[Funland] 25 tháng 6 năm 1950 chiến tranh Triều Tiên nổ ra

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Korean War (9_6).jpg

25-10-1950 – tàu khu trục USS Missouri (BB-63) neo bên ngoài cảng Wonsan, Bắc Triều Tiên. Một tàu khu trục của Anh nằm ở phía bên phải
Korean War (9_7).jpg

26-10-1950 – sáu tàu đổ bộ tăng LST của Hoa Kỳ và Hàn Quốc dỡ hàng tại Wonsan, Bắc Triều Tiên, trong cuộc đổ bộ của Sư đoàn thủy quân lục chiến 1. USS LST-1123 là chiếc thứ hai tính từ cuối. Chiếc LST gần nhất mang số phụ QO-83. Khung cảnh này nhìn về phía tây bắc dọc theo bờ phía đông của bán đảo Kalmo Pando
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Korean War (9_8).jpg

26-10-1950 – các xe lội nước bánh xích LVT và tàu đổ bộ LCVP thuộc Sư đoàn thủy quân lục chiến 1 đổ bộ lên Wonsan, Bắc Triều Tiên. Sóng rất to do LVT tạo ra khi chúng lao về phía bãi biển
Korean War (9_9).jpg

26-10-1950 – USS LST-1048 thả những xe lội nước bánh xích LVT trong ngày đầu tiên chiến dịch đổ bộ lên cảng Wonsan, Bắc Triều Tiên
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Korean War (9_12).jpg

26-10-1950 – Các sĩ quan chỉ huy họp trên USS Incredible (AM-249) bàn về hoạt động quét mìn ngoài khơi Wonsan, Bắc Triều Tiên. Từ trái sang phải: Thiếu tá Edward P. Flynn, Chỉ huy USS Incredible; Thiếu tá Nicholas Grkovic, Chỉ huy USS Kite (AMS-22); Thiếu tá Robert C. Fuller, Chỉ huy USS Partridge (AMS-31); Thiếu tá D'Arcy V. Shouldice, Chỉ huy thuộc Sư đoàn 31; Thiếu tá T.R. Howard, Chỉ huy USS Redhead (AMS-34); Thiếu tá James P. McMahon, Chỉ huy USS Chatterer (AMS-40); Thiếu tá Philip Levin, Chỉ huy USS Osprey (AMS-28) và Thiếu tá Stanley P. Gary, Chỉ huy USS Mockingbird (AMS-27)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Korean War (9_13).jpg

18-10-1950 – Tàu quét mìn YMS-516 của Hàn Quốc bị chìm trong cảng Wonsan, sau khi kích nổ một quả thuỷ lôi từ trường trong hoạt động rà phá bom mìn phía tây Kalma Pando. USS Redhead (AMS-34) nằm ngay bên phải con tàu đang chìm, giải cứu những người sống sót, còn một tàu quét mìn khác ở bên trái. Ảnh chụp từ USS Merganser (AMS-26). Tàu YMS-516 ban đầu là YMS-148 của Hải quân Hoa Kỳ, từng phục vụ trong Hải quân Anh thời kỳ 1943-1946

Korean War (9_14).jpg

18-10-1950 – Tàu quét mìn YMS-516 của Hàn Quốc bị chìm trong cảng Wonsan, sau khi kích nổ một quả thuỷ lôi từ trường trong hoạt động rà phá bom mìn phía tây Kalma Pando. USS Redhead (AMS-34) nằm ngay bên phải con tàu đang chìm, giải cứu những người sống sót, còn một tàu quét mìn khác ở bên trái. Ảnh chụp từ USS Merganser (AMS-26). Tàu YMS-516 ban đầu là YMS-148 của Hải quân Hoa Kỳ, từng phục vụ trong Hải quân Anh thời kỳ 1943-46
 

dhatcntt

Xe tăng
Biển số
OF-342215
Ngày cấp bằng
10/11/14
Số km
1,116
Động cơ
893 Mã lực
Để cho giặc nó vào nhà, thì kiểu gì cũng nát, từ Hàn tới Việt Nam trong quá khứ. Nên Lê Duẩn rất giỏi, cơ mà không ai biết lắm, cỡ 200 năm nữa, tên tuổi Lê Duẩn sẽ nổi danh như Lê Thánh Tông bây giờ, thông nhất VN, xâm lược đuọc Cam, gây ảnh hưởng hoàn toàn lên Lào, đưa VN lên vị thế của đế quốc trong 1 thời gian.
Tưởng thằng khoailang bị band ip rồi chứ các mod?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Korean War (9_35).jpg

