Hôm qua Xem kênh Nation Gra... Phần nói về Đại chiến TG 2- Cuộc chiến trên Biển giữa Anh _ Đức. Thật bất ngờ khi Biết sự thất bại của Bismarck (thiết giáp hạm Đức)- Con tàu Hùng mạnh nhất Đại dương: Vỏ thép 30 CM. Tầm bắn chính xác: 35 Km. Khởi đầu trận chiến Hải quân Anh dùng máy bay Cá Kiếm thả ngư lôi: Đây là loại máy bay siêu cổ lỗ - Hết hạn Đăng kiểm : Buồng lái hở , Tốc độ 80 Km/h, Liên lạc giữa các Phi công trong phi đội bằng tay....Chính vì vậy Hệ thống phòng không trên Bismarck không thể bắn trúng Cá Kiếm. Hậu quả Bismarck (thiết giáp hạm Đức - Lãnh trọn 1 quả ngư lôi vào Khoang lái , Kẹt bánh lái .... Gã khổng lồ Mất lái Bismarck chấp nhận thua trước các tàu chiến Anh.
E trích đăng : http://vi.wikipedia.org/wiki/Bismarck_(thiết_giáp_hạm_Đức).
Bismarck là chiến thuyền dẫn đầu trong lớp Thiết giáp hạm Bismarck được xây dựng cho Hải quân Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó được đặt tên theo thủ tướng Otto von Bismarck, động lực chính của nước Đức sau khi thống nhất Bismarck. Được đặt lườn tại xưởng đóng tàu Blohm & Voss ở Hamburg vào tháng 7 năm 1936 và được đưa ra vào thắng tư năm 1939. Nó bắt đầu hoạt động vào tháng 8 năm 1940. Cùng với người chị em của mình, Tirpitz, Bismark là chiếc tàu chiến lớn nhất từng được người Đức chế tạo và nặng nhất trong số các tàu chiến khác được xây dựng ở châu Âu.[2]
Bismarck chỉ tham gia một chiến dịch duy nhất trong suốt cuộc đời hoạt động, chiến dịch Rheinübung, tháng 5 năm 1940. Nó đã cùng chiếc tàu tuần dương hạng nặng Prinz Eugen rời Gotenhafen (Gdynia) sáng ngày 19 tháng 5 năm 1941 đến Bắc Đại Tây Dương với mục đích đánh chặn và tiêu diệt các đoàn tàu vận tải đang trên đường từ Bắc Mỹ đến Anh Quốc. Khi Bismarck và Prinz Eugen tiến ra Đại Tây Dương, chúng bị Hải quân Hoàng gia Anh phát hiện và đánh chặn trong trận eo Đan Mạch. Trong trận đánh ngắn ngủi này, chiếc tàu chiến-tuần dương Anh Hood (51), soái hạm của Hạm đội Nhà và là niềm kiêu hãnh của Hải quân Hoàng gia, bị đánh chìm trong khi chiếc thiết giáp hạm Prince of Wales phải rút lui.
Việc Hood bị đánh chìm khiến Thủ tướng Anh, Winston Churchill ra mệnh lệnh "Đánh chìm cho được Bismarck",[3] khởi sự một cuộc săn đuổi ráo riết của Hạm đội Anh. Hai ngày sau, khi Bismarck đã hầu như đến được vùng biển an toàn, những chiếc máy bay Swordfish xuất phát từ tàu sân bay Ark Royal mang ngư lôi và đã phóng trúng đích và khiến bánh lái của Bismark bị kẹt, cho phép lực lượng Anh bắt kịp. Sáng hôm sau, nó đã bị một hạm đội Anh đánh chìm, trong trận đánh diễn ra sáng ngày 27 tháng 5 năm 1941.[4][5] Tháng 6 năm 1989, Robert Ballard phát hiện ra vị trí của xác tàu Bismarck. Một số cuộc thám hiểm khác đã khảo sát chiếc tàu chiến bị chìm trong một nỗ lực để tìm tài liệu, biết được tình trạng của con tàu và để xác định nguyên nhân gây ra sự thất bại của con tàu.
