chợ xà phìn
Chợ Xà Phìn trên cao nguyên đá đồng văn là chợ lùi, nghĩa là chợ họp luân phiên ngược lại các thứ trong tuần, ngay dưới chân bậc thang đá trước cổng nhà vua Mèo.
Ví dụ tuần này chợ họp vào chủ nhật, thì tuần sau sẽ họp vào thứ bảy, tuần tiếp theo sẽ họp vào thứ sáu, tuần sau nữa sẽ họp vào thứ 5...
Đường xuống thung lũng Xà Phìn, nơi Vua Mèo Vương Chí Sình, chọn xây dinh thự bằng đá hoành tráng nhất vùng núi phía Bắc. Theo các chuyên gia phong thủy, thì đây là khu vực hội tụ đầy đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hoà"...
Xung quanh nhà họ Vương, bốn bề là núi đá, đá tai mèo nhấp nhổm chồng lên nhau hoang sơ và hùng vĩ. Cả thung lũng chỉ có vài chục nóc nhà của người Mông, nằm khiêm nhường bên những gốc cây Sao Mộc cổ thụ. Dường như ở miền cao nguyên đá khát cháy này, chỉ có loài Sao Mộc mới có thể trường tồn.Trên đường xuống chợ Xà Phìn những người phụ nữ Mông, trên lưng ai cũng mang chiếc quẩy tấu nặng trĩu. Đó là toàn bộ số lương thực, thực phẩm mà họ mua về để dùng cả tuần. Nhà ở lưng chừng núi, có khi họ đi mất cả ngày đường.
những người con gái H' Mông, diện trên mình váy áo sặc sỡ đủ các màu, óng ánh kim tuyến, cũng đang rảo bước thật nhanh xuống chợ. Họ không đi mua hay bán... mà đi tìm những chàng trai đương tuổi "cặp kè" để kết bạn.Còn những chàng trai, không chỉ đi chợ để tìm bạn, mà còn để thưởng thức một món ăn hấp dẫn với họ đó là... kem. Ở chợ Xà Phìn, anh hàng kem này gây được sự chú ý của nhiều người nhất. Trẻ con, thanh niên trai tráng và người già, xúm đen xúm đỏ quanh anh... cho đến hết buổi chợ. Giá mỗi que kem năm trăm đồng, xem ra cũng chẳng đắt đỏ gì.Đối với người vùng cao, đi chợ phiên là hoạt động không thể thiếu, trong sinh hoạt của gia đình họ. Ngày chợ, bà con thường kiếm nhiều cớ, để có mặt ở chợ, trẻ con thì ngoan ngoãn ngồi một chỗ, đợi cha mẹ mua sắm hàng hoá, những đồ dùng thiết yếu trong gia đình mình đủ dùng trong vòng một tuần.Chợ Xà Phìn, cũng như nhiều phiên chợ khác như chợ Phố Cáo, Phố Bảng, Phố Là... đều không thể thiếu những người phụ nữ Mông bán dược liệu chữa "bách bệnh" như thế này. Ngày xưa, người dân vùng cao quan niệm về bệnh tật rất đơn giản. Nếu đau bụng, họ chỉ tin vào thầy cúng, lá thuốc và bùa chú... Nhưng bây giờ, hiện tượng đó đã giảm đi nhiều nhờ làm tốt công tác tuyên truyền... Song tại những chợ phiên, những sạp hàng thơm nức mùi thuốc này vẫn thu hút được nhiều sự chú ý của bà con...Cây Dổi, ai sống ở vùng cao, hoặc từng có dịp đi qua nơi này, hẳn đều biết đến hương vị của hạt Dổi. "chén" những món ăn, chấm bằng muối chanh và hạt Dổi, ngon tuyệt... Nhưng ở chợ Xà Phìn, cây Dổi còn là nguyên liệu để làm thành cái chổi quét nhà của người vùng cao...Dãy hàng hương trầm và vàng mã, cũng là một trong những mặt hàng thu hút được nhiều sự quan tâm của người đi chợ.
Có một điều rất đỗi bình thường với người Mông, đó là cái gì họ cũng địu trên lưng, kể cả... xxx… để tăng gia sản xuất.Trên đường lên cao nguyên đá Đồng Văn, những cây gạo già đứng hiên ngang trên lưng núi đang nở đỏ rực một góc trời...