26-10-1950 – hơn 50.000 lính Mỹ và Liên Hợp Quốc được tàu đổ bộ chở qua bãi mìn càng Wonsan để vào bờ biển Bắc Triều Tiên sát Mãn Châu Lý (Trung Quốc). Ảnh: Gene Herrick

Korean War (9_8).jpg

26-10-1950 – hơn 50.000 lính Mỹ và Liên Hợp Quốc được tàu đổ bộ chở qua bãi mìn càng Wonsan để vào bờ biển Bắc Triều Tiên sát Mãn Châu Lý (Trung Quốc). Các xe lội nước bánh xích LVT và tàu đổ bộ LCVP thuộc Sư đoàn thủy quân lục chiến 1 đổ bộ lên Wonsan, Bắc Triều Tiên. Sóng rất to do LVT tạo ra khi chúng lao về phía bãi biển
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Korean War (9_37).jpg

15-10-1950 – được máy bay yểm trợ, binh sĩ Sư đoàn 1 TQLC tiến vào Wonsan, không bị đổ máu

Korean War (9_38).jpg

Chân dung Nguyên soái Joseph Stalin và Kim Nhật Thành vứt lăn lóc tại Tổ hợp lọc dầu thành phố Wonsan (Bắc Triều Tiên). Ảnh: Không quân Mỹ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Trước khi post hình Lực lượng Liên Hợp Quốc chiếm Bình Nhưỡng hôm 19 tháng 10 năm 1950, ta điểm lại tình hình phe Stalin - Kim Nhật Thành - Mao Trạch Đông
Lưu ý, đây là bài tổng hợp, các ý kiến trong bài chưa hẳn đúng, vì được viết theo quan điểm của người viết, các cụ coi đó là tham khảo