Khoảng 08 giờ 00 ngày 27 tháng 5, Rodney và King George V tiến đến gần Bismarck ở khoảng cách 38 km (21 hải lý), khi mục tiêu được chiếu sáng rõ ràng trong ánh sáng bình minh. Vào lúc này tầm nhìn chỉ vào khoảng 18 km (10 hải lý) và biển động cấp 4-5. Gió thổi mạnh ở hướng 320 độ từ hướng Tây Bắc với cường độ cấp 6-7.[38] Rodney chuyển hướng về phía Bắc để hỏa lực của nó có thể nhắm vào suốt chiều dài của Bismarck, trong khi King George V tiếp cận bên hông. Chúng khai hỏa vào lúc 08 giờ 47 phút; Bismarck bắn pháo đáp trả, nhưng việc không thể bẻ lái và bị nghiêng về mạn trái đã ảnh hưởng đến độ chính xác. Tốc độ chậm chỉ có 12,5 km (7 knot) khiến cho nó trở thành một mục tiêu dễ dàng, và nó bị bắn trúng nhiều phát, và các tàu tuần dương hạng nặng Norfolk và Dorsetshire cùng tham gia nả pháo. Lúc 09 giờ 02 phút, một quả đạn pháo 203 mm (8 inch) từ Norfolk bắn trúng tháp điều khiển hỏa lực chính, làm thiệt mạng sĩ quan hỏa lực Adalbert Schneider, người vừa được tặng thưởng Huân chương Chữ thập sắt Hiệp sĩ vào những giờ đầu tiên sáng hôm đó do thành tích đánh chìm chiếc Hood. Lúc 09 giờ 08 phút, một quả đạn pháo hạng nặng từ chiếc Rodney bắn trúng cả hai tháp pháo phía trước của Bismarck: Anton và Bruno,[38] làm vô hiệu hóa chiếc thứ hai; việc này được nối tiếp bằng một loạt đạn pháo khác bắn trúng tháp chỉ huy phía trước khiến hầu hết sĩ quan cao cấp thiệt mạng.[39] Các tháp pháo phía sau Caesar và Dora tiếp tục ngắm bắn tại chỗ. Lúc 09 giờ 21 phút Dora bị loại khỏi vòng chiến. Khẩu đội của Anton xoay sở bắn được loạt pháo cuối cùng vào lúc 09 giờ 27 phút. Đến 09 giờ 31 Caesar bắn loạt pháo cuối cùng rồi sau đó cũng bị loại nốt.[38] Loạt pháo cuối cùng này cũng trúng được Rodney làm kẹt các ống phóng ngư lôi của con tàu này. Các loạt đạn pháo của Bismarck trong suốt trận chiến đều nhắm vào Rodney, chiếc tàu chiến cũ hơn, có thể do hy vọng muốn đạt được một chiến công tương tự như trường hợp của chiếc Hood. Khi Đô đốc Guernsey khám phá điều này, ông phát biểu: "Tạ ơn Trời là nó nhắm vào Rodney".[40] Cơ hội gần nhất mà Bismarck đe dọa King George V là khi von Müllenheim, ở vị trí ngắm bắn tại chỗ, đã ngắm thẳng trực tiếp vào tàu chiến đối phương, nhưng thiết bị ngắm của ông bị bắn hỏng trước khi có phát đạn bắn thẳng nào được bắn về phía chiếc thiết giáp hạm Anh. Trong vòng 44 phút, tất cả các khẩu pháo hạng nặng của Bismarck đều im tiếng. Rodney giờ đây tiến gần đến cự ly bắn thẳng trực tiếp (khoảng 3 km) để nả pháo vào cấu trúc thượng tầng, trong khi King George V tiếp tục bắn ở cự ly xa.
