- Biển số
- OF-104982
- Ngày cấp bằng
- 6/7/11
- Số km
- 1,295
- Động cơ
- 408,444 Mã lực
Bộ Tài chính đã gửi dự thảo tờ trình về việc tăng thuế TTĐB đến tất cả các đơn vị đang kinh doanh trong ngành ôtô tại Việt Nam để lấy ý kiến trước ngày 20/5 báo cáo Chính Phủ.
Thế mạnh của xe nhập khẩu
Phương án mà Bộ Tài chính đề xuất sẽ làm tăng giá bán xe nhập khẩu tại Việt Nam
Nguyên nhân của việc thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là vào năm 2018, thuế nhập khẩu ôtô từ các nước trong khối ASEAN sẽ là 0% (với điều kiện tỉ lệ nội địa hoá tại nước sở tại là 40%), cùng ý kiến từ Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội cơ khí Việt Nam (VAMI) cho rằng cách tính thuế TTĐB hiện tại chưa hợp lý đối với xe lắp ráp trong nước. Bộ Tài Chính đã đề nghị có những giải pháp để bảo hộ sản xuất trong nước và cần thiết phải sửa đổi quy định về giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ôtô để bảo đảm công bằng.
Và nội dung đề xuất trong tờ trình của Bộ Tài Chính sẽ có ảnh hưởng tới toàn bộ các doanh nghiệp kinh doanh ôtô tại Việt Nam không chỉ đối với các thương hiệu được nhập khẩu nguyên chiếc tại Việt Nam, mà ngay cả các thành viên VAMA, bởi ngoài việc lắp ráp, các doanh nghiệp này cũng nhập khẩu nguyên chiếc một số mẫu xe để kinh doanh.
Sức tiêu thụ ô tô của thị trường Việt Nam đang cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng
Sự thay đổi về cách tính thuế TTĐB không chỉ ảnh hưởng tới các nhà phân phối xe nhập khẩu nguyên chiếc mà còn cả các nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam
Bộ Tài chính cho rằng, nếu tiếp tục duy trì quy định về giá tính thuế TTĐB đối với ôtô dưới 24 chỗ ngồi như hiện hành (với khác biệt về chi phí bán hàng trong nước) thì khi thuế nhập khẩu cắt giảm về mức 0% thì ô tô dưới 24 chỗ ngồi nhập khẩu sẽ càng có lợi thế cạnh tranh về giá hơn so với sản xuất, lắp ráp trong nước. Và qua tổng hợp kinh nghiệm quốc tế đối với những nước có quy định mặt hàng áp dụng thuế TTĐB theo tỷ lệ % như Việt Nam, bộ Tài chính thấy rằng có 02 (hai) nhóm nước quy định giá tính thuế TTĐB khác nhau như sau:
Nhóm 1: Giá tính thuế TTĐB là giá bán buôn (Wholesale Price) hoặc giá bán lẻ đến người tiêu dùng cuối cùng (Retail Selling Price) đối với cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước: Hàn Quốc, Israel, Mê-hi-cô, Australia áp dụng giá tính thuế TTĐB là giá bán buôn; Phần Lan, Áo, Chile áp dụng giá tính thuế TTĐB là giá bán lẻ đến người tiêu dùng cuối cùng. Cũng có nước như Philippines quy định giá tính thuế TTĐB áp dụng chung cho cả hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu và tùy mặt hàng mà giá tính thuế là giá bán buôn (ô tô, nước hoa các loại, đồ trang sức, du thuyền và dụng cụ thể thao) hoặc giá bán lẻ (rượu các loại). Theo nhóm này, giá tính thuế TTĐB sẽ bao gồm cả chi phí bán hàng trong nước của người nộp thuế không phân biệt cơ sở sản xuất hay cơ sở nhập khẩu và có nhiều trường hợp thu trên cả chi phí khâu lưu thông thương mại đến người tiêu dùng cuối cùng.