Các lực lượng Liên Hiệp Quốc vượt qua biên giới tiến vào Bắc Triều Tiên đầu tháng 10 năm 1950. Quân đoàn 10 của Mỹ đổ bộ từ biển vào bờ tại Wonsan và Iwon. Hai nơi này đã bị quân đội Hàn Quốc tiến công trên bộ chiếm được. Các lực lượng còn lại của Hoa Kỳ sát cánh với quân Hàn Quốc tiến quân theo phía bờ tây của Triều Tiên và chiếm được Bình Nhưỡng ngày 19-10-1950.
Đến cuối tháng 10-1950, quân đội Bắc Triều Tiên tan rã nhanh chóng, và quân Liên Hiệp Quốc bắt được trên 100.000 tù binh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Vai trò của Stalin trong Chiến tranh Triều Tiên
Trước đây sách báo các nước đưa ra những tư liệu khác nhau, thậm chí trái ngược về cuộc chiến tranh Triều Tiên. Đầu thập kỷ 1990, Nga công bố các bài phỏng vấn một số nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên tỵ nạn tại Liên Xô cũ và giải mật nhiều tài liệu lưu trữ, trong đó có thư, điện Stalin trao đổi với Kim Nhật Thành và Mao Trạch Đông. Tháng 6/1994, Tổng thống Yeltsin trao cho Tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam 215 bộ hồ sơ của Liên Xô cũ liên quan đến chiến tranh Triều Tiên; Hàn Quốc dịch, xuất bản thành sách “Trích yếu các văn kiện chiến tranh Triều Tiên” (có cả bản tiếng Anh). Cuối thập kỷ 1980, Trung Quốc công bố nhiều tài liệu liên quan. Giới sử học thế giới đã tổ chức 2 hội thảo quốc tế về Chiến tranh Lạnh (Washington 12/1995 và Hong Kong), nhờ đó nhiều bí ẩn của cuộc chiến này đã được làm sáng tỏ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Stalin cho rằng bán đảo Triều Tiên có tầm chiến lược quan trọng, nếu Hàn Quốc được giải phóng thì phạm vi thế lực của Liên Xô sẽ mở rộng tới sát Nhật Bản, đối thủ kỳ cựu đáng gờm nhất của Nga từ cuối thế kỷ 19. Tuy vậy, Liên Xô không muốn đụng độ với Mỹ; vì thế dù Kim Nhật Thành nhiều lần đề nghị giúp “thống nhất đất nước” nhưng Stalin chỉ tăng viện trợ quân sự cho Bắc Triều Tiên mà thôi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Cuối năm 1948, Liên Xô rút quân khỏi Bắc Triều Tiên. Sau đó Bắc Triều Tiên tố cáo Lý Thừa Vãn tập kết 40 nghìn quân sát vĩ tuyến 38 định tấn công miền Bắc. Tháng 3/1949, Kim Nhật Thành sang Liên Xô bàn với Stalin vấn đề bảo vệ Bắc Triều Tiên. Ít lâu sau Bắc Triều Tiên báo cho Stalin biết: tháng 5/1949 Mỹ sẽ rút hết quân ra khỏi Nam Triều Tiên và Lý Thừa Vãn quyết định tháng 6 đánh lên phía Bắc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Stalin rất lo, vì Bắc Triều Tiên lúc này mới có 3 sư đoàn bộ binh, còn Hàn Quốc có 6 sư đoàn trang bị vũ khí Mỹ hiện đại. Stalin bèn đề nghị Kim Nhật Thành bàn với Mao Trạch Đông cho 12 nghìn binh sĩ Trung Quốc người gốc Triều Tiên mang theo vũ khí biên chế vào quân đội Bắc Triều Tiên.
Tháng 9/1949, Bắc Triều Tiên đã có 90 nghìn quân, trang bị đầy đủ các loại vũ khí. Kim Nhật Thành nhận định: nếu tình hình quốc tế cho phép thì Bắc Triều Tiên có thể chiếm Nam Triều Tiên trong vòng từ 2 tuần đến 2 tháng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Tình hình thuận lợi đó xuất hiện khi tháng 1/1950 Tổng thống Truman tuyên bố vành đai an toàn của Mỹ không bao gồm Hàn Quốc và Đài Loan; Mỹ sẽ không dùng hành động quân sự trực tiếp bảo vệ vùng này.
Hai tuần sau, Stalin báo Kim Nhật Thành biết ông sẵn sàng bàn việc thống nhất Triều Tiên, và Liên Xô tăng viện trợ quân sự cho Bắc Triều Tiên lên tới 300 triệu rúp. Lúc này Stalin càng tích cực ủng hộ giải phóng Hàn Quốc vì tình báo Liên Xô bắt được điện mật của MacArthur (Tư lệnh quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật) gửi về Mỹ, chủ trương không can thiệp vào cuộc xung đột Nam-Bắc Triều Tiên.