Những người còn sống sót của chiếc Bismarck đang được vớt lên chiếc HMS Dorsetshire ngày 27 tháng 5 năm 1941
Bismarck tiếp tục treo cờ hiệu của mình. Do không có dấu hiệu của sự đầu hàng cho dù sự chiến đấu hoàn toàn không cân sức, hạm đội Anh phải miễn cưỡng rời bỏ Bismarck. Nhiên liệu và đạn pháo của chúng đã gần cạn, chứng tỏ sự khó khăn thế nào đối với một thiết giáp hạm để đánh chìm một chiến hạm tương đương cho dù dưới sự tiếp chiến không cân sức. Tuy nhiên, sau khi biết chắc là đối thủ không thể nào quay về cảng, Rodney, King George V và các tàu khu trục được cho quay trở về nhà. Norfolk không còn quả ngư lôi nào, nên Dorsetshire phóng ba quả 533 mm (21-inch) và có thể đã trúng Bismarck vì ở một cự ly khá gần. Cấu trúc thượng tầng của chiếc thiết giáp hạm hầu như bị phá hủy hoàn toàn nhưng các động cơ của nó vẫn còn hoạt động, mặc dù Johannes "Hans" Zimmermann, một thợ đốt lò còn sống sót, xác nhận việc nước biển đã ngập vào các đường lấy nước buộc các kỹ sư phải giảm tốc độ xuống còn vì e ngại bị nổ,[41] và thân tàu trông còn có vẻ chắc chắn. Do đó, thay vì chịu nguy cơ bị bắt, những người còn sống sót đã ra lệnh tự đánh đắm và bỏ tàu. Nhiều người đã nhảy xuống nước, nhưng rất ít thủy thủ bên dưới hầm tàu sống sót. Vì Thuyền trưởng Lindemann được cho là đã chết với tất cả các sĩ quan cao cấp khác khi cầu tàu bị bắn trúng quả đạn pháo 405 mm (16 inch), người ta không rõ là liệu ông có ra lệnh tự đánh đắm hay không. Dù sao, một số người còn sống khẳng định trông thấy ông sống sót và đi theo con tàu đang chìm.
Bismarck chìm xuống sóng nước với mũi tàu trước tiên lúc 10 giờ 39 phút sáng hôm đó. Không biết số phận của con tàu, trong vài giờ sau đó căn cứ chỉ huy của Hạm đội Tây tiếp tục truyền đi những chỉ thị đến Bismarck, cho đến khi hãng tin Reuters thông báo những tin tức tư Anh rằng chiếc chiến hạm đã bị đánh chìm. Tại Anh, Hạ viện Anh được thông báo về việc đánh chìm vào đầu giờ chiều. Dorsetshire và Maori dừng lại để vớt những người còn sống sót, nhưng một báo động về sự xuất hiện của những chiếc U-boat buộc chúng phải rời khỏi hiện trường sau khi vớt được có 110 thủy thủ trên Bismarck, bỏ lại những người còn sống sót trên mặt biển. Sáng hôm sau, tàu ngầm U-74 và tàu trinh sát thời tiết Đức Sachsenwald vớt thêm được 5 người nữa. Tổng cộng có tới 1.995 trong số 2.200 thành viên thủy thủ đoàn tử nạn.[42]
Tổng cộng, đã có 2.876 quả đạn pháo mọi kích cỡ được các tàu chiến Anh bắn ra, với khoảng 300-400 phát trúng đích; trong số đó có 714 quả đạn pháo hạng nặng 305 mm (14 inch) và 406 mm (16 inch) từ hai chiếc thiết giáp hạm, với 80 phát trúng vào chiếc Bismarck.[43]
Sau khi đánh chìm đối phương, Đô đốc Tovey viết trong hồi ký của mình: "Bismarck đã tiến hành cuộc chiến đấu ngoan cường chưa từng thấy chống lại một số đông không tưởng, theo truyền thống những ngày tốt đẹp xa xưa của Hải quân Đế quốc Đức, và nó đã chìm xuống khi cờ hiệu vẫn tiếp tục phất phới bay".[44] Vị Đô đốc đã muốn công khai những suy nghĩ của mình, nhưng Bộ Hải quân đã khuyến cáo ông: “Cần thiết vì những lý do chính trị, các cảm nghĩ của ông không nên được tuyên bố công khai, mặc dù chúng ta rất ngưỡng mộ một cuộc chiến đấu anh dũng ".[45]
E trích đăng : http://vi.wikipedia.org/wiki/Bismarck_(thiết_giáp_hạm_Đức).