Nhóm 2: Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB là giá CIF cộng (+) với thuế nhập khẩu; đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá bán tại kho nhà máy (Ex-factory price: chưa bao gồm các loại chi phí bán hàng, vận chuyển từ kho của nhà sản xuất đến người tiêu dùng). Nhóm này gồm một số nước như: Indonesia, Thái Lan, Cam-pu-chia, Malaysia (Giá tính thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất trong nước là giá bán buôn trừ đi phần giá trị nội địa hóa - Bộ Tài Chính). Tuy nhiên, Thái Lan đang dự kiến quy định giá tính thuế TTĐB là giá bán lẻ đối với cả hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu, do khó xác định khái niệm giá bán tại kho nhà máy này không rõ ràng tạo kẽ hở để lợi dụng giảm thuế do phân bổ giữa công ty mẹ/con (Cục thuế TTĐB, Bộ Tài chính Thái Lan - Bộ Tài Chính).
Xuất phát từ vướng mắc về giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô dưới 24 chỗ ngồi nhập khẩu và trên cơ sở quy định của Luật thuế TTĐB hiện hành trình bày ở trên, Bộ Tài chính đề xuất hai phương án xử lý như sau:
Phương án 1: Bổ sung quy định giá tính thuế TTĐB đối với ôtô dưới 24 chỗ ngồi nhập khẩu bao gồm cả chi phí bán hàng trong nước của nhà nhập khẩu thông qua việc thu thêm thuế TTĐB tại khâu nội địa khi nhà nhập khẩu ôtô bán ra. Theo đó, nhà nhập khẩu được tính trừ số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu. Đồng thời, để hạn chế chuyển giá thông qua kê khai giảm giá tính thuế của nhà nhập khẩu dẫn đến số thuế TTĐB phải nộp âm, thì dự thảo sẽ bổ sung quy định trường hợp số thuế TTĐB phải nộp ở khâu bán ra trong nước nhỏ hơn số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu (số thuế TTĐB âm) thì nhà nhập khẩu chỉ được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB tính được khi bán ra trong nước.
Việc xác định giá tính thuế TTĐB khi bán ra trong nước đối với cơ sở nhập khẩu được như cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB bán ra trong nước.
Bộ Tài chính cho rằng ưu điểm của phương án này là: Bảo đảm bình đẳng về giá tính thuế giữa ôtô dưới 24 chỗ ngồi nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước trước bối cảnh thuế nhập khẩu được cắt giảm mạnh; qua đó, ôtô sản xuất trong nước có thể cạnh tranh bình đẳng với hàng nhập khẩu. Đi kèm với đó, bộ cũng cho rằng phương án này cũng sẽ dẫn đến phản ứng từ một số nhà nhập khẩu ôtô chính hãng tại Việt Nam như Audi, BMW, Porsche, Renault, Subaru, Volkswagen.
Phương án 2: Giữ nguyên quy định hiện hành về giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu. Bộ Tài chính cho rằng phương án này giữ ổn định trong quy định về giá tính thuế TTĐB như ý kiến một số nhà nhập khẩu nhưng sẽ giảm khả năng cạnh tranh của ôtô lắp ráp trong nước trong bối cảnh thuế nhập khẩu đang được cắt giảm về 0% theo các cam kết quốc tế.
Từ phân tích ưu/nhược điểm của hai phương án nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị chọn phương án 1.