Tuy thế, Stalin vẫn thận trọng nhắc Kim chỉ được dùng hình thức phản công khi Hàn Quốc tấn công trước, và kế hoạch đó phải được Mao Trạch Đông đồng ý. Đáng chú ý là Stalin không hề lộ cho Mao biết ý định trên, dù lúc đó Mao đang ở thăm Liên Xô hai tháng và Mao sốt sắng đề nghị Stalin giúp Trung Quốc giải phóng Đài Loan trước, giúp Bắc Triều Tiên giải phóng Hàn Quốc sau.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Ngày 30/3/1950, Kim bí mật đi gặp Stalin; trước khi đi, Kim có báo cho Mao biết. Tháng 5, Kim đến Trung Quốc thông báo kết quả cuộc hội đàm ở Moscow. Trước một việc đã rồi và được Stalin an ủi bằng cách dành cho Trung Quốc quyền quyết định tối hậu về cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mao Trạch Đông miễn cưỡng đồng ý với kế hoạch tấn công của Kim và đồng ý giúp về quân sự nếu Bắc Triều Tiên có nhu cầu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Được Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ, Kim ráo riết chuẩn bị. Liên Xô tích cực viện trợ và cử hơn 3.000 cố vấn quân sự sang giúp; tính trung bình cứ 45 lính Bắc Triều Tiên có một cố vấn Liên Xô. Trung tướng Vaxilev dẫn đầu đoàn cố vấn lập kế hoạch tác chiến, yêu cầu trong 22-27 ngày phải chiếm xong Hàn Quốc.
Ngày 11/6/1950, Lý Thừa Vãn từ chối đề nghị hoà bình thống nhất đất nước của Bắc Triều Tiên. Ngày 25/6 xảy ra vụ khiêu khích của Nam Triều Tiên tại vĩ tuyến 38. Lập tức 7 sư đoàn quân Bắc Triều Tiên ém sẵn tại đây tràn qua giới tuyến quân sự, ào ào tiến xuống miền Nam.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Trong các bức điện ngày 1 và 6 tháng 7 năm 1950, Stalin viết: Liên Xô sẽ “hoàn toàn thoả mãn yêu cầu của Bắc Triều Tiên về vận chuyển vũ khí và các trang bị quân sự khác”, “sẽ cung cấp toàn diện các loại vũ khí, xe tăng…”
Viện trợ quân sự trong năm 1950 lên tới kỷ lục 870 triệu rúp. Nhờ vậy quân Bắc Triều Tiên nhanh chóng chiếm gần hết Hàn Quốc, chỉ khi tới Pusan tận cùng phía nam mới gặp chống cự đáng kể.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Stalin theo dõi sát chiến sự, liên tục gửi điện chỉ đạo tác chiến cho Kim Nhật Thành. Sau khi chiếm Seoul, quân Bắc Triều Tiên ngừng tiến công để nghỉ ngơi và chỉnh đốn. Thấy thế Stalin liền chỉ thị Kim: “tuyệt đối phải tiếp tục tấn công, phải giải phóng Hàn Quốc sớm nhất, không cho Mỹ có cơ hội tham chiến.”
Ngày 28/8 ông đề nghị Kim tập trung không quân vào tấn công. Sau khi hứa “sẽ cung cấp thêm máy bay” ông an ủi “chớ nên lo nghĩ về việc chưa giành được thắng lợi hoàn toàn”, và ca ngợi Bắc Triều Tiên “đã trở thành ngọn cờ của phong trào giải phóng châu Á”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Khi đà tấn công bị chững lại do Mỹ ném bom đội hình hành quân, ngày 8/7/1950, Kim đề nghị cho 25-35 cố vấn quân sự Liên Xô vượt vĩ tuyến 38 xuống giúp Bộ Tham mưu mặt trận và Quân đoàn II, Stalin buộc phải đồng ý nhưng nhấn mạnh các cố vấn phải lấy danh nghĩa là “phóng viên báo Sự Thật”, và chỉ “đến Bộ Tư lệnh Mặt trận mà không xuống đơn vị chiến đấu.”
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Ngày 15/9/1950, quân Mỹ đổ bộ vào Inchon ở phía tây Seoul; cắt đường rút lui của quân Bắc Triều Tiên; chiến cuộc bắt đầu bất lợi khiến Stalin rất lo lắng.
Ngày 18/7, ông yêu cầu Kim điều ngay 4 sư đoàn từ Pusan về Seoul, và chỉ thị B.ộ trưởng Quốc phòng Liên Xô Vaxilevxki lập kế hoạch cho không quân Liên Xô bảo vệ thủ đô Bắc Triều Tiên, điều một số máy bay, ra đa và bộ đội phòng không sang Bình Nhưỡng. Stalin còn cử Phó Tổng Tham mưu trưởng Sakharov (đổi tên là Matveev) dẫn phái đoàn sang Bắc Triều Tiên mang theo lệnh ngừng tấn công vành đai phòng thủ Pusan, rút về giữ Seoul.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,951 Mã lực
Trong bức điện ngày 27/9, Stalin trách “Bộ Tư lệnh Mặt trận, Bộ tư lệnh Quân đoàn (Bắc Triều Tiên) đã phạm sai lầm nghiêm trọng về chỉ huy quân sự, nhất là về chiến thuật”, và phê bình “các cố vấn quân sự Liên Xô có trách nhiệm càng lớn hơn về các sai lầm đó”, họ đã “ngu xuẩn” trong việc vận dụng chiến thuật xe tăng và tỏ ra “thiếu hiểu biết” trong công tác tình báo; tình hình xấu đi là do các cố vấn Liên Xô coi nhẹ “ý nghĩa chiến lược của việc địch đổ bộ Inchon …. Điều đó cộng với sự thiếu tầm nhìn chiến lược đã khiến họ nghi ngờ tính tất yếu của việc rút bộ đội từ miền nam về Seoul; việc điều động bộ đội đã bị kéo dài và gác lại”.
Stalin cho rằng “nếu thi hành đúng và kịp thời lệnh của Bộ Thống soái Tối cao Liên Xô về việc rút 4 sư đoàn từ mặt trận chính về Seoul” thì “lẽ ra đã có thể thay đổi căn bản tình hình ở Seoul”.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top