Bismarck là chiến thuyền dẫn đầu trong lớp Thiết giáp hạm Bismarck được xây dựng cho Hải quân Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó được đặt tên theo thủ tướng Otto von Bismarck, động lực chính của nước Đức sau khi thống nhất Bismarck. Được đặt lườn tại xưởng đóng tàu Blohm & Voss ở Hamburg vào tháng 7 năm 1936 và được đưa ra vào thắng tư năm 1939. Nó bắt đầu hoạt động vào tháng 8 năm 1940. Cùng với người chị em của mình, Tirpitz, Bismark là chiếc tàu chiến lớn nhất từng được người Đức chế tạo và nặng nhất trong số các tàu chiến khác được xây dựng ở châu Âu.[2]
Bismarck chỉ tham gia một chiến dịch duy nhất trong suốt cuộc đời hoạt động, chiến dịch Rheinübung, tháng 5 năm 1940. Nó đã cùng chiếc tàu tuần dương hạng nặng Prinz Eugen rời Gotenhafen (Gdynia) sáng ngày 19 tháng 5 năm 1941 đến Bắc Đại Tây Dương với mục đích đánh chặn và tiêu diệt các đoàn tàu vận tải đang trên đường từ Bắc Mỹ đến Anh Quốc. Khi Bismarck và Prinz Eugen tiến ra Đại Tây Dương, chúng bị Hải quân Hoàng gia Anh phát hiện và đánh chặn trong trận eo Đan Mạch. Trong trận đánh ngắn ngủi này, chiếc tàu chiến-tuần dương Anh Hood (51), soái hạm của Hạm đội Nhà và là niềm kiêu hãnh của Hải quân Hoàng gia, bị đánh chìm trong khi chiếc thiết giáp hạm Prince of Wales phải rút lui.
Việc Hood bị đánh chìm khiến Thủ tướng Anh, Winston Churchill ra mệnh lệnh "Đánh chìm cho được Bismarck",[3] khởi sự một cuộc săn đuổi ráo riết của Hạm đội Anh. Hai ngày sau, khi Bismarck đã hầu như đến được vùng biển an toàn, những chiếc máy bay Swordfish xuất phát từ tàu sân bay Ark Royal mang ngư lôi và đã phóng trúng đích và khiến bánh lái của Bismark bị kẹt, cho phép lực lượng Anh bắt kịp. Sáng hôm sau, nó đã bị một hạm đội Anh đánh chìm, trong trận đánh diễn ra sáng ngày 27 tháng 5 năm 1941.[4][5] Tháng 6 năm 1989, Robert Ballard phát hiện ra vị trí của xác tàu Bismarck. Một số cuộc thám hiểm khác đã khảo sát chiếc tàu chiến bị chìm trong một nỗ lực để tìm tài liệu, biết được tình trạng của con tàu và để xác định nguyên nhân gây ra sự thất bại của con tàu.