Hiện tại, các nhà nhập khẩu chính thức ôtô Việt Nam chưa có bất cứ ý kiến chính thức nào về dự thảo tờ trình này của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, đại diện một nhà nhập khẩu ôtô tại Việt Nam giấu tên cho biết, nếu theo phương án mà dự thảo của Bộ Tài chính đã lựa chọn thì sẽ có khá nhiều vấn đề cần bàn thảo kỹ lại bởi cách tích thuế TTĐB mới sẽ làm tăng thêm giá xe khoảng 10-12%; trong đó, các mẫu xe nhập khẩu không phải từ khối ASEAN sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất, do sẽ phải tự chi trả những các khoản đầu tư về thương hiệu, marketing, bán hàng, dịch vụ…
Như Phúc
Thế mạnh của xe nhập khẩu
Phương án mà Bộ Tài chính đề xuất sẽ làm tăng giá bán xe nhập khẩu tại Việt Nam
Nguyên nhân của việc thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là vào năm 2018, thuế nhập khẩu ôtô từ các nước trong khối ASEAN sẽ là 0% (với điều kiện tỉ lệ nội địa hoá tại nước sở tại là 40%), cùng ý kiến từ Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội cơ khí Việt Nam (VAMI) cho rằng cách tính thuế TTĐB hiện tại chưa hợp lý đối với xe lắp ráp trong nước. Bộ Tài Chính đã đề nghị có những giải pháp để bảo hộ sản xuất trong nước và cần thiết phải sửa đổi quy định về giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ôtô để bảo đảm công bằng.
Và nội dung đề xuất trong tờ trình của Bộ Tài Chính sẽ có ảnh hưởng tới toàn bộ các doanh nghiệp kinh doanh ôtô tại Việt Nam không chỉ đối với các thương hiệu được nhập khẩu nguyên chiếc tại Việt Nam, mà ngay cả các thành viên VAMA, bởi ngoài việc lắp ráp, các doanh nghiệp này cũng nhập khẩu nguyên chiếc một số mẫu xe để kinh doanh.
Sức tiêu thụ ô tô của thị trường Việt Nam đang cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng
Sự thay đổi về cách tính thuế TTĐB không chỉ ảnh hưởng tới các nhà phân phối xe nhập khẩu nguyên chiếc mà còn cả các nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam
Bộ Tài chính cho rằng, nếu tiếp tục duy trì quy định về giá tính thuế TTĐB đối với ôtô dưới 24 chỗ ngồi như hiện hành (với khác biệt về chi phí bán hàng trong nước) thì khi thuế nhập khẩu cắt giảm về mức 0% thì ô tô dưới 24 chỗ ngồi nhập khẩu sẽ càng có lợi thế cạnh tranh về giá hơn so với sản xuất, lắp ráp trong nước. Và qua tổng hợp kinh nghiệm quốc tế đối với những nước có quy định mặt hàng áp dụng thuế TTĐB theo tỷ lệ % như Việt Nam, bộ Tài chính thấy rằng có 02 (hai) nhóm nước quy định giá tính thuế TTĐB khác nhau như sau:
Nhóm 1: Giá tính thuế TTĐB là giá bán buôn (Wholesale Price) hoặc giá bán lẻ đến người tiêu dùng cuối cùng (Retail Selling Price) đối với cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước: Hàn Quốc, Israel, Mê-hi-cô, Australia áp dụng giá tính thuế TTĐB là giá bán buôn; Phần Lan, Áo, Chile áp dụng giá tính thuế TTĐB là giá bán lẻ đến người tiêu dùng cuối cùng. Cũng có nước như Philippines quy định giá tính thuế TTĐB áp dụng chung cho cả hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu và tùy mặt hàng mà giá tính thuế là giá bán buôn (ô tô, nước hoa các loại, đồ trang sức, du thuyền và dụng cụ thể thao) hoặc giá bán lẻ (rượu các loại). Theo nhóm này, giá tính thuế TTĐB sẽ bao gồm cả chi phí bán hàng trong nước của người nộp thuế không phân biệt cơ sở sản xuất hay cơ sở nhập khẩu và có nhiều trường hợp thu trên cả chi phí khâu lưu thông thương mại đến người tiêu dùng cuối cùng.
