- Biển số
- OF-193288
- Ngày cấp bằng
- 9/5/13
- Số km
- 9,145
- Động cơ
- 481,018 Mã lực
Em thấy ô nhiễm KK lại trầm trọng hơn
khả năng 5 năm nữa vưỡn vậy10 năm vừa qua có mỗi một thứ không thay đổi, đó là cụ Tổng.
Mình đoán là nước nôi tràn trề hơnEm cũng khác nhiều so với em của 10 năm trước
Bộ GT sẽ có cách hết.Nhưng nhiều ô tô thì đường đâu ra mà đi ạ.
Nói chính xác hơn Bắc Vietnam thay đổi chóng mặt .Là người sống liên tục ở vn, em thấy thập kỷ 201x chứng kiến bộ mặt xã hội thay đổi nhiều nhất so với những thập kỷ trước đó.
Có lẽ thay đổi lớn nhất là ở phương tiện ô tô và nhà cao tầng. Em còn nhớ trước năm 2010 lượng ô tô còn ít lắm. Tắc đường chủ yếu do xe máy. Đến 2020 thì ô tô đang dần trở thành phương tiện phổ thông. Tuy nhiên xe máy vẫn là chủ đao.
Về nhà cao tầng, thập kỷ này cũng là cách mạng nhà cao tầng ở các thành phố lớn. Công nghệ xây dựng nhà cao tầng cũng thành thục. Tầm 30 tầng xây hết sức bình thường.
Thời gian gần đây bắt đầu đo. Trước đây ko đo nên chưa chắc đã tốt hơn.Em thấy ô nhiễm KK lại trầm trọng hơn
Em vẫn nhớ cái cảnh nghèo giai đoạn 1985-1995, ngày đó sao mà nghèo thế. Ba mẹ em ra trường thì xung phong lên miền núi công tác, không người thân quen, nhà tranh vách đất (tường nhà trát đất, mái lợp lá) mỗi đợt gió mùa mái lá lại bị thổi tung. Lớn một chút chuyển về thị trấn gọi là sầm uất hơn một chút thôi, nhìn bọn bạn cùng lớp ngoài phố như người nhà quê gặp người Hà Nội vậy, cứ ước ao có quần áo đẹp và được đi chơi như chúng bạn. Ngày nhỏ em học buổi sáng, chiều và tối lại đi mót dầu (dầu hoả) và mót lúa. Mót dầu bằng cách dùng giẻ thấm dầu vương vãi ở nền bách hoá rồi vắt vào cái cốc mang về, mót lúa là khi người ta gặt hết thì mình nhặt những bông thóc rơi hoặc bông thóc sót lại ngoài đồng về giã lấy gạo (vì ba mẹ em không được chia ruộng, nếu có ruộng chắc sẽ được đi gặt lúa ơn trời là vì không có ruộng nên em cũng không phải gặt lúa, không là nông dân). Giờ mà nhắc lại kỷ niệm ngày đó là mẹ em lại khóc nên em chẳng bao giờ nhắc. Lớn hơn chút nữa mẹ sắm cho một sạp hàng khô ra chợ bán, một mình em quản mấy năm trời vì ba mẹ bận đi dạy học. Mà ngày đó em cũng ham học thật, cứ mang sách vở ra vừa bán hàng vừa học vô tư lắm, dù chợ búa cũng đến 4,5 năm trời nhưng rất may là cái nết vẫn điềm đạm Lên lớp 5 em được chọn thi hsg, thi 3 vòng cấp trường, 3 vòng cấp huyện, 3 vòng cấp tỉnh, rồi lọt vào tuyển quốc gia môn toán, em vẫn nhớ Thầy giáo tới nhà gặp ba mẹ xin cho em một chiếc máy tính cầm tay nhỏ nhỏ để tính toán và một chiếc đồng hồ để căn giờ, và xin cho em lên khu tập thể trường để thầy cô kèm học. Lần đầu tiên (lớp 5) đi thi hsg quốc gia, được thầy cô đưa đi từ ngày hôm trước ở cái khách sạn gì to mà đẹp lắm, cả đêm em không ngủ được cứ đứng ngoài ban công nhìn xuống thành phố và nghĩ mỗi một câu "ngày mai em đi Biển nhớ tên em gọi về" Thế rồi cuộc sống em thay đổi từ đó, chứ nghĩ lại cảnh nghèo ngày xưa, bạn bè em thời đó chắc không ai nghèo bằng.
Giai đoạn 85-95 ký ức của em chỉ có nghèo và nghèo thôi.
Bây giờ thì em chấp tất bỏ em ở đâu em cũng sống được.
Miền nam thay đổi ít hơn hả cụ?Nói chính xác hơn Bắc Vietnam thay đổi chóng mặt .
Có lẽ sự phân hoá xã hội trầm trọng và văn hoá lâu đời của Ấn là nguyên nhân kéo lùi sự phát triển, em cũng không tưởng tượng được bao giờ mới có cuộc cách mạng thay đổi ở đất nước này.
Chắc là không thể.
VN em nghĩ bật từ mức nghèo đến trung bình thì nhanh, nhưng để lên một mức nữa thì chắc là khó.
Nghe bảo ở lại như cũ đấy cụ. Quảng ngãi lên chủ tiệm, Hà nội lên Thủ tướng.Em lại nghĩ chính ý chí vượt khó, vươn lên của người Việt thì vượt mức trung bình lại ko quá khó, nhất là cởi trói hết cỡ, ko cào bằng với các quả đấm thép, thì trí tuệ người Việt ko đến nỗi nào đâu. Em mong dàn lãnh đạo hiện nay tiếp tục ở lại, chờ thế hệ sau tây học và yêu nước lên thay, thì VN sẽ còn thay đổi tốt hơn nữa.
Cụ thớt mở bài cứ như là người duy nhất sống ở Việt Nam liên tục ấy, đọc qua mà giật cả mình
Dĩ nhiên ..Miền nam thay đổi ít hơn hả cụ?