Khoảng 08 giờ 00 ngày 27 tháng 5, Rodney và King George V tiến đến gần Bismarck ở khoảng cách 38 km (21 hải lý), khi mục tiêu được chiếu sáng rõ ràng trong ánh sáng bình minh. Vào lúc này tầm nhìn chỉ vào khoảng 18 km (10 hải lý) và biển động cấp 4-5. Gió thổi mạnh ở hướng 320 độ từ hướng Tây Bắc với cường độ cấp 6-7.[38] Rodney chuyển hướng về phía Bắc để hỏa lực của nó có thể nhắm vào suốt chiều dài của Bismarck, trong khi King George V tiếp cận bên hông. Chúng khai hỏa vào lúc 08 giờ 47 phút; Bismarck bắn pháo đáp trả, nhưng việc không thể bẻ lái và bị nghiêng về mạn trái đã ảnh hưởng đến độ chính xác. Tốc độ chậm chỉ có 12,5 km (7 knot) khiến cho nó trở thành một mục tiêu dễ dàng, và nó bị bắn trúng nhiều phát, và các tàu tuần dương hạng nặng Norfolk và Dorsetshire cùng tham gia nả pháo. Lúc 09 giờ 02 phút, một quả đạn pháo 203 mm (8 inch) từ Norfolk bắn trúng tháp điều khiển hỏa lực chính, làm thiệt mạng sĩ quan hỏa lực Adalbert Schneider, người vừa được tặng thưởng Huân chương Chữ thập sắt Hiệp sĩ vào những giờ đầu tiên sáng hôm đó do thành tích đánh chìm chiếc Hood. Lúc 09 giờ 08 phút, một quả đạn pháo hạng nặng từ chiếc Rodney bắn trúng cả hai tháp pháo phía trước của Bismarck: Anton và Bruno,[38] làm vô hiệu hóa chiếc thứ hai; việc này được nối tiếp bằng một loạt đạn pháo khác bắn trúng tháp chỉ huy phía trước khiến hầu hết sĩ quan cao cấp thiệt mạng.[39] Các tháp pháo phía sau Caesar và Dora tiếp tục ngắm bắn tại chỗ. Lúc 09 giờ 21 phút Dora bị loại khỏi vòng chiến. Khẩu đội của Anton xoay sở bắn được loạt pháo cuối cùng vào lúc 09 giờ 27 phút. Đến 09 giờ 31 Caesar bắn loạt pháo cuối cùng rồi sau đó cũng bị loại nốt.[38] Loạt pháo cuối cùng này cũng trúng được Rodney làm kẹt các ống phóng ngư lôi của con tàu này. Các loạt đạn pháo của Bismarck trong suốt trận chiến đều nhắm vào Rodney, chiếc tàu chiến cũ hơn, có thể do hy vọng muốn đạt được một chiến công tương tự như trường hợp của chiếc Hood. Khi Đô đốc Guernsey khám phá điều này, ông phát biểu: "Tạ ơn Trời là nó nhắm vào Rodney".[40] Cơ hội gần nhất mà Bismarck đe dọa King George V là khi von Müllenheim, ở vị trí ngắm bắn tại chỗ, đã ngắm thẳng trực tiếp vào tàu chiến đối phương, nhưng thiết bị ngắm của ông bị bắn hỏng trước khi có phát đạn bắn thẳng nào được bắn về phía chiếc thiết giáp hạm Anh. Trong vòng 44 phút, tất cả các khẩu pháo hạng nặng của Bismarck đều im tiếng. Rodney giờ đây tiến gần đến cự ly bắn thẳng trực tiếp (khoảng 3 km) để nả pháo vào cấu trúc thượng tầng, trong khi King George V tiếp tục bắn ở cự ly xa.