Nhóm 2: Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB là giá CIF cộng (+) với thuế nhập khẩu; đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá bán tại kho nhà máy (Ex-factory price: chưa bao gồm các loại chi phí bán hàng, vận chuyển từ kho của nhà sản xuất đến người tiêu dùng). Nhóm này gồm một số nước như: Indonesia, Thái Lan, Cam-pu-chia, Malaysia (Giá tính thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất trong nước là giá bán buôn trừ đi phần giá trị nội địa hóa - Bộ Tài Chính). Tuy nhiên, Thái Lan đang dự kiến quy định giá tính thuế TTĐB là giá bán lẻ đối với cả hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu, do khó xác định khái niệm giá bán tại kho nhà máy này không rõ ràng tạo kẽ hở để lợi dụng giảm thuế do phân bổ giữa công ty mẹ/con (Cục thuế TTĐB, Bộ Tài chính Thái Lan - Bộ Tài Chính).
Xuất phát từ vướng mắc về giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô dưới 24 chỗ ngồi nhập khẩu và trên cơ sở quy định của Luật thuế TTĐB hiện hành trình bày ở trên, Bộ Tài chính đề xuất hai phương án xử lý như sau:
Phương án 1: Bổ sung quy định giá tính thuế TTĐB đối với ôtô dưới 24 chỗ ngồi nhập khẩu bao gồm cả chi phí bán hàng trong nước của nhà nhập khẩu thông qua việc thu thêm thuế TTĐB tại khâu nội địa khi nhà nhập khẩu ôtô bán ra. Theo đó, nhà nhập khẩu được tính trừ số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu. Đồng thời, để hạn chế chuyển giá thông qua kê khai giảm giá tính thuế của nhà nhập khẩu dẫn đến số thuế TTĐB phải nộp âm, thì dự thảo sẽ bổ sung quy định trường hợp số thuế TTĐB phải nộp ở khâu bán ra trong nước nhỏ hơn số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu (số thuế TTĐB âm) thì nhà nhập khẩu chỉ được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB tính được khi bán ra trong nước.
Việc xác định giá tính thuế TTĐB khi bán ra trong nước đối với cơ sở nhập khẩu được như cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB bán ra trong nước.
Bộ Tài chính cho rằng ưu điểm của phương án này là: Bảo đảm bình đẳng về giá tính thuế giữa ôtô dưới 24 chỗ ngồi nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước trước bối cảnh thuế nhập khẩu được cắt giảm mạnh; qua đó, ôtô sản xuất trong nước có thể cạnh tranh bình đẳng với hàng nhập khẩu. Đi kèm với đó, bộ cũng cho rằng phương án này cũng sẽ dẫn đến phản ứng từ một số nhà nhập khẩu ôtô chính hãng tại Việt Nam như Audi, BMW, Porsche, Renault, Subaru, Volkswagen.
Phương án 2: Giữ nguyên quy định hiện hành về giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu. Bộ Tài chính cho rằng phương án này giữ ổn định trong quy định về giá tính thuế TTĐB như ý kiến một số nhà nhập khẩu nhưng sẽ giảm khả năng cạnh tranh của ôtô lắp ráp trong nước trong bối cảnh thuế nhập khẩu đang được cắt giảm về 0% theo các cam kết quốc tế.
Từ phân tích ưu/nhược điểm của hai phương án nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị chọn phương án 1.
Hiện tại, các nhà nhập khẩu chính thức ôtô Việt Nam chưa có bất cứ ý kiến chính thức nào về dự thảo tờ trình này của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, đại diện một nhà nhập khẩu ôtô tại Việt Nam giấu tên cho biết, nếu theo phương án mà dự thảo của Bộ Tài chính đã lựa chọn thì sẽ có khá nhiều vấn đề cần bàn thảo kỹ lại bởi cách tích thuế TTĐB mới sẽ làm tăng thêm giá xe khoảng 10-12%; trong đó, các mẫu xe nhập khẩu không phải từ khối ASEAN sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất, do sẽ phải tự chi trả những các khoản đầu tư về thương hiệu, marketing, bán hàng, dịch vụ…
Như Phúc