đã phải tính toán kết cấu cho một công trình cao 13 tầng. Phần phức tạp nhất là tính toán chống gió động và động đất (theo tiêu chuẩn của Nga lúc đó) và mức độ dịch chuyển đỉnh của công trình không vượt quá giới hạn cho phép (đỉnh nóc không được dịch chuyển quá biên độ bằng 1/1000 chiều cao nhà); tần số dao động riêng của tòa nhà đảm bảo không gây hiện tượng cộng hưởng.
Hồi đó, tính toán chống động đất đã là bắt buộc đối với công trình cao tầng rồi, ngay cả đồ án tốt nghiệp của sinh viên xây dựng đã phải tính toán, dù kỹ thuật, công nghệ tính toán còn rất thô sơ.
Do vậy, ngay khi đọc thông tin về việc tòa nhà 34 tầng ở bên Thái Lan bị sụp đổ nhanh chóng, vì máu nghề nghiệp, em bật ngay câu hỏi tại sao rồi.
Chắc chắn, việc tính toán kết cấu (phương án kết cấu hoặc/và tính toán) có vấn đề. Chúng ta chờ xem, chắc chắn họ (Thái Lan) sẽ điều tra nguyên nhân.
Chúng ta ở VN, yên tâm một điều là, các công trình cao tầng đều được tính toán chống động đất theo quy định của quy chuẩn thiết kế rồi. Việc cảm nhận rung rinh, đồ đạc rơi vỡ, chao đảo là bình thường khi động đất xảy ra.
Thiết kế chống động đất cho công trình, không có nghĩa là, công trình không thể bị sụp đổ khi động đất lớn xảy ra.
Em nhớ, đọc đâu đó, lâu rồi, triết lý thiết kế chống động đất của người Nhật là, miễn là làm sao để công trình tồn tại đủ lâu trong cơn động đất để người bên trong kịp thoát ra, còn sau đó công trình có thể đổ sập. Tức là, họ ưu tiên cao nhất cho việc thoát người, còn chấp nhận xây lại nhà.
Nay thấy đưa tin VN cử 80 chiến sỹ qua tjam gia cứu hộ. Hình như hơi ít nhỉ!
Giờ ko chỉ là nhà mặt đất mà e còn muốn nhà đất 1 tầng thôiNhìn hiện trường toàn đổ nát thế kia thì em nghĩ thiệt hại về con người không thể chỉ một hai nghìn được. Đúng là có tài thánh cũng chả lại được với thiên nhiên. Trận động đất này hình như cũng không có cảnh báo gì trước đó đúng không các cụ. May mà mình không sống ở vùng hay có động đất chứ cái nhà đang ở mà sập thì đúng là trời cứu
Em nghĩ đây ko chỉ là lúc làm nhân đạo mà là cơ hội tốt để học hỏi về ứng phó CHCN quy mô cực lớn, hiếm gặp.
Đây bác. 80 người là nhiều rồi vì cơ bản là trang thiết bị phục vụ tìm kiếm là chính. Tốn kém phết đấy.
Nhiều quá sang ai mà tiếp được các cụ, người ta đang lúc tang gia bối rối mình đến còn mệt hơn.Chính xác là 79 người bác ạ, các cụ nhà ta cũng gài ẩn ý và thâm nho phết đấy
Thỏ cũng nghĩ như bác. Đây là những dịp cực tốt để thực hành và đúc rút kinh nghiệm.Em nghĩ đây ko chỉ là lúc làm nhân đạo mà là cơ hội tốt để học hỏi về ứng phó CHCN quy mô cực lớn, hiếm gặp.
Lúc này cần nhiều đội qua hỗ trợ nhiều điểm khác nhau để rút kn, và quan trọng nhất là học và rút KN cách điều hành cứu hộ chung khi thảm họa xảy ra.
Ý em ko phải nhiều hay ít , mà là con số cụ ạ. Các cụ nhà ta chỉ cử 79 chứ không phải là 80 người. Con số 79 nó thâm thuý lắm đấy cụ nên tìm hiểu nhéNhiều quá sang ai mà tiếp được các cụ, người ta đang lúc tang gia bối rối mình đến còn mệt hơn.
Người ta đang hoạn nạn, mình sang giúp là đúng đạo lý. Sao lại thâm thuý gì ở đây. Em chịu không hiểu suy nghĩ của các cụ.Ý em ko phải nhiều hay ít , mà là con số cụ ạ. Các cụ nhà ta chỉ cử 79 chứ không phải là 80 người. Con số 79 nó thâm thuý lắm đấy cụ nên tìm hiểu nhé![]()
Cụ suy nghĩ giản đơn quá ạ ..Người ta đang hoạn nạn, mình sang giúp là đúng đạo lý. Sao lại thâm thuý gì ở đây. Em chịu không hiểu suy nghĩ của các cụ.
Có tính cụ ơi ở HN, HP, HCM các nhà cao tầng đều phải tính đến cấp động đất tối thiểu cấp 7 thang MSK-64 (đỉnh gia tốc nền ag>=0.08).VN mình cũng nên kiểm tra lại các cao ốc, việc nứt tường chung cư ở TpHCM là một cảnh báo.. hầu hết các cao ốc của mình em nghĩ cũng không thiết kế chống chịu được động đất. Cứ nói đừng lo, không sao đâu, mình không nằm trong vùng nguy hiểm, nhưng ai mà biết được.... nếu trận động đất vừa rồi không phải 7 mà là 9 độ thì e rằng một số cao ốc ở HN HCM cũng chưa chắc đã an toàn.
Bác hơi nâng cao quan điểm rồi. 79 không mang ý nghĩa chính trị, ngoại giao nào cả. Đơn giản là đi theo biên chế của 1 đại đội hỗn hợp công binh, hậu cần và kỹ thuật.Ý em ko phải nhiều hay ít , mà là con số cụ ạ. Các cụ nhà ta chỉ cử 79 chứ không phải là 80 người. Con số 79 nó thâm thuý lắm đấy cụ nên tìm hiểu nhé![]()
Quy định thế nhưng các ctr xây xong có đc kiểm tra lại yc này ko cụ?Có tính cụ ơi ở HN, HP, HCM các nhà cao tầng đều phải tính đến cấp động đất tối thiểu cấp 7 thang MSK-64 (đỉnh gia tốc nền ag>=0.08).