Những người còn sống sót của chiếc Bismarck đang được vớt lên chiếc HMS Dorsetshire ngày 27 tháng 5 năm 1941
Bismarck tiếp tục treo cờ hiệu của mình. Do không có dấu hiệu của sự đầu hàng cho dù sự chiến đấu hoàn toàn không cân sức, hạm đội Anh phải miễn cưỡng rời bỏ Bismarck. Nhiên liệu và đạn pháo của chúng đã gần cạn, chứng tỏ sự khó khăn thế nào đối với một thiết giáp hạm để đánh chìm một chiến hạm tương đương cho dù dưới sự tiếp chiến không cân sức. Tuy nhiên, sau khi biết chắc là đối thủ không thể nào quay về cảng, Rodney, King George V và các tàu khu trục được cho quay trở về nhà. Norfolk không còn quả ngư lôi nào, nên Dorsetshire phóng ba quả 533 mm (21-inch) và có thể đã trúng Bismarck vì ở một cự ly khá gần. Cấu trúc thượng tầng của chiếc thiết giáp hạm hầu như bị phá hủy hoàn toàn nhưng các động cơ của nó vẫn còn hoạt động, mặc dù Johannes "Hans" Zimmermann, một thợ đốt lò còn sống sót, xác nhận việc nước biển đã ngập vào các đường lấy nước buộc các kỹ sư phải giảm tốc độ xuống còn vì e ngại bị nổ,[41] và thân tàu trông còn có vẻ chắc chắn. Do đó, thay vì chịu nguy cơ bị bắt, những người còn sống sót đã ra lệnh tự đánh đắm và bỏ tàu. Nhiều người đã nhảy xuống nước, nhưng rất ít thủy thủ bên dưới hầm tàu sống sót. Vì Thuyền trưởng Lindemann được cho là đã chết với tất cả các sĩ quan cao cấp khác khi cầu tàu bị bắn trúng quả đạn pháo 405 mm (16 inch), người ta không rõ là liệu ông có ra lệnh tự đánh đắm hay không. Dù sao, một số người còn sống khẳng định trông thấy ông sống sót và đi theo con tàu đang chìm.
Bismarck chìm xuống sóng nước với mũi tàu trước tiên lúc 10 giờ 39 phút sáng hôm đó. Không biết số phận của con tàu, trong vài giờ sau đó căn cứ chỉ huy của Hạm đội Tây tiếp tục truyền đi những chỉ thị đến Bismarck, cho đến khi hãng tin Reuters thông báo những tin tức tư Anh rằng chiếc chiến hạm đã bị đánh chìm. Tại Anh, Hạ viện Anh được thông báo về việc đánh chìm vào đầu giờ chiều. Dorsetshire và Maori dừng lại để vớt những người còn sống sót, nhưng một báo động về sự xuất hiện của những chiếc U-boat buộc chúng phải rời khỏi hiện trường sau khi vớt được có 110 thủy thủ trên Bismarck, bỏ lại những người còn sống sót trên mặt biển. Sáng hôm sau, tàu ngầm U-74 và tàu trinh sát thời tiết Đức Sachsenwald vớt thêm được 5 người nữa. Tổng cộng có tới 1.995 trong số 2.200 thành viên thủy thủ đoàn tử nạn.[42]
Tổng cộng, đã có 2.876 quả đạn pháo mọi kích cỡ được các tàu chiến Anh bắn ra, với khoảng 300-400 phát trúng đích; trong số đó có 714 quả đạn pháo hạng nặng 305 mm (14 inch) và 406 mm (16 inch) từ hai chiếc thiết giáp hạm, với 80 phát trúng vào chiếc Bismarck.[43]
Sau khi đánh chìm đối phương, Đô đốc Tovey viết trong hồi ký của mình: "Bismarck đã tiến hành cuộc chiến đấu ngoan cường chưa từng thấy chống lại một số đông không tưởng, theo truyền thống những ngày tốt đẹp xa xưa của Hải quân Đế quốc Đức, và nó đã chìm xuống khi cờ hiệu vẫn tiếp tục phất phới bay".[44] Vị Đô đốc đã muốn công khai những suy nghĩ của mình, nhưng Bộ Hải quân đã khuyến cáo ông: “Cần thiết vì những lý do chính trị, các cảm nghĩ của ông không nên được tuyên bố công khai, mặc dù chúng ta rất ngưỡng mộ một cuộc chiến đấu anh dũng ".[45]